Phạm Tố Thư
Đồng hành cùng đồng bào quốc nội - tổng biểu tình ngày 1 Tháng 5 - nhằm bảo vệ môi trường tại miền Trung Việt Nam trước hiện tượng cá chết hàng loạt do công ty Formosa Vũng Áng gây ra trong thời gian qua, một số đồng hương cùng với đảng viên Việt Tân tham dự cuộc biểu tình chớp nhoáng tại công ty Nan ya Plastics Corporation U.S.A, một hãng con của hãng Formosa nằm trên vùng South 59 với FM 102 thành phố Wharton (cách Houston khoảng gần một giờ lái xe) vào chiều ngày 30 tháng 4 vừa qua.
Mặc dù trong mấy ngày qua, thành phố Houston chìm đắm trong những cơn mưa rất lớn, ngập lụt khắp nơi, thậm chí nơi công ty con của Formosa đặt văn phòng cũng đang bị ngập lụt, di chuyển khó khăn, nhưng một số đồng hương đã cùng anh em đảng viên Việt Tân đến tận công ty con của Formosa bày tỏ sự phản đối.
Ông Phạm Tố Thư, đại diện đảng Việt Tân tại Miền Trung Nam Hoa Kỷ đã gặp người đại diện bộ phận an ninh của công ty Nan Ya Plastics, chuyển lá thư yêu cầu công ty Formosa phải cấp thời bồi thường những thiệt hại của ngư dân và chấm dứt việc xả thải chất độc xuống biển.
Ông Phạm Tố Thư đã chia xẻ với người phụ trách an ninh như sau: “Qua thông tin, công ty Formosa tại Việt Nam đã thải những chất độc ra biển và tính đến hôm nay, có hàng triệu con cá chết tràn ngập các khu biển! Nhưng Công Ty Formosa đã im lặng, không lên tiếng. Trong khi cá không chỉ là nhu cầu sống hàng ngày mà còn tố chất quan trọng sản xuất các loại nước chấm, như nươc mắm ngon ra khắp nơi trên thế giới. Sự ô nhiễm này ảnh hưởng nghiêm trọng đền toàn thể người dân. Chúng tôi yêu cầu ông chuyển đến ban lãnh đạo Công Ty Formosa phải bồi thường ngay cho những thiệt hại cho người dân Việt Nam và chấm dứt tức khắc việc thải chất độc qua những ống thải đặt phi pháp dưới biển sâu.
Sau khi nghe trình bày, người phụ trách bộ phận an ninh công ty Nan ya Plastics Corporation hứa sẽ truyền lại nội dung phản đối đến Ban giảm đốc công ty để chuyển về cho ban lãnh đạo công ty Formosa tại Đài Loan.
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016
41 năm nhìn lại ngày 30 tháng 4
Chân Trời Mới Media phỏng vấn ông Lý Thái Hùng
Chân Trời Mới Media (Thanh Thảo): Cứ đến ngày 30 tháng 4 hàng năm, các sinh hoạt liên quan đến biến cố này đã được tổ chức tùy theo góc nhìn của mỗi phía, mỗi bên. Đối với chế độ Hà Nội, những phô trương chiến thắng miền Nam vào dịp 30 tháng 4 đã mất dần ý nghĩa và trở thành một sự trơ trẽn trong lòng người dân khi đất nước ngày một thảm hại. Đối với người dân cả hai niềm Nam và Bắc, hơn bao giờ hết sự tôn vinh giá trị nhân bản của chính quyền miền Nam trong 20 năm tồn tại ngắn ngủi giờ lại trở thành một khát vọng chung hiện nay. Trong khi đó cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, dù 30 tháng 4 đã trải qua 41 năm dài, nhưng ngọn lửa quốc hận vẫn tiếp tục cháy sáng trên con đường tranh đấu cho một Việt Nam thật sự tự do dân chủ.
Trong ý nghĩa đó, chúng tôi xin mời quý thính giả theo dõi phần chia xẻ của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về biến cố ngày 30 tháng 4, trong chương trình hôm nay.
Thanh Thảo: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Trước hết, theo ông thì biến cố ngày 30 tháng 4 mang những dấu ấn gì đặc biệt sau 41 năm nhìn lại thưa ông?
Lý Thái Hùng: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày mở đầu một trang sử đen tối nhất của dân tộc Việt Nam, dù đảng CSVN luôn luôn huênh hoang là họ có công thống nhất hai miền Nam Bắc.
Cái giá thống nhất đó, dân tộc Việt Nam đã không chỉ trả bằng xương máu trong 20 năm chiến tranh từ năm 1954 cho đến năm 1975, cũng như 10 năm xây dựng Liên bang Đông Dương (1976-1986) của lãnh đạo Hà Nội, mà còn là sự tủi nhục trước một đất nước ngày càng tụt hậu so với thế giới chung quanh.
Đã 41 năm trôi qua, từ ngày 30 tháng 4 đen đó, những người Việt Nam còn một chút lương tri không bao giờ quên được những tội ác của lãnh đạo CSVN đã mang đến cho dân tộc. Những tội ác đó không chỉ là tàn phá đất nước, giết hại người vô tội mà quan trọng hơn là sự hủy diệt văn hóa, truyền thống dân tộc, lòng nhân bản, sự tự tế của con người để khống chế tất cả trong khuôn mẫu Mác – Lênin.
Nhưng chính CSVN cũng đã thất bại hoàn toàn trong tham vọng khống chế đó, và ngày nay họ biến thành một tập đoàn Mafia đỏ chia chác nhau quyền lực để tìm cách sinh tồn như một cái bướu hoại sinh trên thân thể còm cõi của mẹ Việt Nam.
Sự thất bại này một phần là do sự ngu dốt và ngạo mạn của lãnh đạo CSVN; nhưng phần lớn đến từ sự kiên trì đấu tranh của dân tộc Việt Nam, đã biến từ Quốc Hận 30 tháng 4 thành tinh thần Quốc Kháng để chống lại mọi áp bức của chế độ.
Do đó, 41 năm nhìn lại biến cố ngày 30 tháng 4, có 3 dấu ấn đáng chú ý.
Dấu ấn đầu tiên là chưa bao giờ lãnh đạo CSVN lo sợ sự sụp đổ như lúc này. Họ đang lo sợ sự bùng vỡ từ bên trong nội bộ khi sự đấu đá, tranh giành quyền lực đang ở vào đỉnh điểm của những xung đột.
Dấu ấn thứ hai là những nan đề xã hội bắt đầu phát tác rộng ở nhiều lãnh vực, có nguy cơ trở thành ngòi nổ đe dọa sự tồn vong của chế độ mà vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung là một thí dụ điển hình. Tuy chưa có hiện tượng đổ lỗi lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, nhưng sự đồn đẩy, tránh né tìm hiểu sự thật để ngăn chặn thảm họa lan truyền, né tránh giải quyết các yêu sách của người dân..., sớm muộn gì các cơ quan nhà nước sẽ bỏ chạy đầu tiên khi phong trào khiếu kiện lan rộng trên toàn quốc.
Dấu ấn thứ ba là tinh thần Quốc Kháng ngày một lớn mạnh và lan tỏa rộng trong nhiều thành phần quần chúng, đặc biệt là giới trẻ. Vấn đề còn lại lúc nào sẽ là “giọt nước tràn ly” để mọi nỗ lực đấu tranh trong 41 năm kết tinh thành ngọn sóng thần.
Nói tóm lại, hơn lúc nào hết tôi tin tưởng là đất nước và dân tộc Việt Nam đang chuẩn bị đi vào một vận hội mới trong tương lai rất gần. Chế độ CSVN đang đi vào giai đoạn cáo chung.
Thanh Thảo: Nếu 30 tháng 4 là ngày Quốc Kháng, thì theo ông, tinh thần Quốc Kháng đó đã được thể hiện ra sao?
Lý Thái Hùng: Ngay sau ngày 30 tháng 4, nhiều người đã không chấp nhận lệnh đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, vẫn tiếp tục chiến đấu. Tuy đứng lên đấu tranh bằng hai bàn tay trắng, không có súng đạn hay viện trợ quốc tế, nhưng những con người can đảm đó đã tin tưởng vào lẽ tất thắng của dân tộc nên mới xây dựng tiềm lực đấu tranh, trong lúc nhiều người buông xuôi bỏ chạy.
Chính những con người can đảm đó đã hun đúc tinh thần Quốc Kháng, tạo ra phong trào kháng chiến vào đầu thập niên 80. Sự ra đời của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam dẫn đến buổi lễ công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị trong vùng biên giới Thái Lào mùa Xuân năm 1982, đã như lời hiệu triệu của tinh thần Lam Sơn quật khởi của Tổ Tiên năm xưa.
Dấu ấn rõ nhất của tinh thần Quốc Kháng này chính là sự hăng hái tham gia ủng hộ của đồng bào tỵ nạn cộng sản vào đầu thập niên 80 từ khắp nơi trên thế giới, cũng như sự hy sinh cao độ của những người hải ngoại trở về nước đấu tranh, thể hiện chí quật cường của cha ông trong bối cảnh cả nước bị bức màn tre độc tài che kín, với hàng trăm ngàn quân cán chính quân lực VNCH bị giam cầm trong các trại tập trung.
Từ tinh thần quật khởi đó, công cuộc Quốc Kháng đã diễn ra qua bốn thời kỳ đáng chú ý:
Thời kỳ thứ nhất bắt đầu từ năm 1975 đến năm 1982 là giai đoạn cam go nhất khi gọng kìm độc tài xiết chặt kiểm soát trên cả nước. Sống trong bối cảnh vừa bị trấn áp, vừa mất niềm tin, khiến cho nhiều người thụ động, không dám nghĩ đến phản kháng. Đây là thời kỳ kết nối rất cam go giữa những người có chí hướng để dựng lại thế trận.
Thời kỳ thứ hai từ năm 1983 đến năm 1990 là giai đoạn xây dựng sự liên kết giữa những người yêu nước ở trong và ngoài nước để nuôi dưỡng phong trào đấu tranh tại Việt Nam. Rất nhiều người đã hy sinh trong thời kỳ này vì những bố ráp của lực lượng công an, vì chướng khí của núi rừng. Dù vậy đây là giai đoạn khởi sắc nhất của tinh thần kháng chiến, làm bừng dậy ý chí chiến đấu của nhiều người.
Thời kỳ thứ ba từ năm 1991 đến năm 2005 là giai đoạn khai thác các chuyển biến tại Đông Âu và sự sụp đổ của phong trào Cộng sản Quốc Tế để mở rộng thế trận đấu tranh dưới hình thức của những phong trào giành tự do dân chủ cho Việt Nam. Phong trào đã mở rộng đến những người từng ở trong hàng ngũ của chế độ, nhưng bất mãn và muốn đất nước thay đổi sang thể chế tự do dân chủ đa đảng.
Thời kỳ thứ tư từ năm 2006 đến năm 2016 là giai đoạn phát triển đa dạng của công cuộc Quốc Kháng và tạo những sức ép đáng kể lên chế độ Hà Nội. Từ những đấu tranh đơn lẻ của từng cá nhân, từng nhóm của những thời kỳ trước, sự kết hợp của 113 nhà dân chủ với sự xuất hiện của Khối 8406 vào tháng 4 năm 2006 đã đánh dấu một bước ngoặc mới của phong trào dân chủ với những đấu tranh công khai trong lòng chế độ. Cùng lúc sự phát triển đa dạng của mạng xã hội đã thu hút sự tham gia của giới trẻ, với sự ra đời nhiều tổ chức xã hội dân sự. Đây là những nền tảng căn bản giúp cho phong trào dân chủ lớn mạnh mà CSVN không còn có thể trù dập hay khống chế.
Nói tóm lại, từ những giai đoạn đầu đấu tranh thiếu thốn và chịu đựng nhiều đàn áp dã man, công cuộc Quốc Kháng đã từng bước đi lên nhờ vào những hy sinh xương máu của thế hệ đi trước và tấm lòng yêu nước can đảm của đồng bào khắp nơi.
Thanh Thảo: Trong lúc công cuộc Quốc Kháng diễn ra theo như ông phân tích thì nhìn về phía chế độ Hà Nội, họ đã đối diện với những nan đề gì mà không thể đưa đất nước phát triển, lại còn ngày một thêm lụn bại thưa ông?
Lý Thái Hùng: Sau khi chiếm miền Nam Việt Nam, phải nói là CSVN có một vị trí đặc biệt và có nhiều thuận lợi để hàn gắn vết thương chiến tranh, cũng như đẩy mạnh công cuộc phục hồi sinh lực dân tộc. Nhưng lãnh đạo CSVN đã không làm như vậy, họ bất chấp trình độ tụt hậu của đất nước, đưa ra những kế hoạch hoang tưởng để “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa”.
Chính vì những tham vọng ngông cuồng nói trên, họ đã không chỉ tiếp tục phá hoại đất nước vốn bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh mà còn hủy hoại mọi tiềm lực của dân tộc; nên dù Hà Nội có tung ra những chính sách cải sửa dưới mỹ từ “đổi mới” trong suốt 30 năm vừa qua, đất nước Việt Nam vẫn không thể ngóc đầu lên nổi.
Điểm đáng nói là họ đã không dám sử dụng những người có khả năng để hoạch định đường lối phát triển phù hợp với thời đại, mà chỉ dùng những thành phần giỏi xu nịnh, thiếu khả năng khiến cho hầu hết các dự án phát triển đều thất bại, phung phí tài sản, tài nguyên quốc gia lên đến hàng chục tỷ Mỹ Kim.
Những trường hợp phá sản của Vinalines, Vinashin và mới đây nhất, vụ nhà máy gang thép Formosa của Đài Loan đầu tư, đã xả hàng trăm ngàn mét khối nước thải độc hại ra biển, giết chết hàng trăm tấn cá và hải sản tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, đang tạo ra một thảm cảnh kinh hoàng chưa hề xảy ra trên đất nước Việt Nam.
Cho nên nan đề mà lãnh đạo CSVN đối diện không gì khác hơn chính là sự say mê quyền lực độc tôn nhưng lại không có khả năng điều hành quốc gia, nên đã không thể làm cho đất nước phát triển.
Họ có rất nhiều cơ hội để đưa đất nước phát triển như thời điểm chấm dứt chiến tranh vào năm 1975, thời điểm khối Cộng sản Quốc tế tan rã năm 1990, thời điểm bang giao với Hoa Kỳ và gia nhập WTO vào năm 2005, hay mới đây nhất là thời điểm sửa đổi hiến pháp 2013.
Thay vì coi đây là cơ hội để kiến tạo một xã hội công bằng và dân chủ, lãnh đạo CSVN lại càng củng cố quyền lực độc tôn, gia tăng đàn áp và khống chế những ai đứng lên kêu gọi thay đổi.
Nói tóm lại, chính não trạng sợ mất quyền lực độc tôn của lãnh đạo Hà Nội đang là nan đề chính đã ngăn cản những cơ hội phát triển của đất nước chúng ta trong 4 thập niên vừa qua.
Thanh Thảo: Viễn cảnh công cuộc Quốc Kháng trong thời gian vài ba năm trước mặt, theo ông sẽ diễn ra như thế nào?
Lý Thái Hùng: Chúng ta đang sống trong thế giới có 3 xu hướng thay đổi lớn mà người ta dự kiến sẽ kéo dài đến hết thế kỷ 21.
Thứ nhất là truyền thông mạng xã hội sẽ chi phối toàn bộ đời sống con người, phá vỡ mọi bưng bít, nâng cao giá trị con người và góp phần thiết lập một xã hội lấy nhân văn làm trọng tâm phục vụ.
Thứ hai là làn sóng dân chủ hóa đã và đang quét sạch những chế độc tài toàn trị. Độc tài quân phiệt Miến đã chấm dứt từ năm 2010 và được thay thế bởi chế độ dân chủ vào năm 2016. Sự chấm dứt chế độ toàn trị tại Việt Nam và Trung Quốc đang ở trước mặt.
Thứ ba là sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự toàn cầu đang mở rộng thành một thế lực mới để vừa giám sát, tạo áp lực lên chính phủ, vừa đưa ra những thay đổi phù hợp với nguyện vọng công chúng.
40 năm trước, nỗ lực Quốc Kháng của chúng ta không có những thuận lợi to lớn này. Vì thế, nhìn về tương lai, chúng ta có rất nhiều cơ hội để tin tưởng rằng công cuộc chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ tại Việt Nam không còn bao lâu nữa.
Sự kiện cá chết hàng loạt vì nhiễm độc tố cực mạnh, ai cũng thấy rõ thủ phạm không ai khác hơn là công ty Formosa; nhưng lãnh đạo CSVN đã đưa ra nhiều lý giải mơ hồ, cố tình che giấu tội phạm của công ty Formosa. Điều này cho thấy là do sự ngoan cố và say mê quyền lực độc tôn, lãnh đạo CSVN đang khiêu khích sự căm phẫn của người dân Việt Nam.
Lý do là việc cá bị ngộ độc không chỉ ảnh hưởng đến đời sống bà con ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung, mà nó còn gây ra những hậu quả tai hại khôn lường đến sức khoẻ và đời sống của đồng bào cả nước vì những hải sản bị ô nhiễm này.
Hiện nay nhiều ngư dân tại Quảng Bình, Hà Tĩnh đã tự động biểu tình phản đối. Ngày chủ nhật 1 tháng 5, các cuộc biểu tình khác sẽ lần lượt nổ ra tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn ... và chắc chắn sẽ còn lan rộng thêm nhiều tỉnh thành khác.
Chúng ta không thể tiếp tục thờ ơ và im lặng nữa. Lần này vụ cá ngộ độc đang trực tiếp đe dọa môi sinh và đời sống của chính chúng ta, nếu không tranh đấu thì nhà máy Formosa sẽ tiếp tục xả thải chất độc. Để bảo vệ đời sống của chính chúng ta và nhiều thế hệ tiếp nối, để bảo vệ hải sản và môi trường trong sạch, chúng ta phải tích cực tham gia cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 tới đây và những cuộc đấu tranh khác để đòi CSVN phải đóng cửa nhà máy Formosa, chấm dứt tình trạng cai trị độc tài, và tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân.
Nói tóm lại, chưa bao giờ vào lúc này công cuộc Quốc Kháng đang có nhiều thuận lợi cho lực lượng dân tộc để cùng nhau đứng lên tạo sự thay đổi lịch sử nhân đánh dấu 41 năm nhìn lại biến cố 30 tháng 4.
Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.
Chân Trời Mới Media (Thanh Thảo): Cứ đến ngày 30 tháng 4 hàng năm, các sinh hoạt liên quan đến biến cố này đã được tổ chức tùy theo góc nhìn của mỗi phía, mỗi bên. Đối với chế độ Hà Nội, những phô trương chiến thắng miền Nam vào dịp 30 tháng 4 đã mất dần ý nghĩa và trở thành một sự trơ trẽn trong lòng người dân khi đất nước ngày một thảm hại. Đối với người dân cả hai niềm Nam và Bắc, hơn bao giờ hết sự tôn vinh giá trị nhân bản của chính quyền miền Nam trong 20 năm tồn tại ngắn ngủi giờ lại trở thành một khát vọng chung hiện nay. Trong khi đó cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, dù 30 tháng 4 đã trải qua 41 năm dài, nhưng ngọn lửa quốc hận vẫn tiếp tục cháy sáng trên con đường tranh đấu cho một Việt Nam thật sự tự do dân chủ.
Trong ý nghĩa đó, chúng tôi xin mời quý thính giả theo dõi phần chia xẻ của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về biến cố ngày 30 tháng 4, trong chương trình hôm nay.
Thanh Thảo: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Trước hết, theo ông thì biến cố ngày 30 tháng 4 mang những dấu ấn gì đặc biệt sau 41 năm nhìn lại thưa ông?
Lý Thái Hùng: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày mở đầu một trang sử đen tối nhất của dân tộc Việt Nam, dù đảng CSVN luôn luôn huênh hoang là họ có công thống nhất hai miền Nam Bắc.
Cái giá thống nhất đó, dân tộc Việt Nam đã không chỉ trả bằng xương máu trong 20 năm chiến tranh từ năm 1954 cho đến năm 1975, cũng như 10 năm xây dựng Liên bang Đông Dương (1976-1986) của lãnh đạo Hà Nội, mà còn là sự tủi nhục trước một đất nước ngày càng tụt hậu so với thế giới chung quanh.
Đã 41 năm trôi qua, từ ngày 30 tháng 4 đen đó, những người Việt Nam còn một chút lương tri không bao giờ quên được những tội ác của lãnh đạo CSVN đã mang đến cho dân tộc. Những tội ác đó không chỉ là tàn phá đất nước, giết hại người vô tội mà quan trọng hơn là sự hủy diệt văn hóa, truyền thống dân tộc, lòng nhân bản, sự tự tế của con người để khống chế tất cả trong khuôn mẫu Mác – Lênin.
Nhưng chính CSVN cũng đã thất bại hoàn toàn trong tham vọng khống chế đó, và ngày nay họ biến thành một tập đoàn Mafia đỏ chia chác nhau quyền lực để tìm cách sinh tồn như một cái bướu hoại sinh trên thân thể còm cõi của mẹ Việt Nam.
Sự thất bại này một phần là do sự ngu dốt và ngạo mạn của lãnh đạo CSVN; nhưng phần lớn đến từ sự kiên trì đấu tranh của dân tộc Việt Nam, đã biến từ Quốc Hận 30 tháng 4 thành tinh thần Quốc Kháng để chống lại mọi áp bức của chế độ.
Do đó, 41 năm nhìn lại biến cố ngày 30 tháng 4, có 3 dấu ấn đáng chú ý.
Dấu ấn đầu tiên là chưa bao giờ lãnh đạo CSVN lo sợ sự sụp đổ như lúc này. Họ đang lo sợ sự bùng vỡ từ bên trong nội bộ khi sự đấu đá, tranh giành quyền lực đang ở vào đỉnh điểm của những xung đột.
Vụ cá chêt hàng loạt tại miền Trung đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ nơi người dân khắp nơi. |
Dấu ấn thứ ba là tinh thần Quốc Kháng ngày một lớn mạnh và lan tỏa rộng trong nhiều thành phần quần chúng, đặc biệt là giới trẻ. Vấn đề còn lại lúc nào sẽ là “giọt nước tràn ly” để mọi nỗ lực đấu tranh trong 41 năm kết tinh thành ngọn sóng thần.
Nói tóm lại, hơn lúc nào hết tôi tin tưởng là đất nước và dân tộc Việt Nam đang chuẩn bị đi vào một vận hội mới trong tương lai rất gần. Chế độ CSVN đang đi vào giai đoạn cáo chung.
Thanh Thảo: Nếu 30 tháng 4 là ngày Quốc Kháng, thì theo ông, tinh thần Quốc Kháng đó đã được thể hiện ra sao?
Lý Thái Hùng: Ngay sau ngày 30 tháng 4, nhiều người đã không chấp nhận lệnh đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, vẫn tiếp tục chiến đấu. Tuy đứng lên đấu tranh bằng hai bàn tay trắng, không có súng đạn hay viện trợ quốc tế, nhưng những con người can đảm đó đã tin tưởng vào lẽ tất thắng của dân tộc nên mới xây dựng tiềm lực đấu tranh, trong lúc nhiều người buông xuôi bỏ chạy.
Chính những con người can đảm đó đã hun đúc tinh thần Quốc Kháng, tạo ra phong trào kháng chiến vào đầu thập niên 80. Sự ra đời của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam dẫn đến buổi lễ công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị trong vùng biên giới Thái Lào mùa Xuân năm 1982, đã như lời hiệu triệu của tinh thần Lam Sơn quật khởi của Tổ Tiên năm xưa.
Đại hội Chính nghĩa tổ chức tại thành phố Garden Grove, Nam California, Hoa Kỳ ngày 16-4-1983 |
Từ tinh thần quật khởi đó, công cuộc Quốc Kháng đã diễn ra qua bốn thời kỳ đáng chú ý:
Thời kỳ thứ nhất bắt đầu từ năm 1975 đến năm 1982 là giai đoạn cam go nhất khi gọng kìm độc tài xiết chặt kiểm soát trên cả nước. Sống trong bối cảnh vừa bị trấn áp, vừa mất niềm tin, khiến cho nhiều người thụ động, không dám nghĩ đến phản kháng. Đây là thời kỳ kết nối rất cam go giữa những người có chí hướng để dựng lại thế trận.
Thời kỳ thứ hai từ năm 1983 đến năm 1990 là giai đoạn xây dựng sự liên kết giữa những người yêu nước ở trong và ngoài nước để nuôi dưỡng phong trào đấu tranh tại Việt Nam. Rất nhiều người đã hy sinh trong thời kỳ này vì những bố ráp của lực lượng công an, vì chướng khí của núi rừng. Dù vậy đây là giai đoạn khởi sắc nhất của tinh thần kháng chiến, làm bừng dậy ý chí chiến đấu của nhiều người.
Thời kỳ thứ ba từ năm 1991 đến năm 2005 là giai đoạn khai thác các chuyển biến tại Đông Âu và sự sụp đổ của phong trào Cộng sản Quốc Tế để mở rộng thế trận đấu tranh dưới hình thức của những phong trào giành tự do dân chủ cho Việt Nam. Phong trào đã mở rộng đến những người từng ở trong hàng ngũ của chế độ, nhưng bất mãn và muốn đất nước thay đổi sang thể chế tự do dân chủ đa đảng.
Thời kỳ thứ tư từ năm 2006 đến năm 2016 là giai đoạn phát triển đa dạng của công cuộc Quốc Kháng và tạo những sức ép đáng kể lên chế độ Hà Nội. Từ những đấu tranh đơn lẻ của từng cá nhân, từng nhóm của những thời kỳ trước, sự kết hợp của 113 nhà dân chủ với sự xuất hiện của Khối 8406 vào tháng 4 năm 2006 đã đánh dấu một bước ngoặc mới của phong trào dân chủ với những đấu tranh công khai trong lòng chế độ. Cùng lúc sự phát triển đa dạng của mạng xã hội đã thu hút sự tham gia của giới trẻ, với sự ra đời nhiều tổ chức xã hội dân sự. Đây là những nền tảng căn bản giúp cho phong trào dân chủ lớn mạnh mà CSVN không còn có thể trù dập hay khống chế.
Biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội năm 2012. |
Thanh Thảo: Trong lúc công cuộc Quốc Kháng diễn ra theo như ông phân tích thì nhìn về phía chế độ Hà Nội, họ đã đối diện với những nan đề gì mà không thể đưa đất nước phát triển, lại còn ngày một thêm lụn bại thưa ông?
Lý Thái Hùng: Sau khi chiếm miền Nam Việt Nam, phải nói là CSVN có một vị trí đặc biệt và có nhiều thuận lợi để hàn gắn vết thương chiến tranh, cũng như đẩy mạnh công cuộc phục hồi sinh lực dân tộc. Nhưng lãnh đạo CSVN đã không làm như vậy, họ bất chấp trình độ tụt hậu của đất nước, đưa ra những kế hoạch hoang tưởng để “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa”.
Chính vì những tham vọng ngông cuồng nói trên, họ đã không chỉ tiếp tục phá hoại đất nước vốn bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh mà còn hủy hoại mọi tiềm lực của dân tộc; nên dù Hà Nội có tung ra những chính sách cải sửa dưới mỹ từ “đổi mới” trong suốt 30 năm vừa qua, đất nước Việt Nam vẫn không thể ngóc đầu lên nổi.
Điểm đáng nói là họ đã không dám sử dụng những người có khả năng để hoạch định đường lối phát triển phù hợp với thời đại, mà chỉ dùng những thành phần giỏi xu nịnh, thiếu khả năng khiến cho hầu hết các dự án phát triển đều thất bại, phung phí tài sản, tài nguyên quốc gia lên đến hàng chục tỷ Mỹ Kim.
Những trường hợp phá sản của Vinalines, Vinashin và mới đây nhất, vụ nhà máy gang thép Formosa của Đài Loan đầu tư, đã xả hàng trăm ngàn mét khối nước thải độc hại ra biển, giết chết hàng trăm tấn cá và hải sản tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, đang tạo ra một thảm cảnh kinh hoàng chưa hề xảy ra trên đất nước Việt Nam.
Cho nên nan đề mà lãnh đạo CSVN đối diện không gì khác hơn chính là sự say mê quyền lực độc tôn nhưng lại không có khả năng điều hành quốc gia, nên đã không thể làm cho đất nước phát triển.
Họ có rất nhiều cơ hội để đưa đất nước phát triển như thời điểm chấm dứt chiến tranh vào năm 1975, thời điểm khối Cộng sản Quốc tế tan rã năm 1990, thời điểm bang giao với Hoa Kỳ và gia nhập WTO vào năm 2005, hay mới đây nhất là thời điểm sửa đổi hiến pháp 2013.
Thay vì coi đây là cơ hội để kiến tạo một xã hội công bằng và dân chủ, lãnh đạo CSVN lại càng củng cố quyền lực độc tôn, gia tăng đàn áp và khống chế những ai đứng lên kêu gọi thay đổi.
Nói tóm lại, chính não trạng sợ mất quyền lực độc tôn của lãnh đạo Hà Nội đang là nan đề chính đã ngăn cản những cơ hội phát triển của đất nước chúng ta trong 4 thập niên vừa qua.
Thanh Thảo: Viễn cảnh công cuộc Quốc Kháng trong thời gian vài ba năm trước mặt, theo ông sẽ diễn ra như thế nào?
Lý Thái Hùng: Chúng ta đang sống trong thế giới có 3 xu hướng thay đổi lớn mà người ta dự kiến sẽ kéo dài đến hết thế kỷ 21.
Thứ nhất là truyền thông mạng xã hội sẽ chi phối toàn bộ đời sống con người, phá vỡ mọi bưng bít, nâng cao giá trị con người và góp phần thiết lập một xã hội lấy nhân văn làm trọng tâm phục vụ.
Bà Aung San Suu Kyi và Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) vận động bầu cử. Ảnh: AFP — Getty Images. |
Thứ ba là sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự toàn cầu đang mở rộng thành một thế lực mới để vừa giám sát, tạo áp lực lên chính phủ, vừa đưa ra những thay đổi phù hợp với nguyện vọng công chúng.
40 năm trước, nỗ lực Quốc Kháng của chúng ta không có những thuận lợi to lớn này. Vì thế, nhìn về tương lai, chúng ta có rất nhiều cơ hội để tin tưởng rằng công cuộc chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ tại Việt Nam không còn bao lâu nữa.
Sự kiện cá chết hàng loạt vì nhiễm độc tố cực mạnh, ai cũng thấy rõ thủ phạm không ai khác hơn là công ty Formosa; nhưng lãnh đạo CSVN đã đưa ra nhiều lý giải mơ hồ, cố tình che giấu tội phạm của công ty Formosa. Điều này cho thấy là do sự ngoan cố và say mê quyền lực độc tôn, lãnh đạo CSVN đang khiêu khích sự căm phẫn của người dân Việt Nam.
Lý do là việc cá bị ngộ độc không chỉ ảnh hưởng đến đời sống bà con ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung, mà nó còn gây ra những hậu quả tai hại khôn lường đến sức khoẻ và đời sống của đồng bào cả nước vì những hải sản bị ô nhiễm này.
Hiện nay nhiều ngư dân tại Quảng Bình, Hà Tĩnh đã tự động biểu tình phản đối. Ngày chủ nhật 1 tháng 5, các cuộc biểu tình khác sẽ lần lượt nổ ra tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn ... và chắc chắn sẽ còn lan rộng thêm nhiều tỉnh thành khác.
Người dân biểu tình phản đối Formosa tại Quảng Bình ngày 29-4-2016. |
Nói tóm lại, chưa bao giờ vào lúc này công cuộc Quốc Kháng đang có nhiều thuận lợi cho lực lượng dân tộc để cùng nhau đứng lên tạo sự thay đổi lịch sử nhân đánh dấu 41 năm nhìn lại biến cố 30 tháng 4.
Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.
Hãy đòi cho được những gì của người dân và đất nước
Đỗ Hoàng Điềm
Thưa các bạn,
Hiện tượng cá chết hàng loạt chưa từng thấy tại miền Trung là một tai họa cho dân tộc ta. Biết đến bao giờ mọi người mới có thể an tâm ăn cá tôm hay dùng nước mắm sản xuất tại Việt Nam? Biết đến bao giờ mọi người mới dám cho con em mình tắm biển hay du khách mới dám quay trở lại vùng biển Việt Nam? Đây thật sự là một tai họa chưa từng thấy tại đất nước ta.
Chính Chu Xuân Phàm, đại diện nhà máy Formosa Hà Tĩnh, đã thú nhận “thải nước độc sẽ ảnh hưởng đến môi trường…(nhưng) quý vị muốn cá hay muốn thép? Quý vị phải chọn. Nếu muốn cả hai thì tôi sẽ bảo quý vị rằng không thể được.”
Chính Bộ Trưởng Tài Nguyên – Môi Trường Trần Hồng Hà đã phải nhìn nhận “với pháp luật Việt Nam, hệ thống ống xả thải ngầm (của Formosa) là điều sai quy định” và công ty Formosa sẽ phải tháo gỡ những ống thải chất độc ra khỏi lòng biển.
Giờ đây chúng ta đã thấy rõ chính công ty Formosa và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước tai họa to lớn chưa từng thấy này. Đây là lúc dân tự lo cho dân bằng cách tranh đấu để bảo vệ cuộc sống và tương lai của bà con ven biển miền Trung, tranh đấu để bảo vệ quyền lợi của đất nước.
Hãy cùng nhau đòi Bộ Trưởng Tài Nguyên – Môi Trường Trần Hồng Hà phải từ chức vì đã không làm tròn nhiệm vụ, không xứng đáng với chức vụ đang nhận lãnh.
Hãy cùng nhau đòi công ty Formosa và chính quyền CSVN phải bồi thường tất cả những thiệt hại vô cùng to lớn đã gây ra cho đồng bào tại các vùng bị ảnh hưởng.
Công ty Formosa phải nhận trách nhiệm trước tai họa do họ gây ra. Nhà nước CSVN phải nhận trách nhiệm trước những sai lầm của họ.
Chúng ta đòi cho bằng được những gì của người dân và đất nước.
Đỗ Hoàng Điềm
Chủ Tịch Đảng Việt Tân
30-4: Ai thắng Ai?
Văn Chu
41 năm đã qua kể từ ngày có hàng triệu người vui, và hàng triệu người buồn năm 75 ấy. Và có cả bao nhiêu người vui nhưng niềm vui chợt tắt trong ngỡ ngàng, rồi bật khóc, khi vào tiếp cận với bên thua cuộc để rồi mới khám phá ra mình đã bị lừa suốt bao năm tháng, đem xương máu, mồ hôi hăng say tưởng đi giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt, nào ngờ lại thấy rằng thực ra mình mới là bên cần được giải phóng.
Để tiếp tục ru ngủ níu giữ tinh thần dân bên thắng cuộc, Đảng CSVN lúc đó đã nhồi vào đầu quần chúng luận điệu rằng những phồn vinh trong Nam là những phồn vinh giả tạo do Mỹ bày ra để lừa và chiêu dụ dân Miền Nam.
Giả tạo vì miền Nam thiếu công nghiệp nặng, là nền tảng của kinh tế sản xuất theo lý thuyết CS, nên Mỹ đi rồi phồn vinh giả tạo đó sẽ sập vì hết chỗ dựa. Và quả thật CSVN đã chứng minh được rằng kinh tế miền Nam phải sập…. bằng cách vào vơ vét về, thu gom vật chất phồn vinh của miền Nam mang ra miền Bắc, dựng nên nhiều rào cản ngăn sông cấm chợ, đổi tiền nhiều đợt để cướp không tài sản dân thua cuộc.
Qua đó CSVN đã tạo công bằng xã hội bằng cách cào sập kinh tế miền Nam xuống cho bằng miền Bắc. Phải chăng đó là chiến thắng?
Ngày hôm nay nhìn về bề mặt tại các thành phố dưới chế độ CS, ta cũng thấy hình ảnh phồn vinh sống động. Nhưng đằng sau đó, các xí nghiệp sản xuất hầu hết thuộc người nước ngoài, và tuy thế công nghiệp trong nước vẫn chưa đủ khả năng làm con ốc cho Samsung. Sự phồn vinh bề mặt này đánh đổi lấy những thảm hoạ môi trường như bùn đỏ bauxite, cá cua nay tới chim chết tại ven biển miền Trung, thực phẩm nhiễm độc chất v.v…, và đánh đổi lấy những nhượng địa dài hạn cho người Tàu ở các rừng đầu nguồn, ở Bình Dương, ở các vùng khai thác bauxite, ở Vũng Áng Hà Tĩnh, là những nơi mà dân Việt không được tự do vào, ngay cả viên chức nhà nước cũng không thể dễ dàng vào kiểm soát…
Phồn vinh như thế không những chỉ giả tạo, ngoại thuộc mà còn để lại những di hại lâu dài về an ninh quốc phòng và kinh tế và sức khoẻ cho bao thế hệ tiếp nối. Như thế là chiến thắng ư?
Mục đích của cuộc chiến tranh do Đảng CSVN phát động là để “đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược để giành lại tự do độc lập” cho nước nhà, nhưng chính ông Lê Duẩn đã huỵch toẹt cho biết đó chỉ là sự dối trá qua câu nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Sau hơn 40 năm kết quả cho thấy Việt Nam đang cần Mỹ và mời Mỹ trở lại. Đất nước ta càng ngày càng mất chủ quyền, độc lập về tay CS Tàu. Chiến thắng là như vậy sao?
Mục đích bản chất thực sự của cuộc chiến tranh do Đảng CSVN phát động là cướp chính quyền để thiết lập chế độ CS kinh qua chế độ XHCN trong đó giai cấp công nông sẽ làm chủ hưởng lấy mọi lợi nhuận từ sức lao động của mình giành lại từ giai cấp tư bản bóc lột.
Thực tế hôm nay, công nhân và nông dân lại trở thành hai giai cấp khổ sở nhất, còn vô sản hơn trước nhiều, để cho giai cấp tư bản đỏ CS cướp lột đất đai, vắt tận cùng sức lao động, qua chế độ CS phong kiến, tham nhũng thối nát hơn trăm lần chính quyền dân chủ vẫn còn thô sơ của VNCH trước đây.
Dưới thời VNCH không ai phải lo lót phong bì để có được chỗ học cho con, để có được chỗ nằm trong bệnh viện. CS chiến thắng ở đâu khi chuyển hoá thụt lùi về thời tư bản hoang dã rồi ngược về thời phong kiến thực dân như thế?
Ngày hôm nay ta cũng đang thấy một phong trào tháo chạy bỏ nước ra đi mới. Nhưng mà là sự ra đi của những thành phần bên thắng cuộc muốn thoát thân để tẩu tán tài sản thu hoạch đến nước ngoài an toàn khi họ đánh hơi thấy hoàng hôn của chế độ độc tài CS đã từng tạo cơ hội cho họ làm giàu. Khi chính những người nhờ chế độ mà lên muốn bỏ chạy, đó là chỉ dấu báo hiệu của một cuộc thua bại.
Quả thế ngày hôm nay người dân càng ngày càng cảm thấm được những tính ưu việt của chế độ VNCH so với chế độ CS. Từ nền kinh tế thị trường đầy đủ ngay từ lúc khởi thủy; đến nền chính trị tam quyền phân lập, trong đó những quyền căn bản của con người vẫn phần nào được tôn trọng dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt; nền giáo dục “nhân bản - dân tộc - khai phóng; nền văn học nghệ thuật tự do; kỷ cương xã hội, đạo đức con người, v.v...
Không chỉ dân miền Nam hối tiếc hoài niệm chế độ tự do của miền Nam, mà càng ngày dân miền Bắc càng muốn tìm hiểu học hỏi trân quý thêm những nếp sống và cơ chế vận hành của chế độ VNCH mặc dù chế độ đó vẫn còn là một chế độ dân chủ tự do non trẻ với nhiều khiếm khuyết.
Cũng như nhiều trí thức khác, blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh từ một sĩ quan an ninh đã trở thành nhà báo tự do, sau một thời gian tiếp cận sự thực còn sót lại của Miền Nam sau năm 1975. Đã có thanh niên sinh trưởng tại miền Bắc phải vào tù vì đã trân quý hiên ngang mặc quân phục của quân đội VNCH và huy hiệu cờ vàng ba sọc đỏ.
Đang bắt đầu có phong trào bỏ Đảng CS từ sôi nổi công khai đến âm thầm lặng lẽ.
Ngày hôm nay người dân đang dần hết sợ nhà nước CS. Người dân mạnh dạn đả kích chế độ đã trở thành hiện tượng phổ quát bình thường, bộ máy đàn áp trù dập không xuể đành phải làm ngơ. Càng nhiều người từ đả kích miệng suông đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho dân chủ, và cho quyền lợi của chính mình và đồng bào mình. Nhiều người trong họ còn coi nhà tù CS là cơ hội để rèn luyên bản thân và ý chí cho mình.
Mạng xã hội đang phá vỡ mọi bưng bít thông tin của chế độ CS. Không những thế mạng xã hội trở thành một sức ép đáng kể khiến bộ máy tuyên truyền của chế độ nhiều lúc phải chạy theo để khỏi tụt hậu đằng sau mà thành vô năng.
Nó cũng khiến cho một số chính quyền địa phương phải thay đổi một số quyết định theo sức ép của dư luận. Qua đó người dân dần càng thêm tự tin, bớt đi tính vô cảm và tinh thần makeno, và đang dần thấy rõ hơn khả năng thực sự làm chủ chính mình thay vì phó mặc cho Đảng và nhà nước lo.
Ảnh hưởng lấn át của mạng xã hội trong nhiều vấn đề của đất nước và xã hội đã ngày càng được chứng thực. Chiến dịch phản đối Formosa trong vụ cá chết trên bãi biển miền Trung hiện nay là một điển hình.
Người Việt Tỵ nạn hải ngoại sau hơn 40 năm đã dần qua khỏi giai đoạn than khóc cảnh mất nước nhà tan, qua khỏi tâm trạng nạn nhân trốn chạy CS như những con chim bị đạn nhìn đâu cũng thấy tên nỏ CS, mà ngược lại đã chuyển sang giai đoạn chủ động tấn công tạo sức ép lên chế độ từ trên mặt trận ngoại vận đến kết nối liền lạc với mặt trận trong nước để tạo thành một trận thế của dân tộc Việt Nam nhằm cô lập thiểu số thống trị bạo quyền CS.
Nhìn lại tổng thể trên vấn đề ai thắng ai từ 30 tháng 4 năm ấy bắt đầu được thấy rõ hơn:
CSVN chỉ thắng được một chuyện: đó là thành công nhất thời trong việc ăn cướp cho Đảng, cướp chính quyền, cướp tài nguyên đất nước của nhân dân.
Và phía người Việt tự do đang bắt đầu tiến trình chuyển bại thành chiến thắng sau cùng.
Văn Chu
41 năm đã qua kể từ ngày có hàng triệu người vui, và hàng triệu người buồn năm 75 ấy. Và có cả bao nhiêu người vui nhưng niềm vui chợt tắt trong ngỡ ngàng, rồi bật khóc, khi vào tiếp cận với bên thua cuộc để rồi mới khám phá ra mình đã bị lừa suốt bao năm tháng, đem xương máu, mồ hôi hăng say tưởng đi giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt, nào ngờ lại thấy rằng thực ra mình mới là bên cần được giải phóng.
Để tiếp tục ru ngủ níu giữ tinh thần dân bên thắng cuộc, Đảng CSVN lúc đó đã nhồi vào đầu quần chúng luận điệu rằng những phồn vinh trong Nam là những phồn vinh giả tạo do Mỹ bày ra để lừa và chiêu dụ dân Miền Nam.
Giả tạo vì miền Nam thiếu công nghiệp nặng, là nền tảng của kinh tế sản xuất theo lý thuyết CS, nên Mỹ đi rồi phồn vinh giả tạo đó sẽ sập vì hết chỗ dựa. Và quả thật CSVN đã chứng minh được rằng kinh tế miền Nam phải sập…. bằng cách vào vơ vét về, thu gom vật chất phồn vinh của miền Nam mang ra miền Bắc, dựng nên nhiều rào cản ngăn sông cấm chợ, đổi tiền nhiều đợt để cướp không tài sản dân thua cuộc.
Người dân bị đẩy đi vùng kinh tế mới |
Qua đó CSVN đã tạo công bằng xã hội bằng cách cào sập kinh tế miền Nam xuống cho bằng miền Bắc. Phải chăng đó là chiến thắng?
Ngày hôm nay nhìn về bề mặt tại các thành phố dưới chế độ CS, ta cũng thấy hình ảnh phồn vinh sống động. Nhưng đằng sau đó, các xí nghiệp sản xuất hầu hết thuộc người nước ngoài, và tuy thế công nghiệp trong nước vẫn chưa đủ khả năng làm con ốc cho Samsung. Sự phồn vinh bề mặt này đánh đổi lấy những thảm hoạ môi trường như bùn đỏ bauxite, cá cua nay tới chim chết tại ven biển miền Trung, thực phẩm nhiễm độc chất v.v…, và đánh đổi lấy những nhượng địa dài hạn cho người Tàu ở các rừng đầu nguồn, ở Bình Dương, ở các vùng khai thác bauxite, ở Vũng Áng Hà Tĩnh, là những nơi mà dân Việt không được tự do vào, ngay cả viên chức nhà nước cũng không thể dễ dàng vào kiểm soát…
Phồn vinh như thế không những chỉ giả tạo, ngoại thuộc mà còn để lại những di hại lâu dài về an ninh quốc phòng và kinh tế và sức khoẻ cho bao thế hệ tiếp nối. Như thế là chiến thắng ư?
Mục đích của cuộc chiến tranh do Đảng CSVN phát động là để “đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược để giành lại tự do độc lập” cho nước nhà, nhưng chính ông Lê Duẩn đã huỵch toẹt cho biết đó chỉ là sự dối trá qua câu nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Sau hơn 40 năm kết quả cho thấy Việt Nam đang cần Mỹ và mời Mỹ trở lại. Đất nước ta càng ngày càng mất chủ quyền, độc lập về tay CS Tàu. Chiến thắng là như vậy sao?
Mục đích bản chất thực sự của cuộc chiến tranh do Đảng CSVN phát động là cướp chính quyền để thiết lập chế độ CS kinh qua chế độ XHCN trong đó giai cấp công nông sẽ làm chủ hưởng lấy mọi lợi nhuận từ sức lao động của mình giành lại từ giai cấp tư bản bóc lột.
Thực tế hôm nay, công nhân và nông dân lại trở thành hai giai cấp khổ sở nhất, còn vô sản hơn trước nhiều, để cho giai cấp tư bản đỏ CS cướp lột đất đai, vắt tận cùng sức lao động, qua chế độ CS phong kiến, tham nhũng thối nát hơn trăm lần chính quyền dân chủ vẫn còn thô sơ của VNCH trước đây.
Dưới thời VNCH không ai phải lo lót phong bì để có được chỗ học cho con, để có được chỗ nằm trong bệnh viện. CS chiến thắng ở đâu khi chuyển hoá thụt lùi về thời tư bản hoang dã rồi ngược về thời phong kiến thực dân như thế?
Ngày hôm nay ta cũng đang thấy một phong trào tháo chạy bỏ nước ra đi mới. Nhưng mà là sự ra đi của những thành phần bên thắng cuộc muốn thoát thân để tẩu tán tài sản thu hoạch đến nước ngoài an toàn khi họ đánh hơi thấy hoàng hôn của chế độ độc tài CS đã từng tạo cơ hội cho họ làm giàu. Khi chính những người nhờ chế độ mà lên muốn bỏ chạy, đó là chỉ dấu báo hiệu của một cuộc thua bại.
Quả thế ngày hôm nay người dân càng ngày càng cảm thấm được những tính ưu việt của chế độ VNCH so với chế độ CS. Từ nền kinh tế thị trường đầy đủ ngay từ lúc khởi thủy; đến nền chính trị tam quyền phân lập, trong đó những quyền căn bản của con người vẫn phần nào được tôn trọng dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt; nền giáo dục “nhân bản - dân tộc - khai phóng; nền văn học nghệ thuật tự do; kỷ cương xã hội, đạo đức con người, v.v...
Không chỉ dân miền Nam hối tiếc hoài niệm chế độ tự do của miền Nam, mà càng ngày dân miền Bắc càng muốn tìm hiểu học hỏi trân quý thêm những nếp sống và cơ chế vận hành của chế độ VNCH mặc dù chế độ đó vẫn còn là một chế độ dân chủ tự do non trẻ với nhiều khiếm khuyết.
Cũng như nhiều trí thức khác, blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh từ một sĩ quan an ninh đã trở thành nhà báo tự do, sau một thời gian tiếp cận sự thực còn sót lại của Miền Nam sau năm 1975. Đã có thanh niên sinh trưởng tại miền Bắc phải vào tù vì đã trân quý hiên ngang mặc quân phục của quân đội VNCH và huy hiệu cờ vàng ba sọc đỏ.
Nguyễn Viết Dũng bị bắt khi đi biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh tại Hà Nội. Anh đã mãn hạn tù ngày 13-4-2016 sau 12 tháng tù giam. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng. |
Đang bắt đầu có phong trào bỏ Đảng CS từ sôi nổi công khai đến âm thầm lặng lẽ.
Ngày hôm nay người dân đang dần hết sợ nhà nước CS. Người dân mạnh dạn đả kích chế độ đã trở thành hiện tượng phổ quát bình thường, bộ máy đàn áp trù dập không xuể đành phải làm ngơ. Càng nhiều người từ đả kích miệng suông đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho dân chủ, và cho quyền lợi của chính mình và đồng bào mình. Nhiều người trong họ còn coi nhà tù CS là cơ hội để rèn luyên bản thân và ý chí cho mình.
Mạng xã hội đang phá vỡ mọi bưng bít thông tin của chế độ CS. Không những thế mạng xã hội trở thành một sức ép đáng kể khiến bộ máy tuyên truyền của chế độ nhiều lúc phải chạy theo để khỏi tụt hậu đằng sau mà thành vô năng.
Nó cũng khiến cho một số chính quyền địa phương phải thay đổi một số quyết định theo sức ép của dư luận. Qua đó người dân dần càng thêm tự tin, bớt đi tính vô cảm và tinh thần makeno, và đang dần thấy rõ hơn khả năng thực sự làm chủ chính mình thay vì phó mặc cho Đảng và nhà nước lo.
Ảnh hưởng lấn át của mạng xã hội trong nhiều vấn đề của đất nước và xã hội đã ngày càng được chứng thực. Chiến dịch phản đối Formosa trong vụ cá chết trên bãi biển miền Trung hiện nay là một điển hình.
Biểu tình phản đối Formosa tại Quảng Bình ngày 29-4-2016 |
Nhìn lại tổng thể trên vấn đề ai thắng ai từ 30 tháng 4 năm ấy bắt đầu được thấy rõ hơn:
CSVN chỉ thắng được một chuyện: đó là thành công nhất thời trong việc ăn cướp cho Đảng, cướp chính quyền, cướp tài nguyên đất nước của nhân dân.
Và phía người Việt tự do đang bắt đầu tiến trình chuyển bại thành chiến thắng sau cùng.
Văn Chu
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
Từ Sông Thị Vải Đến Bãi Biển Miền Trung
Phạm Nhật Bình
Hiện tượng cá biển chết hàng loạt trôi giạt vào bờ biển Miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên-Huế đến nay thực sự trở thành một thảm họa, chẳng những cho ngư dân, cho hàng triệu người sống ven biển mà còn cho đồng bào cả nước trong sinh hoạt hàng ngày.
Câu chuyện khởi đầu từ sáng ngày 8/4/2016, nhiều ngư dân tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã phát hiện cá biển chết trắng ở khu vực này, trong vòng một bán kính 500m từ Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan đóng tại Vũng Áng. Báo chí trong nước cho biết ngoài hàng chục tấn cá tự nhiên bị chết trôi giạt vào bờ, một số lồng tôm, cá, thủy sản của người dân quanh đó cũng bị ảnh hưởng. Từ Hà Tĩnh, cá tiếp tục chết vào tận Thừa Thiên-Huế và gần đây nhất vào ngày 27/4 cá chết đã thấy xuất hiện ở bãi biển Đà Nẵng, theo báo Tuổi Trẻ.
Sự kiện ô nhiễm môi trường biển gây chấn động dư luận này làm người ta nhớ lại cách đây 8 năm, nguồn nước sông Thị Vải, Long Thành, tỉnh Đồng Nai bị ô nhiễm nặng nề bởi Công Ty Vedan Việt Nam. Công ty này chuyên sản xuất bột ngọt, phân bón và một số gia vị thực phẩm khác, năm 2008 đã bị bắt quả tang xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải chưa qua hệ thống lọc theo quy định. Với số lượng nước thải ước tính 5.000 m3 một ngày, tôm cá suốt 10 cây số dọc bờ sông này chết trắng.
Đối chiếu hai sự kiện diễn ra cách nhau 8 năm tuy ở hai địa phương khác nhau, người ta có thể tìm ra những điểm tương đồng. Cả hai công ty dù một nhỏ (Vedan) một lớn (Formosa) đều có cách làm giống nhau: Vedan chôn đường ống bí mật trực tiếp thải nước bẩn xuống sông bị bắt quả tang. Ngày nay Hưng Nghiệp Formosa cũng thực hiện một đường ống bí mật dưới đáy biển để xả nước độc ra biển.
Sự vô trách nhiệm của hai công ty Đài Loan cũng giống nhau, cả hai đều phủ nhận những gì mình đã làm. Đối với hành động Vedan, mức độ thiệt hại chỉ giới hạn trong một con sông của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và cuối cùng đã bị xử phạt đền bù. Còn Formosa, kích thước vấn đề lớn hơn nhiều, thiệt hại vật chất lẫn tinh thần chưa ai lường nổi.
Thứ nhất, Formosa là một đại công ty và tổng đầu tư vào Vũng Áng lên đến 27 tỷ Mỹ Kim, trong khi Vedan đầu tư vào Việt Nam không thấm vào đâu, khoảng 320 triệu Mỹ Kim.
Trong khi Vedan nói đã chi ra 3 triệu Mỹ Kim cho hệ thống lọc, Formosa khoe đã bỏ ra 45 triệu Mỹ Kim cho hệ thống xử lý nước thải thì con số ấy quá thấp. Thông thường theo thông lệ đầu tư quốc tế, kinh phí đầu tư cho công trình xử lý phải chiếm đến 10 – 15% tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy Formosa coi thường vấn đề quan trọng nhất của công trình đầu tư đối với môi trường nước chủ nhà. Sự cố ý vi phạm của Formosa ngay từ ban đầu đã quá rõ ràng, mãi đến khi cá chết lan tràn sự việc mới bùng nổ.
Thứ hai, Formosa là nhà đầu tư chiến lược về thép và đã cảnh báo nước chủ nhà trước sẽ có tác động đến môi trường nơi đặt nhà máy. Thế mà lãnh đạo đảng và chính phủ vẫn bỏ qua; điều này cho thấy là đảng cộng sản đã hy sinh môi trường sống và sự an bình của người dân vùng biển nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Trong tình hình ngành thép đang gặp nhiều khó khăn, vì lý do gì những kẻ cầm quyền Việt Nam chấp nhận cuộc chơi mất nhiều hơn được với Công Ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa? Tương tự dự án Bauxite Tây Nguyên năm 2007, cũng là một “chủ trương lớn” của Bộ Chính Trị, chấp nhận hy sinh môi trường sinh thái Tây Nguyên để ngày nay sản xuất alumin đem bán lỗ cho Trung Cộng.
Thứ ba, điều đáng ngạc nhiên là Formosa đã ký được đầu tư đến 70 năm tại Hà Tĩnh, lấy lý do dự án đầu tư trong khu kinh tế. Nếu theo đúng Luật Đầu Tư không cho ký quá 50 năm, đây là sự nhân nhượng quá lớn của Hà Tĩnh. Sự nhân nhượng ấy chỉ có thể giải thích Formosa đã đút đầy túi các viên chức tỉnh này để mua một thời gian khai thác thật dài.
Trong thời gian tai họa Vũng Áng lên cao điểm, cá biển liên tục chết kéo dài suốt bờ biển nhiều tỉnh miền Trung, mọi nghi ngờ tập trung vào nguyên nhân duy nhất từ nhà máy Formosa nhưng nhà cầm quyền Hà Nội, đặc biệt là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường lại cố tình bao che.
Sự im lặng khó hiểu ban đầu của những người có trách nhiệm của tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường càng làm cho Formosa có cơ hội biện bạch chối bỏ trách nhiệm của mình. Thậm chí cán bộ đối ngoại của Formosa còn thách thức mọi người bằng câu nói xấc xược “Muốn nhà máy thép hay muốn tôm cá?”.
Trong thông cáo đưa ra ngày 26/4, Công ty Formosa Hà Tĩnh còn tỏ ra là một kẻ vô tội ngoài cuộc khi nói họ "kinh ngạc" và "không thể hiểu nổi" cũng như "không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can" tình trạng sinh vật biển chết, gây ô nhiễm trên biển với quy mô lớn (theo BBC).
Thế nhưng trước đó 2 ngày, cũng chính Formosa thừa nhận đã nhập về 45 loại hóa chất để xử lý chất thải, súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính quyền khi súc rửa “vì không biết quy định này”, theo báo Tuổi Trẻ.
Ngư dân Miền Trung và người dân cả nước suốt nhiều tuần qua trông chờ một câu trả lời thỏa đáng từ phía chính quyền nhưng hoàn toàn thất vọng. Phản ứng của những người có trách nhiệm từ địa phương tới trung ương tỏ ra rất lúng túng, kéo dài thời gian một cách khó hiểu.
Trong một cuộc họp báo kéo dài chưa tới 10 phút vào chiều tối ngày 27/4, Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam Võ Tuấn Nhân tuyên bố: "Chưa có bằng chứng rằng Formosa và các công ty khác trong vùng có liên quan tình trạng cá chết ở miền Trung."
Sau cuộc họp báo, ông Võ Tuấn Nhân có cuộc phỏng vấn riêng của báo Thanh Niên, Đài Truyền Hình. Khi một nữ phóng viên chất vấn về việc kim loại nặng Crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép, thì ông Nhân cắt ngang câu hỏi, đứng dậy bỏ đi và nói: “EM HỎI CÂU ĐÓ LÀM TỔN HẠI CHO ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH".
Người dân tự hỏi, tại sao trong cuộc họp báo về sự kiên Vũng Áng, ký giả hỏi về “tình trạng cá chết” mà “làm tổn hại cho đất nước” và câu hỏi bị cắt ngang? Phải chăng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có điều gì muốn che giấu và che giấu cho ai?
Sau cuộc họp báo gây phản cảm dư luận nói trên, trong chuyến khảo sát tại Vũng Áng sáng ngày 28/4 ông Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã nhận lỗi vì giải quyết vấn đề quá chậm nhưng vẫn tiếp tục tuyên bố chưa có bằng chứng Formosa liên hệ vụ cá chết.
Nhưng sáng 29/4, Trần Hồng Hà lại ra lệnh cho Formosa phải dỡ bỏ đường ống thải dài 1,5 cây số dưới đáy biển là phạm pháp.
Những phát ngôn và ứng xử đầy lúng túng và bất nhất của những người lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cho thấy có cái gì không ổn ở bên trong vụ cá chết và Công ty Formosa.
Điều này cho thấy là Hà Nội tiếp tục coi thường dư luận, hay nói khác đi đang có một âm mưu từ phía chính quyền lấp liếm một thảm họa càng ngày càng lan rộng.
Suy cho cùng, vấn nạn cá chết tại miền Trung dù chưa có kết luận đưa ra từ phía chính quyền, nhưng xác suất do Formosa xả thải chất độc gây ra là rất cao. Nhưng nếu không có bọn cán bộ vô lương tâm, tham ô bán rẻ quyền lợi dân tộc thì thảm kịch cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển Miền Trung đã không xảy ra. Điều này đã được chứng minh qua các công trình đầu tư lớn nhỏ khắp nước đủ mọi ngành nghề, không riêng gì Formosa.
Từ Sông Thị Vải đến Bãi Biển Miền Trung, chưa bao giờ những kẻ cầm quyền học được bài học ô nhiễm môi trường, mà họ chỉ mải mê chạy theo lợi ích bòn rút được từ nỗi khổ của người dân.
Sự kiện này cho thấy dân ta hôm nay không đứng dậy thì tương lai con cháu ta sẽ mãi mãi là một tương lai mù mịt.
Sông Thị Vải nổi vàng vì ô nhiễm do công ty Vedan gây ra năm 2008 (hình trái); cá chết hàng loạt tại Biển Vũng Áng Tháng 4/2016. |
Hiện tượng cá biển chết hàng loạt trôi giạt vào bờ biển Miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên-Huế đến nay thực sự trở thành một thảm họa, chẳng những cho ngư dân, cho hàng triệu người sống ven biển mà còn cho đồng bào cả nước trong sinh hoạt hàng ngày.
Câu chuyện khởi đầu từ sáng ngày 8/4/2016, nhiều ngư dân tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã phát hiện cá biển chết trắng ở khu vực này, trong vòng một bán kính 500m từ Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan đóng tại Vũng Áng. Báo chí trong nước cho biết ngoài hàng chục tấn cá tự nhiên bị chết trôi giạt vào bờ, một số lồng tôm, cá, thủy sản của người dân quanh đó cũng bị ảnh hưởng. Từ Hà Tĩnh, cá tiếp tục chết vào tận Thừa Thiên-Huế và gần đây nhất vào ngày 27/4 cá chết đã thấy xuất hiện ở bãi biển Đà Nẵng, theo báo Tuổi Trẻ.
Sự kiện ô nhiễm môi trường biển gây chấn động dư luận này làm người ta nhớ lại cách đây 8 năm, nguồn nước sông Thị Vải, Long Thành, tỉnh Đồng Nai bị ô nhiễm nặng nề bởi Công Ty Vedan Việt Nam. Công ty này chuyên sản xuất bột ngọt, phân bón và một số gia vị thực phẩm khác, năm 2008 đã bị bắt quả tang xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải chưa qua hệ thống lọc theo quy định. Với số lượng nước thải ước tính 5.000 m3 một ngày, tôm cá suốt 10 cây số dọc bờ sông này chết trắng.
Ô nhiễm nghiêm trọng trên Sông Thị Vải do công ty Vedan gây ra vào năm 2008 |
Đối chiếu hai sự kiện diễn ra cách nhau 8 năm tuy ở hai địa phương khác nhau, người ta có thể tìm ra những điểm tương đồng. Cả hai công ty dù một nhỏ (Vedan) một lớn (Formosa) đều có cách làm giống nhau: Vedan chôn đường ống bí mật trực tiếp thải nước bẩn xuống sông bị bắt quả tang. Ngày nay Hưng Nghiệp Formosa cũng thực hiện một đường ống bí mật dưới đáy biển để xả nước độc ra biển.
Sự vô trách nhiệm của hai công ty Đài Loan cũng giống nhau, cả hai đều phủ nhận những gì mình đã làm. Đối với hành động Vedan, mức độ thiệt hại chỉ giới hạn trong một con sông của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và cuối cùng đã bị xử phạt đền bù. Còn Formosa, kích thước vấn đề lớn hơn nhiều, thiệt hại vật chất lẫn tinh thần chưa ai lường nổi.
Thứ nhất, Formosa là một đại công ty và tổng đầu tư vào Vũng Áng lên đến 27 tỷ Mỹ Kim, trong khi Vedan đầu tư vào Việt Nam không thấm vào đâu, khoảng 320 triệu Mỹ Kim.
Trong khi Vedan nói đã chi ra 3 triệu Mỹ Kim cho hệ thống lọc, Formosa khoe đã bỏ ra 45 triệu Mỹ Kim cho hệ thống xử lý nước thải thì con số ấy quá thấp. Thông thường theo thông lệ đầu tư quốc tế, kinh phí đầu tư cho công trình xử lý phải chiếm đến 10 – 15% tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy Formosa coi thường vấn đề quan trọng nhất của công trình đầu tư đối với môi trường nước chủ nhà. Sự cố ý vi phạm của Formosa ngay từ ban đầu đã quá rõ ràng, mãi đến khi cá chết lan tràn sự việc mới bùng nổ.
Thứ hai, Formosa là nhà đầu tư chiến lược về thép và đã cảnh báo nước chủ nhà trước sẽ có tác động đến môi trường nơi đặt nhà máy. Thế mà lãnh đạo đảng và chính phủ vẫn bỏ qua; điều này cho thấy là đảng cộng sản đã hy sinh môi trường sống và sự an bình của người dân vùng biển nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Trong tình hình ngành thép đang gặp nhiều khó khăn, vì lý do gì những kẻ cầm quyền Việt Nam chấp nhận cuộc chơi mất nhiều hơn được với Công Ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa? Tương tự dự án Bauxite Tây Nguyên năm 2007, cũng là một “chủ trương lớn” của Bộ Chính Trị, chấp nhận hy sinh môi trường sinh thái Tây Nguyên để ngày nay sản xuất alumin đem bán lỗ cho Trung Cộng.
Bùn đỏ tràn từ hồ chứa xảy ra ở nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng Tháng 10/2014. |
Trong thời gian tai họa Vũng Áng lên cao điểm, cá biển liên tục chết kéo dài suốt bờ biển nhiều tỉnh miền Trung, mọi nghi ngờ tập trung vào nguyên nhân duy nhất từ nhà máy Formosa nhưng nhà cầm quyền Hà Nội, đặc biệt là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường lại cố tình bao che.
Sự im lặng khó hiểu ban đầu của những người có trách nhiệm của tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường càng làm cho Formosa có cơ hội biện bạch chối bỏ trách nhiệm của mình. Thậm chí cán bộ đối ngoại của Formosa còn thách thức mọi người bằng câu nói xấc xược “Muốn nhà máy thép hay muốn tôm cá?”.
Trong thông cáo đưa ra ngày 26/4, Công ty Formosa Hà Tĩnh còn tỏ ra là một kẻ vô tội ngoài cuộc khi nói họ "kinh ngạc" và "không thể hiểu nổi" cũng như "không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can" tình trạng sinh vật biển chết, gây ô nhiễm trên biển với quy mô lớn (theo BBC).
Thế nhưng trước đó 2 ngày, cũng chính Formosa thừa nhận đã nhập về 45 loại hóa chất để xử lý chất thải, súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính quyền khi súc rửa “vì không biết quy định này”, theo báo Tuổi Trẻ.
Ngư dân Miền Trung và người dân cả nước suốt nhiều tuần qua trông chờ một câu trả lời thỏa đáng từ phía chính quyền nhưng hoàn toàn thất vọng. Phản ứng của những người có trách nhiệm từ địa phương tới trung ương tỏ ra rất lúng túng, kéo dài thời gian một cách khó hiểu.
Ông Võ Tuấn Nhân tại cuộc họp báo ngày 27-4-2016. |
Sau cuộc họp báo, ông Võ Tuấn Nhân có cuộc phỏng vấn riêng của báo Thanh Niên, Đài Truyền Hình. Khi một nữ phóng viên chất vấn về việc kim loại nặng Crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép, thì ông Nhân cắt ngang câu hỏi, đứng dậy bỏ đi và nói: “EM HỎI CÂU ĐÓ LÀM TỔN HẠI CHO ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH".
Người dân tự hỏi, tại sao trong cuộc họp báo về sự kiên Vũng Áng, ký giả hỏi về “tình trạng cá chết” mà “làm tổn hại cho đất nước” và câu hỏi bị cắt ngang? Phải chăng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có điều gì muốn che giấu và che giấu cho ai?
Sau cuộc họp báo gây phản cảm dư luận nói trên, trong chuyến khảo sát tại Vũng Áng sáng ngày 28/4 ông Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã nhận lỗi vì giải quyết vấn đề quá chậm nhưng vẫn tiếp tục tuyên bố chưa có bằng chứng Formosa liên hệ vụ cá chết.
Nhưng sáng 29/4, Trần Hồng Hà lại ra lệnh cho Formosa phải dỡ bỏ đường ống thải dài 1,5 cây số dưới đáy biển là phạm pháp.
Những phát ngôn và ứng xử đầy lúng túng và bất nhất của những người lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cho thấy có cái gì không ổn ở bên trong vụ cá chết và Công ty Formosa.
Điều này cho thấy là Hà Nội tiếp tục coi thường dư luận, hay nói khác đi đang có một âm mưu từ phía chính quyền lấp liếm một thảm họa càng ngày càng lan rộng.
Xác suất cá chết do Formosa xả thải chất độc rất cao. |
Suy cho cùng, vấn nạn cá chết tại miền Trung dù chưa có kết luận đưa ra từ phía chính quyền, nhưng xác suất do Formosa xả thải chất độc gây ra là rất cao. Nhưng nếu không có bọn cán bộ vô lương tâm, tham ô bán rẻ quyền lợi dân tộc thì thảm kịch cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển Miền Trung đã không xảy ra. Điều này đã được chứng minh qua các công trình đầu tư lớn nhỏ khắp nước đủ mọi ngành nghề, không riêng gì Formosa.
Từ Sông Thị Vải đến Bãi Biển Miền Trung, chưa bao giờ những kẻ cầm quyền học được bài học ô nhiễm môi trường, mà họ chỉ mải mê chạy theo lợi ích bòn rút được từ nỗi khổ của người dân.
Sự kiện này cho thấy dân ta hôm nay không đứng dậy thì tương lai con cháu ta sẽ mãi mãi là một tương lai mù mịt.
Đám tang cá tại Huế, nhạc sĩ nở rộ những bài hát về biển
Song Hà - VRNs
Thứ Sáu, 29-04-2016
Trước thảm họa biển miền Trung và những chậm chạp, loanh quanh và lấp liếm của nhà cầm quyền, một số nghệ sĩ đường phố đã lên tiếng. Sáng 29/4/2016, đúng ngày khai mạc Festival Huế, một số nghệ sĩ đã tổ chức “đáng tang cá” dọc đường phố Huế.
Tại Festival Huế khai mạc sáng nay, tập trung nhiều người dân và nghệ sĩ cũng như quan khách từ nhiều nơi. Hành động tổ chức “đám tang” này, là một tiếng nói của giới nghệ sĩ cất tiếng nói và nêu cao tinh thần của mình đối với thảm họa mà đất nước đang đối mặt và đối với sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền hiện nay.
Đám tang đã gây được sự chú ý của nhiều người, nhất là những người còn do dự chưa dám đối mặt và lên tiếng với tội ác này trước người dân, đất nước và dân tộc Việt Nam.
Không chỉ các nghệ sĩ tạo hình, mấy ngày qua trên mạng Internet liên tục xuất hiện các nghệ sĩ, ca sĩ sáng tác các bài hát theo chủ đề “khóc cho biển khơi”. Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo trường chuyên Hà Tĩnh Trần Thị Lam, dù bị Công an buộc gỡ bỏ, đã kịp thời bay xa và lan truyền rộng rãi trên mạng Internet. Nhiều nhạc sĩ đã phổ nhạc cho bài thơ này. Cũng chủ đề này, ca sĩ Cáp Anh Tài đã hát bài hát “Biển chết”. Bài hát là một lời than nhức nhối, là một câu hỏi đau đớn mà người trả lời về tội ác này không ai khác là nhà cầm quyền hiện tại.
Khi mọi thành phần xã hội quan tâm và vào cuộc, hẳn nhiên, tội ác sẽ sớm bị vạch mặt.
Song Hà
Nguồn: http://tinhdongchuacuuthe.com/dam-tang-ca-tai-hue/
Thứ Sáu, 29-04-2016
Trước thảm họa biển miền Trung và những chậm chạp, loanh quanh và lấp liếm của nhà cầm quyền, một số nghệ sĩ đường phố đã lên tiếng. Sáng 29/4/2016, đúng ngày khai mạc Festival Huế, một số nghệ sĩ đã tổ chức “đáng tang cá” dọc đường phố Huế.
Tại Festival Huế khai mạc sáng nay, tập trung nhiều người dân và nghệ sĩ cũng như quan khách từ nhiều nơi. Hành động tổ chức “đám tang” này, là một tiếng nói của giới nghệ sĩ cất tiếng nói và nêu cao tinh thần của mình đối với thảm họa mà đất nước đang đối mặt và đối với sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền hiện nay.
Đám tang đã gây được sự chú ý của nhiều người, nhất là những người còn do dự chưa dám đối mặt và lên tiếng với tội ác này trước người dân, đất nước và dân tộc Việt Nam.
Không chỉ các nghệ sĩ tạo hình, mấy ngày qua trên mạng Internet liên tục xuất hiện các nghệ sĩ, ca sĩ sáng tác các bài hát theo chủ đề “khóc cho biển khơi”. Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo trường chuyên Hà Tĩnh Trần Thị Lam, dù bị Công an buộc gỡ bỏ, đã kịp thời bay xa và lan truyền rộng rãi trên mạng Internet. Nhiều nhạc sĩ đã phổ nhạc cho bài thơ này. Cũng chủ đề này, ca sĩ Cáp Anh Tài đã hát bài hát “Biển chết”. Bài hát là một lời than nhức nhối, là một câu hỏi đau đớn mà người trả lời về tội ác này không ai khác là nhà cầm quyền hiện tại.
Khi mọi thành phần xã hội quan tâm và vào cuộc, hẳn nhiên, tội ác sẽ sớm bị vạch mặt.
Song Hà
Nguồn: http://tinhdongchuacuuthe.com/dam-tang-ca-tai-hue/
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016
Tiên đoán hậu quả của phán quyết về bản đồ chín gạch của Trung Quốc
Jerome A. Cohen - Foreign Policy
Tòa án có thể ra phán quyết về những tuyên bố chủ quyền mơ hồ của Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh và các quốc gia khác phản ứng ra sao thì chưa rõ ràng.
Tòa trọng tài bao gồm năm chuyên gia không thiên vị đang xem xét đơn của Phi Luật Tân kiện Trung Quốc theo Công Ước LQH về Luật Biển sẽ sắp sửa ra phán quyết tối hậu. Mặc dầu tòa sẽ không lấy quyết định gì về chủ quyền thuộc về ai, hay định ra ranh giới lãnh hải, tòa có thể sẽ xác định bản đồ chín gạch của Trung Quốc có cơ sở pháp lý hay không khi tuyên nhận chủ quyền nhặp nhằng hơn 85% của Biển Đông và các đảo trong vùng tranh chấp có được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hay không.
Nếu theo lời đã hứa, Bắc Kinh mà bác bỏ kết quả của tòa thì họ sẽ gây thiệt hại cho hệ thống UNCLOS mà chính họ đã phê chuẩn và đóng vai trò quan trọng trong việc thương thuyết. Điều đó đồng thời gây thiệt hại cho chính lợi ích của Bắc Kinh vì làm nổi bật hình ảnh bất tuân luật lệ khi họ bành trướng lãnh thổ trong vùng tranh chấp và các hành động hung hăng trên biển. Vẫn còn hy vọng là Bắc Kinh thay đổi nhưng sẽ đòi hỏi sự tái cam kết vào các nguyên tắc của UNCLOS từ các quốc gia liên hệ tại Châu Á và từ Hoa Kỳ. Ngoài ra còn cần thêm áp lực từ các quốc gia lớn, như lần nhóm G-7 ra tuyên bố mạnh mẽ vào ngày 11 tháng Tư để hậu thuẫn Tòa trọng tài.
Vào tháng Giêng 2013, việc Phi Luật Tân đệ đơn kiện Trung Quốc đã đem hệ thống giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vào vụ tranh chấp trên biển của Bắc Kinh. Trung Quốc nhấn mạnh là tòa trọng tài UNCLOS không có thẩm quyền, nhưng lại từ chối không đệ nạp thư phản đối cho tòa. Vào tháng Mười 2015, tòa phán rằng họ có thẩm quyền trên một số vấn đề và tạm thời gác việc xác định thẩm quyền qua một bên cho đến khi xem xét xong đơn kiện của Phi Luật Tân. Phán quyết về đơn kiện của Phi đã sắp sửa có.
Nhưng đây là vấn đề vượt trội về chính trị chứ không hẳn là luật pháp. Sự chống đối của Bắc Kinh phản ảnh thế thượng phong hiện thời của thành phần tự ái dân tộc trong quân đội và chính quyền so với giới chuyên gia về luật quốc tế trong và ngoài chính quyền. Giới chuyên gia này thì nghĩ rằng Trung Quốc nên đem thách đố về thẩm quyền của tòa và đơn kiện của Phi ra trước tòa mà thử, bất kể Trung Quốc có phải tuân thủ hay không về mặt pháp lý. Nhưng dưới bàn tay sắt của Tập Cận Bình thì không có chuyên gia luật quốc tế hay ngoại giao nào trong chính quyền dám đi ngược lại chính sách đang thịnh hành, mặc dầu tranh luận trong giới hàn lâm vì được phép tiếp diễn.
Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao với phán quyết sắp tới của tòa? Im lặng lờ đi dường như không phải là chọn lựa có thể làm. Có người dự phóng là một phán quyết rất bất lợi có thể làm Trung Quốc phản đối kịch liệt bằng cách rút khỏi hệ thống UNCLOS, theo quy định là sau khi thông báo trước một năm. Nhưng từ bỏ hiệp ước này không xảy ra kịp lúc để Trung Quốc thoát nợ không tuân thủ phán quyết của tòa. Và cách phản ứng quá đáng đó đối với một phán quyết của cộng đồng quốc tế chỉ gây thiệt hại lâu dài hơn cho uy tín của Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc còn mất đi các cơ hội trong tương lai để tác động vào việc phát triển UNCLOS khi có liên quan đến những vấn đề quan trọng đối với Bắc Kinh.
Nhiều phần là Bắc Kinh sẽ tiếp tục gièm pha phán quyết qua các tuyên bố chính thức và không chính thức, đặt vấn đề hiệu lực của nó về mặt thẩm quyền và giá trị. Ngoài ra, mặc dầu Bắc Kinh chọn không tham dự vào tiến trình tổ chức xét xử, họ đã tìm cách gieo rắc nghi ngờ tiến trình này, ngay cả tấn công vào sự độc lập và không thiên vị của các chuyên gia xét xử. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc gần đầy lên án vụ xét xử là “một khiêu khích chính trị dưới danh nghĩa pháp luật”. Dĩ nhiên là những nỗ lực này chỉ làm thiệt hại thêm cho cái gọi là quyền lực mềm của Trung Quốc.
Nhưng tình thế chưa phải là hết hy vọng. Kinh nghiệm cho thấy là chính sách ngoại giao và lập trường pháp lý của Trung Quốc không phải là đinh đóng cột. Nỗ lực mạnh mẽ của các quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc dùng ngoại giao và các định chế quốc tế để giải quyết có thể cuối cùng cho thấy hữu hiệu. Nếu tất cả các quốc gia liên hệ trong vùng Đông Hải và Biển Đông đem việc tranh chấp với Trung Quốc ra cho các định chế pháp lý quốc tế xét xử – hơn là chỉ dựa vào các cuộc thương thuyết song phương bất bình đẳng, kéo dài không kết quả, hoặc dựa vào động thái quân sự của Hoa Kỳ – thì hy vọng sẽ có bước ngoặt.
Điều ngạc nhiên là Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ, thường được xem là một lãnh tụ theo chủ nghĩa quốc gia, lại là một thí dụ khích lệ về cách hành xử của nước lớn trước một kết quả không như ý trong vụ xét xử của UNCLOS với một quốc gia láng giềng yếu hơn. Mặc dầu việc tranh chấp chủ quyền trong vịnh Bengal với Bangladesh không được xác nhận, Thủ tướng Modi vẫn bình tĩnh chấp nhận phán quyết của tòa hồi tháng Bảy năm 2014 hơn là xách động quần chúng để phản đối sự thiên vị của nước ngoài. Thủ tướng Modi nhấn mạnh là phán quyết của Tòa trọng tài đã thiết lập nền tảng cho sự hợp tác tương lai.
Các quốc gia tại Biển Đông nên theo gương Phi Luật Tân và đem các tranh chấp ra Tòa trọng tài, không những kiện Trung Quốc mà còn kiện lẫn nhau, nếu xét thấy cần thiết, để ngỏ hầu kích lên các cuộc đàm phán có kết quả. Sau khi hăm he nhiều lần sẽ thưa Trung Quốc ra tòa, Việt Nam quyết định chờ kết quả vụ kiện của Phi Luật Tân là hướng an toàn nhất, mặc dầu họ có bày tỏ sự hậu thuẫn cho Phi đối với Tòa trọng tài. Một số sự việc gần đây gợi cho thấy có thể Mã Lai và ngay cả Indonesia có thể dùng đến Tòa trọng tài nếu các hành động khiêu khích của Trung Quốc vẫn tiếp diễn.
Chọn lựa của Nhật Bản là điểm lý thú nhất để suy ngẫm. Nếu phán quyết vụ Phi không làm mất hiệu lực bản đồ “chín gạch” của Trung Quốc, thì Nhật Bản, là thành viên của UNCLOS, hậu thuẫn quyền tự do hải hành, cũng có thể kiện Trung Quốc ra tòa mặc dầu Nhật không phải là một quốc gia ven Biển Đông. Nhưng cũng như các quốc gia khác, Nhật cẩn thận chờ đợi kết quả của vụ kiện của Phi. Chính quyền Nhật cũng cho biết là nếu việc đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề đường biển tại Đông Hải không đi đến đâu thì Nhật có thể tính đến nhờ Tòa trọng tài.
Vụ kiện của Phi cũng làm nổi bật một thách thức luật pháp quốc tế cho Hoa Kỳ. Sau hơn ba thập niên kể từ khi hoàn tất hiệp ước UNCLOS, Washington vẫn chưa phê chuẩn nó, mặc dầu trong thực tế, Hoa Kỳ tuân thủ với hầu hết các điều khoản của hiệp ước như thông lệ pháp lý quốc tế. Mặc dầu có sự hậu thuẫn mạnh mẽ để phê chuẩn từ các đời tổng thống trước, giới chỉ huy quân đội, nội các, và các nhà ngoại giao, chuyên gia hàng đầu, Tổng thống Obama quyết định không tiến hành việc phê chuẩn để tránh đụng với Thượng Viện Hoa Kỳ rất đối nghịch.
An ninh quốc gia của Hoa Kỳ ngày càng liên quan nhiều đến các vấn đề về luật biển, và Hoa Kỳ ủng hộ việc các quốc gia khác thưa kiện Trung Quốc. Tiếc thay, không phê chuẩn UNCLOS đặt Washingon vào vị thế kém cõi, “làm giống như tôi nói, chứ đừng giống như tôi làm”. Không phê chuẩn UNCLOS sẽ làm Hoa Kỳ mất đi cơ hội can dự vào các vụ xử tranh chấp, trong cả các trường hợp dính đến Trung Quốc và đối với các quốc gia không nhìn nhận tuyên nhận chủ quyền biển của Hoa Kỳ. Điều này sẽ tạo ấn tượng sai lầm là tại Biển Đông, động thái quân sự là chọn lựa duy nhất của Hoa Kỳ để đối đầu lại với Trung Quốc.
Đài Loan, một hòn đảo tự trị với 23 triệu dân ở trong vị thế khó xử, khi mà Trung Hoa lục địa bảo Đài Loan thuộc về họ, và Đài Loan thì đôi khi lên tiếng cho rằng mình là đại diện cho toàn thể lục địa Trung Hoa. Mặt khác, mặc dầu không tin vào lục địa, chính quyền mới của bà Thái Anh Văn, sắp sửa nhậm chức vào ngày 20 tháng Năm sắp tới đây, nhiều phần sẽ không từ bỏ tuyên nhận chủ quyền của Biển Đông dưới tên gọi “Trung Quốc”. Trong khi đó, Đài Loan rất mong mỏi tháo gỡ các rào cản vào thế giới ngoại giao, ráng đóng vai hỗ trợ viên trung thành với hệ thống UNCLOS mà hiện thời không nhận Đài Loan làm thành viên. Đài Loan sẽ giải quyết thế khó xử này như thế nào tùy thuộc vào nội dung của phán quyết tới đây. Nếu tòa quyết định là đảo Taiping, hiện Đài Loan đang chiếm đóng và là đảo lớn nhất trong vùng Trường Sa, được hưởng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thì Đài Loan có thể nhẹ nhàng đồng ý và ngay cả dựa vào quan điểm của tòa.
Có nhiều triển vọng để dàn xếp hợp lý dựa trên các diễn giải có thẩm quyền về luật biển hơn là một sức mạnh đơn phương hống hách. Hiệp ước đánh cá năm 2013 giữa Nhật và Đài Loan, cũng như hiệp ước Vịnh Bắc Việt năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc, minh họa cho ưu điểm của việc thỏa thuận. Đàm phán rốt ráo và sáng tạo dựa vào các quyết định pháp lý quốc tế, có thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, phân định lằn ranh lãnh hải, chia sẻ tài nguyên kinh tế, và ngay cả biến các đảo có mục tiêu quân sự thành mục tiêu dân sự. Nhân viên đàm phán khéo léo có thể giúp Trung Quốc tránh mất thể diện.
Trung Quốc đã khoe sự trổi dậy hòa bình của họ hơn một thập niên nay, và họ đã cố gắng thuyết phục cộng đồng quốc tế là họ là một cường quốc có trách nhiệm tuân theo luật lệ. Trong những tình huống này, để thể hiện tầm cỡ chính khách và có lợi cho hòa bình tại Châu Á, Bắc Kinh nên chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài và dùng phán quyết đó làm nền tảng đàm phán để tìm sự dàn xếp hợp lý. Trong lúc đó, càng có nhiều quốc gia với đến pháp lý quốc tế thì càng tốt. Điều này có thể thúc đẩy cả Trung Quốc và Hoa Kỳ xem lại thái độ của mình và có hành động thích hợp để củng cố – chứ không làm yếu đi – hệ thống UNCLOS. Với tình hình nhạy cảm trong vùng biển quanh Trung Quốc, nền hòa bình quốc tế đang phụ thuộc vào nó.
Jerome A. Cohen
20/4/2106
Hoàng Thuyên lược dịch theo Foreign Policy
Bắc Kinh nên chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài và dùng phán quyết đó làm nền tảng đàm phán để tìm sự dàn xếp hợp lý. |
Tòa trọng tài bao gồm năm chuyên gia không thiên vị đang xem xét đơn của Phi Luật Tân kiện Trung Quốc theo Công Ước LQH về Luật Biển sẽ sắp sửa ra phán quyết tối hậu. Mặc dầu tòa sẽ không lấy quyết định gì về chủ quyền thuộc về ai, hay định ra ranh giới lãnh hải, tòa có thể sẽ xác định bản đồ chín gạch của Trung Quốc có cơ sở pháp lý hay không khi tuyên nhận chủ quyền nhặp nhằng hơn 85% của Biển Đông và các đảo trong vùng tranh chấp có được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hay không.
Nếu theo lời đã hứa, Bắc Kinh mà bác bỏ kết quả của tòa thì họ sẽ gây thiệt hại cho hệ thống UNCLOS mà chính họ đã phê chuẩn và đóng vai trò quan trọng trong việc thương thuyết. Điều đó đồng thời gây thiệt hại cho chính lợi ích của Bắc Kinh vì làm nổi bật hình ảnh bất tuân luật lệ khi họ bành trướng lãnh thổ trong vùng tranh chấp và các hành động hung hăng trên biển. Vẫn còn hy vọng là Bắc Kinh thay đổi nhưng sẽ đòi hỏi sự tái cam kết vào các nguyên tắc của UNCLOS từ các quốc gia liên hệ tại Châu Á và từ Hoa Kỳ. Ngoài ra còn cần thêm áp lực từ các quốc gia lớn, như lần nhóm G-7 ra tuyên bố mạnh mẽ vào ngày 11 tháng Tư để hậu thuẫn Tòa trọng tài.
Vào tháng Giêng 2013, việc Phi Luật Tân đệ đơn kiện Trung Quốc đã đem hệ thống giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vào vụ tranh chấp trên biển của Bắc Kinh. Trung Quốc nhấn mạnh là tòa trọng tài UNCLOS không có thẩm quyền, nhưng lại từ chối không đệ nạp thư phản đối cho tòa. Vào tháng Mười 2015, tòa phán rằng họ có thẩm quyền trên một số vấn đề và tạm thời gác việc xác định thẩm quyền qua một bên cho đến khi xem xét xong đơn kiện của Phi Luật Tân. Phán quyết về đơn kiện của Phi đã sắp sửa có.
Nhưng đây là vấn đề vượt trội về chính trị chứ không hẳn là luật pháp. Sự chống đối của Bắc Kinh phản ảnh thế thượng phong hiện thời của thành phần tự ái dân tộc trong quân đội và chính quyền so với giới chuyên gia về luật quốc tế trong và ngoài chính quyền. Giới chuyên gia này thì nghĩ rằng Trung Quốc nên đem thách đố về thẩm quyền của tòa và đơn kiện của Phi ra trước tòa mà thử, bất kể Trung Quốc có phải tuân thủ hay không về mặt pháp lý. Nhưng dưới bàn tay sắt của Tập Cận Bình thì không có chuyên gia luật quốc tế hay ngoại giao nào trong chính quyền dám đi ngược lại chính sách đang thịnh hành, mặc dầu tranh luận trong giới hàn lâm vì được phép tiếp diễn.
Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao với phán quyết sắp tới của tòa? Im lặng lờ đi dường như không phải là chọn lựa có thể làm. Có người dự phóng là một phán quyết rất bất lợi có thể làm Trung Quốc phản đối kịch liệt bằng cách rút khỏi hệ thống UNCLOS, theo quy định là sau khi thông báo trước một năm. Nhưng từ bỏ hiệp ước này không xảy ra kịp lúc để Trung Quốc thoát nợ không tuân thủ phán quyết của tòa. Và cách phản ứng quá đáng đó đối với một phán quyết của cộng đồng quốc tế chỉ gây thiệt hại lâu dài hơn cho uy tín của Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc còn mất đi các cơ hội trong tương lai để tác động vào việc phát triển UNCLOS khi có liên quan đến những vấn đề quan trọng đối với Bắc Kinh.
Nhiều phần là Bắc Kinh sẽ tiếp tục gièm pha phán quyết qua các tuyên bố chính thức và không chính thức, đặt vấn đề hiệu lực của nó về mặt thẩm quyền và giá trị. Ngoài ra, mặc dầu Bắc Kinh chọn không tham dự vào tiến trình tổ chức xét xử, họ đã tìm cách gieo rắc nghi ngờ tiến trình này, ngay cả tấn công vào sự độc lập và không thiên vị của các chuyên gia xét xử. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc gần đầy lên án vụ xét xử là “một khiêu khích chính trị dưới danh nghĩa pháp luật”. Dĩ nhiên là những nỗ lực này chỉ làm thiệt hại thêm cho cái gọi là quyền lực mềm của Trung Quốc.
Nhưng tình thế chưa phải là hết hy vọng. Kinh nghiệm cho thấy là chính sách ngoại giao và lập trường pháp lý của Trung Quốc không phải là đinh đóng cột. Nỗ lực mạnh mẽ của các quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc dùng ngoại giao và các định chế quốc tế để giải quyết có thể cuối cùng cho thấy hữu hiệu. Nếu tất cả các quốc gia liên hệ trong vùng Đông Hải và Biển Đông đem việc tranh chấp với Trung Quốc ra cho các định chế pháp lý quốc tế xét xử – hơn là chỉ dựa vào các cuộc thương thuyết song phương bất bình đẳng, kéo dài không kết quả, hoặc dựa vào động thái quân sự của Hoa Kỳ – thì hy vọng sẽ có bước ngoặt.
Điều ngạc nhiên là Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ, thường được xem là một lãnh tụ theo chủ nghĩa quốc gia, lại là một thí dụ khích lệ về cách hành xử của nước lớn trước một kết quả không như ý trong vụ xét xử của UNCLOS với một quốc gia láng giềng yếu hơn. Mặc dầu việc tranh chấp chủ quyền trong vịnh Bengal với Bangladesh không được xác nhận, Thủ tướng Modi vẫn bình tĩnh chấp nhận phán quyết của tòa hồi tháng Bảy năm 2014 hơn là xách động quần chúng để phản đối sự thiên vị của nước ngoài. Thủ tướng Modi nhấn mạnh là phán quyết của Tòa trọng tài đã thiết lập nền tảng cho sự hợp tác tương lai.
Bản đồ “lưỡi bò” 9 gạch của Trung Quốc. |
Các quốc gia tại Biển Đông nên theo gương Phi Luật Tân và đem các tranh chấp ra Tòa trọng tài, không những kiện Trung Quốc mà còn kiện lẫn nhau, nếu xét thấy cần thiết, để ngỏ hầu kích lên các cuộc đàm phán có kết quả. Sau khi hăm he nhiều lần sẽ thưa Trung Quốc ra tòa, Việt Nam quyết định chờ kết quả vụ kiện của Phi Luật Tân là hướng an toàn nhất, mặc dầu họ có bày tỏ sự hậu thuẫn cho Phi đối với Tòa trọng tài. Một số sự việc gần đây gợi cho thấy có thể Mã Lai và ngay cả Indonesia có thể dùng đến Tòa trọng tài nếu các hành động khiêu khích của Trung Quốc vẫn tiếp diễn.
Chọn lựa của Nhật Bản là điểm lý thú nhất để suy ngẫm. Nếu phán quyết vụ Phi không làm mất hiệu lực bản đồ “chín gạch” của Trung Quốc, thì Nhật Bản, là thành viên của UNCLOS, hậu thuẫn quyền tự do hải hành, cũng có thể kiện Trung Quốc ra tòa mặc dầu Nhật không phải là một quốc gia ven Biển Đông. Nhưng cũng như các quốc gia khác, Nhật cẩn thận chờ đợi kết quả của vụ kiện của Phi. Chính quyền Nhật cũng cho biết là nếu việc đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề đường biển tại Đông Hải không đi đến đâu thì Nhật có thể tính đến nhờ Tòa trọng tài.
Vụ kiện của Phi cũng làm nổi bật một thách thức luật pháp quốc tế cho Hoa Kỳ. Sau hơn ba thập niên kể từ khi hoàn tất hiệp ước UNCLOS, Washington vẫn chưa phê chuẩn nó, mặc dầu trong thực tế, Hoa Kỳ tuân thủ với hầu hết các điều khoản của hiệp ước như thông lệ pháp lý quốc tế. Mặc dầu có sự hậu thuẫn mạnh mẽ để phê chuẩn từ các đời tổng thống trước, giới chỉ huy quân đội, nội các, và các nhà ngoại giao, chuyên gia hàng đầu, Tổng thống Obama quyết định không tiến hành việc phê chuẩn để tránh đụng với Thượng Viện Hoa Kỳ rất đối nghịch.
An ninh quốc gia của Hoa Kỳ ngày càng liên quan nhiều đến các vấn đề về luật biển, và Hoa Kỳ ủng hộ việc các quốc gia khác thưa kiện Trung Quốc. Tiếc thay, không phê chuẩn UNCLOS đặt Washingon vào vị thế kém cõi, “làm giống như tôi nói, chứ đừng giống như tôi làm”. Không phê chuẩn UNCLOS sẽ làm Hoa Kỳ mất đi cơ hội can dự vào các vụ xử tranh chấp, trong cả các trường hợp dính đến Trung Quốc và đối với các quốc gia không nhìn nhận tuyên nhận chủ quyền biển của Hoa Kỳ. Điều này sẽ tạo ấn tượng sai lầm là tại Biển Đông, động thái quân sự là chọn lựa duy nhất của Hoa Kỳ để đối đầu lại với Trung Quốc.
Thái độ của chính quyền bà Thái Anh Văn trên vấn đề Biển Đông còn lệ thuộc vào nội dung phán quyết của Tòa trọng tài. |
Có nhiều triển vọng để dàn xếp hợp lý dựa trên các diễn giải có thẩm quyền về luật biển hơn là một sức mạnh đơn phương hống hách. Hiệp ước đánh cá năm 2013 giữa Nhật và Đài Loan, cũng như hiệp ước Vịnh Bắc Việt năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc, minh họa cho ưu điểm của việc thỏa thuận. Đàm phán rốt ráo và sáng tạo dựa vào các quyết định pháp lý quốc tế, có thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, phân định lằn ranh lãnh hải, chia sẻ tài nguyên kinh tế, và ngay cả biến các đảo có mục tiêu quân sự thành mục tiêu dân sự. Nhân viên đàm phán khéo léo có thể giúp Trung Quốc tránh mất thể diện.
Trung Quốc đã khoe sự trổi dậy hòa bình của họ hơn một thập niên nay, và họ đã cố gắng thuyết phục cộng đồng quốc tế là họ là một cường quốc có trách nhiệm tuân theo luật lệ. Trong những tình huống này, để thể hiện tầm cỡ chính khách và có lợi cho hòa bình tại Châu Á, Bắc Kinh nên chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài và dùng phán quyết đó làm nền tảng đàm phán để tìm sự dàn xếp hợp lý. Trong lúc đó, càng có nhiều quốc gia với đến pháp lý quốc tế thì càng tốt. Điều này có thể thúc đẩy cả Trung Quốc và Hoa Kỳ xem lại thái độ của mình và có hành động thích hợp để củng cố – chứ không làm yếu đi – hệ thống UNCLOS. Với tình hình nhạy cảm trong vùng biển quanh Trung Quốc, nền hòa bình quốc tế đang phụ thuộc vào nó.
Jerome A. Cohen
20/4/2106
Hoàng Thuyên lược dịch theo Foreign Policy
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016
Tương lai Việt Nam nhìn từ vụ chất cực độc Formosa
Lê Vĩnh
Sự kiện cá bị ngộ độc ở bờ biển miền Trung đến nay đã kéo dài 3 tuần, vấn đề thực ra không phải là quá phức tạp để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm, nhưng xem chừng như cả bộ máy công quyền và bộ máy lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam đều lúng túng trong vấn đề này một cách rất khó hiểu.
Đảng và chính quyền đã làm gì?
Khoan nói đến tác hại lâu dài, vấn đề cá chết vì nước biển ô nhiễm, ngay trước mắt đã khiến hàng trăm người phải đưa đến bệnh viện cấp cứu, hàng triệu người trong ba tỉnh bị nạn lâm vào cảnh bế tắc về sinh kế. Khối dân chúng này không chỉ là ngư dân mà cả những người buôn bán, chế biến ngư - hải sản, các cơ sở thương mại, dịch vụ du lịch (và các ngành nghề liên quan khách sạn, nhà hàng, vận chuyển).
Thế nhưng cả chính quyền địa phương lẫn trung ương đểu vẫn ngậm tăm, không thấy một lời thăm hỏi hay có một giải pháp nào ngoài việc hô hào dân chúng chôn cá chết. Một việc mà chẳng cần hô hào thì dân chúng vẫn phải tự động làm để bớt đi sự hôi thối nồng nặc. Tin tức cho biết, nhà cầm quyền không làm gì cả vì họ đang bận học tập nghị quyết xây dựng đảng.
Cá bắt đầu chết trắng biển từ ngày 6 Tháng Tư, nhưng mãi tới ngày 20 Tháng Tư, ông Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, mới yêu cầu chính quyền các địa phương có cá chết trắng biển “phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi để người dân không sử dụng cá chết làm thực phẩm cũng như làm thức ăn chăn nuôi.”
Đến ngày 23 Tháng Tư, ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, bảo rằng, cá chết vì nhiễm độc đã chôn rồi, nếu bắt được cá sống thì có thể ăn được. Khi bị báo giới chất vấn, làm sao biết được cá còn sống không bị nhiễm độc? Ông Tám bảo rằng: “Phải chờ cơ quan có chức năng xét nghiệm khẳng định” và “sắp tới mới làm!” Ông Tám còn động viên mọi người tắm biển nhưng lại không trả lời được là đã có nghiên cứu nào xác định biển đã an toàn hay chưa.
Toàn là nói chuyện huề vốn.
Tại những quốc gia dân chủ và nhân bản, chính quyền đã kêu gọi các tổ chức quần chúng, nghiệp đoàn, kể cả quân đội đến giúp người dân ven biển để gom cá và các loài hải sản bị chết hầu mang đi chôn hoặc đốt để giữ an toàn. Lý do là để lâu ngày, xác cá chết với những ruồi muỗi bu quanh rồi bay các nơi có thể gây ra những bệnh dịch nguy hiểm cho những vùng lân cận.
Những “phát hiện” của các cơ quan chức năng
Dù người dân không có trình độ chuyên môn cũng như phương tiện thử nghiệm, nhưng hầu hết đều đã có những suy nghĩ rất sớm hướng về nguyên nhân và thủ phạm là khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh thuộc Khu Kinh Tế Vũng Áng. Trong nỗ lực truy tìm nơi phát tán độc tố khiến cá biển chết hàng loạt, một số ngư dân tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã tự trang bị phương tiện, lặn tìm và phát hiện một đường ống xả thải phun ra thứ nước vàng đục hôi thối.
Việt Nam hiện đang có “lò ấp tiến sĩ” mỗi ngày “đẻ” ra một ông/bà tiến sĩ, nhưng chắc họ đang bận học tập nghị quyết đảng, nên ngư dân phải tự tìm nguyên nhân cá chết. Còn các quan cộng sản thì cứ đủng đỉnh như cố ý câu giờ để thủ phạm có thể phi tang xóa sạch dấu tích. Trong khi đó thì ai cũng biết thủ phạm có thừa thủ đoạn và trình độ để qua mặt, đấm mõm các quan đảng.
Ngoài những tuyên bố về nguyên nhân trên trời dưới đất như: “Cá chết có thể là do… sức ép của âm thanh”, có thể do động đất, v.v... (báo Nhân Dân của đảng mãi đến ngày 23 Tháng Tư mới có một bài viết về những nguyên nhân rất ’bác học’ như vừa kể); những tuyên bố khác của các quan chức đi vào trọng tâm của vụ việc cũng chẳng có gì mới hơn những gì dư luận đã đoán. Cái mới là những tuyên bố đó càng khiến người ta “lên ruột “ hơn.
Trong cuộc họp chiều 23-4 tại Hà Tĩnh, Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Võ Tuấn Nhân nói rằng, hệ thống xả nước thải của Formosa là hợp pháp, làm đúng quy trình, phía Formosa đều phải tuân thủ các quy trình xử lý chất thải một cách chặt chẽ, v.v... Tuy vậy, ông Nhân không biết họ xả cái gì, xả như thế nào. Ông thứ trưởng còn cho biết là, các thông số về môi trường phân tích như nhiệt độ, pH, độ mặn… đều nằm trong giới hạn cho phép.
Kết luận của ông Nhân về mọi thứ trong môi trường “đều nằm trong giới hạn cho phép” khiến dư luận châm biếm chắc là cá đánh nhau, hay tự tử, hoặc chết... đuối nên mới chết hàng loạt như vậy. Không những thế, chỉ hai ngày sau, trong một cuộc thử nghiệm nước ở Vũng Áng của giới truyền thông, cá bỏ vào nước chỉ 2 phút đã chết.
Cho đến sau cuộc họp ngày 24 Tháng Tư giữa Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ Tài Nguyên Môi Trường người ta vẫn chưa biết nguyên nhân làm cho cá chết, phải chờ đến ngày 29. Tuy nhiên kết quả cuộc họp đó cho biết Formosa có một số “vi phạm trong việc thực hiện súc rửa đường ống.”
Bên cạnh những tuyên bố loanh quanh của các quan chức Việt Nam thì có lẽ câu hỏi “Muốn bắt cá bắt tôm hay xây một nhà máy hiện đại?” của ông Chu Xuân Phàm, Giám Đốc Đối Ngoại của Formosa là rõ ràng và đi sát vấn đề nhất. Ông Chu Xuân Phàm còn nói rõ hơn: “Người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá”?
Vấn đề của Việt Nam nhìn từ vụ chết cá do chất độc của Formosa
Trong vụ cá chết ở bờ biển miền Trung vì chất thải của Formosa có ít nhất hai vấn đề hỗ tương với nhau để đưa Việt Nam vào chỗ cùng kiệt.
a/ Vấn đề chủ quyền đất nước
Khi vụ cá chết xảy ra người ta đã nhìn ngay vào Formosa. Các ban ngành chính quyền Việt Nam đều bảo không vào đó được vì có “yếu tố nước ngoài”. Theo luật quốc tế thì chỉ các toà đại sứ hoặc lãnh sự quán được coi như lãnh thổ của những nước liên hệ, mà nước chủ nhà không có quyền xâm nhập. Ở Việt Nam, dưới chế độ công sản, lại có thêm những “tô giới” khác của người Tàu được hưởng các đặc quyền như các cơ quan ngoại giao. Formosa với “yếu tố nước ngoài” chỉ là một.
Gần 10 năm trước, trong vụ công nhân Tàu phá làng phá xóm ở huyện Nghi Sơn (Hà Tĩnh), công an không dám vào và có muốn cũng không vào được. Video về vụ phá làng phá xóm đó phải mấy năm sau mới được đài truyền hình Hà Nội chiếu cho công chúng coi. Sau này những “tô giới” người Tàu như vậy mọc lên như nấm. Những khu công nghiệp lớn như Bauxite Tây Nguyên, Formosa; nhiều khu nghỉ dưỡng, khu bãi biển của người Tàu cũng vậy. Chủ quyền đất nước ở đâu trong những trường hợp này là câu hỏi mà Đảng Cộng Sản không bao giờ dám trả lời.
b/ Huỷ diệt môi sinh trên diện rộng
Đại khu công nghiệp Formosa tồn tại 70 năm là ít. Trước mắt “tô giới” này đang là điểm nóng bị nghi ngờ là thủ phạm thải độc chất cực mạnh giết cá, giết biển của Việt Nam như cuộc họp của Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng và cuộc thử nghiệm (2 phút là cá chết) cho biết. Vấn đề là, Formosa xả chất thải gì, xả như thế nào và vào những lúc nào thì không ai biết được, như Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Võ Tuấn Nhân đã thừa nhận.
Bây giờ chưa khánh thành, mới chạy thử mà đã như vậy. Đến lúc đi vào vận hành và được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” vì do có yếu tố nước ngoài thì chỉ có trời mới biết được trong gần 70 năm còn lại Formosa xả nước thải như thế nào. Câu hỏi mang tính cách hăm doạ nói trên của ông Chu Xuân Phàm cho thấy một tương lai không sáng sủa gì cho tương lai môi sinh ở bờ biển miền Trung.
Thủy lưu mùa này chạy về hướng nam, sang mùa hè sẽ đổi lên hướng bắc, báo trước môi sinh trong vùng vịnh Bắc Bộ sẽ dần dần bị hủy diệt.
Nếu tính thiệt hơn, chưa chắc đại khu công nghiệp này đã có lợi hơn toàn vùng kinh tế ven biển với ngư trường hàng triệu tấn cá tôm, với thương hiệu tôm cá Việt Nam xuất khẩu, với hàng triệu con người sinh sống ven bờ, với du lịch, dịch vụ và bao nhiêu thứ khác nữa.
Môi trường biển bị hủy diệt toàn diện từ tầng đáy san hô bị xâm hại đến chỗ bị hủy diệt. Sinh vật biển như rêu, tảo, các loại nhuyễn thể… bị chết. Xác cá chết, chim biển, chim trời xà xuống rỉa thịt, lăn ra chết (đã xuất hiện chim chết khi ăn xác cá). Bên cạnh đó là mầm ung thư vì môi sinh cho con người.
Chất cực độc trong nước thải công nghiệp ngấm xuống bùn, đến đời kiếp nào mới hết gây độc hại, bao giờ mới gột rửa được?
Mới năm ngoái ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng: "Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất lịch sử". Phải chăng hình ảnh trên là một phần trong sự “rực rỡ” của ông Trọng.
Sự kiện cá bị ngộ độc ở bờ biển miền Trung đến nay đã kéo dài 3 tuần, vấn đề thực ra không phải là quá phức tạp để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm, nhưng xem chừng như cả bộ máy công quyền và bộ máy lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam đều lúng túng trong vấn đề này một cách rất khó hiểu.
Đảng và chính quyền đã làm gì?
Khoan nói đến tác hại lâu dài, vấn đề cá chết vì nước biển ô nhiễm, ngay trước mắt đã khiến hàng trăm người phải đưa đến bệnh viện cấp cứu, hàng triệu người trong ba tỉnh bị nạn lâm vào cảnh bế tắc về sinh kế. Khối dân chúng này không chỉ là ngư dân mà cả những người buôn bán, chế biến ngư - hải sản, các cơ sở thương mại, dịch vụ du lịch (và các ngành nghề liên quan khách sạn, nhà hàng, vận chuyển).
Thế nhưng cả chính quyền địa phương lẫn trung ương đểu vẫn ngậm tăm, không thấy một lời thăm hỏi hay có một giải pháp nào ngoài việc hô hào dân chúng chôn cá chết. Một việc mà chẳng cần hô hào thì dân chúng vẫn phải tự động làm để bớt đi sự hôi thối nồng nặc. Tin tức cho biết, nhà cầm quyền không làm gì cả vì họ đang bận học tập nghị quyết xây dựng đảng.
Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường |
Đến ngày 23 Tháng Tư, ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, bảo rằng, cá chết vì nhiễm độc đã chôn rồi, nếu bắt được cá sống thì có thể ăn được. Khi bị báo giới chất vấn, làm sao biết được cá còn sống không bị nhiễm độc? Ông Tám bảo rằng: “Phải chờ cơ quan có chức năng xét nghiệm khẳng định” và “sắp tới mới làm!” Ông Tám còn động viên mọi người tắm biển nhưng lại không trả lời được là đã có nghiên cứu nào xác định biển đã an toàn hay chưa.
Toàn là nói chuyện huề vốn.
Tại những quốc gia dân chủ và nhân bản, chính quyền đã kêu gọi các tổ chức quần chúng, nghiệp đoàn, kể cả quân đội đến giúp người dân ven biển để gom cá và các loài hải sản bị chết hầu mang đi chôn hoặc đốt để giữ an toàn. Lý do là để lâu ngày, xác cá chết với những ruồi muỗi bu quanh rồi bay các nơi có thể gây ra những bệnh dịch nguy hiểm cho những vùng lân cận.
Những “phát hiện” của các cơ quan chức năng
Dù người dân không có trình độ chuyên môn cũng như phương tiện thử nghiệm, nhưng hầu hết đều đã có những suy nghĩ rất sớm hướng về nguyên nhân và thủ phạm là khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh thuộc Khu Kinh Tế Vũng Áng. Trong nỗ lực truy tìm nơi phát tán độc tố khiến cá biển chết hàng loạt, một số ngư dân tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã tự trang bị phương tiện, lặn tìm và phát hiện một đường ống xả thải phun ra thứ nước vàng đục hôi thối.
Việt Nam hiện đang có “lò ấp tiến sĩ” mỗi ngày “đẻ” ra một ông/bà tiến sĩ, nhưng chắc họ đang bận học tập nghị quyết đảng, nên ngư dân phải tự tìm nguyên nhân cá chết. Còn các quan cộng sản thì cứ đủng đỉnh như cố ý câu giờ để thủ phạm có thể phi tang xóa sạch dấu tích. Trong khi đó thì ai cũng biết thủ phạm có thừa thủ đoạn và trình độ để qua mặt, đấm mõm các quan đảng.
Ngoài những tuyên bố về nguyên nhân trên trời dưới đất như: “Cá chết có thể là do… sức ép của âm thanh”, có thể do động đất, v.v... (báo Nhân Dân của đảng mãi đến ngày 23 Tháng Tư mới có một bài viết về những nguyên nhân rất ’bác học’ như vừa kể); những tuyên bố khác của các quan chức đi vào trọng tâm của vụ việc cũng chẳng có gì mới hơn những gì dư luận đã đoán. Cái mới là những tuyên bố đó càng khiến người ta “lên ruột “ hơn.
Trong cuộc họp chiều 23-4 tại Hà Tĩnh, Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Võ Tuấn Nhân nói rằng, hệ thống xả nước thải của Formosa là hợp pháp, làm đúng quy trình, phía Formosa đều phải tuân thủ các quy trình xử lý chất thải một cách chặt chẽ, v.v... Tuy vậy, ông Nhân không biết họ xả cái gì, xả như thế nào. Ông thứ trưởng còn cho biết là, các thông số về môi trường phân tích như nhiệt độ, pH, độ mặn… đều nằm trong giới hạn cho phép.
Kết luận của ông Nhân về mọi thứ trong môi trường “đều nằm trong giới hạn cho phép” khiến dư luận châm biếm chắc là cá đánh nhau, hay tự tử, hoặc chết... đuối nên mới chết hàng loạt như vậy. Không những thế, chỉ hai ngày sau, trong một cuộc thử nghiệm nước ở Vũng Áng của giới truyền thông, cá bỏ vào nước chỉ 2 phút đã chết.
Cho đến sau cuộc họp ngày 24 Tháng Tư giữa Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ Tài Nguyên Môi Trường người ta vẫn chưa biết nguyên nhân làm cho cá chết, phải chờ đến ngày 29. Tuy nhiên kết quả cuộc họp đó cho biết Formosa có một số “vi phạm trong việc thực hiện súc rửa đường ống.”
Bên cạnh những tuyên bố loanh quanh của các quan chức Việt Nam thì có lẽ câu hỏi “Muốn bắt cá bắt tôm hay xây một nhà máy hiện đại?” của ông Chu Xuân Phàm, Giám Đốc Đối Ngoại của Formosa là rõ ràng và đi sát vấn đề nhất. Ông Chu Xuân Phàm còn nói rõ hơn: “Người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá”?
Vấn đề của Việt Nam nhìn từ vụ chết cá do chất độc của Formosa
Trong vụ cá chết ở bờ biển miền Trung vì chất thải của Formosa có ít nhất hai vấn đề hỗ tương với nhau để đưa Việt Nam vào chỗ cùng kiệt.
a/ Vấn đề chủ quyền đất nước
Khi vụ cá chết xảy ra người ta đã nhìn ngay vào Formosa. Các ban ngành chính quyền Việt Nam đều bảo không vào đó được vì có “yếu tố nước ngoài”. Theo luật quốc tế thì chỉ các toà đại sứ hoặc lãnh sự quán được coi như lãnh thổ của những nước liên hệ, mà nước chủ nhà không có quyền xâm nhập. Ở Việt Nam, dưới chế độ công sản, lại có thêm những “tô giới” khác của người Tàu được hưởng các đặc quyền như các cơ quan ngoại giao. Formosa với “yếu tố nước ngoài” chỉ là một.
Một khu "phố Tàu" tại xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: V.Đỉnh |
b/ Huỷ diệt môi sinh trên diện rộng
Đại khu công nghiệp Formosa tồn tại 70 năm là ít. Trước mắt “tô giới” này đang là điểm nóng bị nghi ngờ là thủ phạm thải độc chất cực mạnh giết cá, giết biển của Việt Nam như cuộc họp của Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng và cuộc thử nghiệm (2 phút là cá chết) cho biết. Vấn đề là, Formosa xả chất thải gì, xả như thế nào và vào những lúc nào thì không ai biết được, như Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Võ Tuấn Nhân đã thừa nhận.
Bây giờ chưa khánh thành, mới chạy thử mà đã như vậy. Đến lúc đi vào vận hành và được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” vì do có yếu tố nước ngoài thì chỉ có trời mới biết được trong gần 70 năm còn lại Formosa xả nước thải như thế nào. Câu hỏi mang tính cách hăm doạ nói trên của ông Chu Xuân Phàm cho thấy một tương lai không sáng sủa gì cho tương lai môi sinh ở bờ biển miền Trung.
Thủy lưu mùa này chạy về hướng nam, sang mùa hè sẽ đổi lên hướng bắc, báo trước môi sinh trong vùng vịnh Bắc Bộ sẽ dần dần bị hủy diệt.
Nếu tính thiệt hơn, chưa chắc đại khu công nghiệp này đã có lợi hơn toàn vùng kinh tế ven biển với ngư trường hàng triệu tấn cá tôm, với thương hiệu tôm cá Việt Nam xuất khẩu, với hàng triệu con người sinh sống ven bờ, với du lịch, dịch vụ và bao nhiêu thứ khác nữa.
Môi trường biển bị hủy diệt toàn diện từ tầng đáy san hô bị xâm hại đến chỗ bị hủy diệt. Sinh vật biển như rêu, tảo, các loại nhuyễn thể… bị chết. Xác cá chết, chim biển, chim trời xà xuống rỉa thịt, lăn ra chết (đã xuất hiện chim chết khi ăn xác cá). Bên cạnh đó là mầm ung thư vì môi sinh cho con người.
Chất cực độc trong nước thải công nghiệp ngấm xuống bùn, đến đời kiếp nào mới hết gây độc hại, bao giờ mới gột rửa được?
******
Mới năm ngoái ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng: "Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất lịch sử". Phải chăng hình ảnh trên là một phần trong sự “rực rỡ” của ông Trọng.
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016
19 tổ chức yêu cầu TT Obama nêu vấn đề nhân quyền khi đi VN
Trước chuyến công du Việt Nam sắp tới của Tổng Thống Obama, Đảng Việt Tân đã cùng với nhiều tổ chức nhân quyền gửi một lá thư yêu cầu Tổng Thống Obama đặt điều kiện với nhà cầm quyền CSVN phải có cải thiện nhân quyền đáng kể nếu muốn quan hệ Mỹ - Việt tiến xa hơn. Sau đây là nguyên văn lá thư gởi Tổng Thống Obama.
BBT- Web Việt Tân
Tổng Thống Barack Obama
The White House
1600 Pennsylvania Avenue
Washington, DC 20500
Kính thưa Tổng Thống Obama,
Chúng tôi đại diện một liên minh quốc tế bao gồm nhiều tổ chức nhân quyền, quy tụ lại vì có cùng mối quan tâm chung về việc Việt Nam liên tục đàn áp các quyền con người cơ bản của người dân. Trước chuyến công du Việt Nam sắp tới của Ông, chúng tôi viết thư này để nêu lên các vấn đề rất đáng quan ngại về sự tôn trọng những quyền cơ bản, luật pháp quốc tế, và nhân quyền của chính phủ Việt Nam.
Trong vài tháng tới, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ xem xét việc phê chuẩn Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo đó Việt Nam sẽ được nâng lên thành một đối tác giao thương toàn diện. Việt Nam cần được lưu ý về tầm quan trọng của những việc cần phải làm ngay để xác định cam kết của họ đối với các tiêu chuẩn về nhân quyền trong Hiệp Định TPP.
Điều cần được quan tâm đặc biệt là việc bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa và các nhà bất đồng chính kiến khi họ thực thi những quyền cơ bản về tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, và quyền hội họp một cách ôn hòa. Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động về quyền lao động, các bloggers, luật sư và những người ủng hộ nhân quyền đang bị giam giữ tùy tiện và bị truy tố mà không được bảo vệ theo đúng thủ tục dành cho họ theo luật quốc tế.
Ví dụ như trường hợp của Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, đã nhiều lần được nêu ra bởi cộng đồng quốc tế. Hai nhà hoạt động về quyền lao động đã bị giam giữ vào tháng 2 năm 2010 (cùng với Đỗ Thị Minh Hạnh, được thả vì lý do sức khỏe năm 2014) vì đã đoàn thể hóa một cách ôn hòa các công nhân một nhà máy giày. Sau khi bị giam giữ gần tám tháng trước khi xét xử và sau một phiên tòa đầy rẫy những vi phạm về tiêu chuẩn xét xử công bằng, hai người đã bị kết án 7 năm và 9 năm tù với tội danh mơ hồ là phá rối an ninh quốc gia. Ngày 14 Tháng 11 năm 2012, Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc Về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã xác nhận việc giam giữ ông Chương và ông Hùng là tùy tiện và kêu gọi phải trả tự do cho họ. Việt Nam lập luận với Ủy Ban rằng việc bắt giam họ là chính đáng vì họ là thành viên của một nhóm bất hợp pháp: công đoàn độc lập của họ. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam đã đồng ý là trong TPP các công đoàn độc lập sẽ được hợp pháp nhưng hơn ba năm rưỡi sau quyết định của UNWGAD kêu gọi trả tự do, hai ông này vẫn bị giam giữ một cách bất công.
Cộng đồng quốc tế cũng chỉ trích việc tiếp tục giam giữ Linh mục Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công Giáo La Mã và là một trong những nhà ủng hộ cải cách dân chủ nổi bật nhất tại Việt Nam. Cha Lý đã mòn mỏi trong tù 13 năm trong vòng 15 năm qua. Gần đây nhất là trong năm 2007, ông bị bắt vì bị cáo buộc tội “làm tổn hại nghiêm trọng an ninh quốc gia” vì đã toan tính tổ chức tẩy chay bầu cử trong cuộc bầu cử sắp tới. Mặc dù thực tế là Cha Lý đã bị kết án 8 năm tù và mặc dù là UNWGAD, trong phán quyết vào tháng 5 năm 2010, đã kêu gọi trả tự do cho ông, chính phủ Việt Nam vẫn không chịu trả tự do cho ông.
Những vụ hành hung các nhà hoạt động nhân quyền, thường là do nhân viên an ninh mặc thường phục, cũng đã trở nên phổ biến. Ngày 6 tháng 12 năm 2015, sau một buổi nói chuyện về quyền hiến định và quyền con người cơ bản, một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng nhất tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đài, đã bị khoảng 20 người tấn công đánh đập một cách dã man. Mười ngày sau, 16 tháng 12 năm 2015, ông bị bắt và ngay sau đó bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Đài hiện đã bị biệt giam hơn bốn tháng trong khi chờ phiên xử cứ liên tục bị hoãn.
Rất tiếc, ngay cả khi đã thỏa thuận khi vào TPP, việc đàn áp những tiếng nói độc lập tại Việt Nam không có dấu hiệu ngưng nghỉ. Chúng tôi đặc biệt lo âu trong tuần lễ cuối của Tháng Ba khi Việt Nam kết án 7 người gồm bloggers và các nhà hoạt động nhân quyền từ năm tháng đến năm năm tù. Những người này gồm blogger Nguyễn Hữu Vinh và người đồng nghiệp Nguyễn Thị Minh Thúy, nhà vận động chống tham nhũng Đinh Tất Thắng, blogger Nguyễn Đình Ngọc, các nhà đấu tranh cho quyền sở hữu ruộng đất Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé Hai, và Nguyễn Thị Trí.
Chúng tôi đánh giá cao việc Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố cam kết của mình trong việc đặt vấn đề nhân quyền với giới chức Việt Nam, đặc biệt là phát biểu gần đây của Ngoại Trưởng Kerry rằng Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục yêu cầu Việt Nam cải tổ một số điều luật thường được sử dụng để giam giữ và kết án những người bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa.” Chúng tôi yêu cầu Ông, trước và trong chuyến công du, nhấn mạnh với chính phủ Việt Nam rằng việc họ từ chối không cho phép những vận động nhân quyền ôn hòa sẽ cản trở sự tiến triển trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam và đe dọa khả năng tham gia TPP của Việt Nam. Chúng tôi cũng đề nghị ông yêu cầu chính phủ Việt Nam bãi bỏ những điều luật và nghị định phủ nhận quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội và hội họp ôn hòa, thay vào đó hãy ban hành luật lệ để hệ thống hóa và bảo vệ các quyền con người cơ bản.
Thả các tù nhân chính trị sẽ là một bước quan trọng để chứng tỏ rằng Việt Nam coi trọng việc đạt mục tiêu nhân quyền. Vì vậy chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu ông, nhân cơ hội công du Việt Nam, làm sáng tỏ công khai hay trong thảo luận riêng, rằng quan hệ Mỹ – Việt trên cơ bản sẽ không tiến triển nếu không có những cải thiện đáng kể về nhân quyền, bao gồm việc phóng thích các nhà hoạt động bị giam giữ, chấm dứt việc sách nhiễu các tổ chức xã hội dân sự, và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trân trọng,
Advisory Committee on Religious Freedom for Vietnam
Trân trọng,
Advisory Committee on Religious Freedom for Vietnam
Boat People SOS
Christian Solidarity Worldwide, UK
Coalition for a Free and Democratic Vietnam
Freedom House
Freedom Now
Human Rights Foundation
Human Rights Watch
Lawyers for Lawyers
Lawyers Rights Watch Canada
Montagnard Human Rights Organization
PEN American Center
PEN Centre Suisse Romand
PEN International
Rallying For Democracy
Reporters Without Borders USA
Vietnam Human Rights Network
Vietnam for Progress
Viet Tan********
April 26, 2016
President Barack Obama
Dear President Obama,
We represent a broad, international coalition of human rights organizations, brought together by our common concern over Vietnam’s continued repression of its citizens’ fundamental human rights. In advance of your upcoming visit to Vietnam, we write to raise issues of significant concern about the Vietnamese government’s respect for fundamental rights, international law, and human rights.
Sometime in the next few months the United States Congress will consider whether to ratify the Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP), which would elevate Vietnam as a full trading partner. Vietnam must be made aware of the importance of taking action now to confirm its commitment to the human rights standards embedded in the Trans-Pacific Partnership Agreement.
Of particular concern is the imprisonment of peaceful activists and dissidents who exercise their basic rights to expression and belief and peaceable association and assembly. In Vietnam, religious leaders, labor rights activists, bloggers, lawyers, and human rights advocates are being arbitrarily detained and prosecuted without the due process protections afforded to them under international law.
The case of Doan Huy Chuong and Nguyen Hoang Quoc Hung, for example, has been repeatedly raised by the international community. The two labor activists were detained in February 2010 (along with Do Thi Minh Hanh, who was released on medical grounds in 2014) for peacefully organizing workers at a shoe factory. After being held for nearly eight months in pre-trial detention and after a trial plagued with violations of fair trial standards, the two men were convicted on vague charges of disrupting national security and sentenced to seven years and nine years in prison, respectively. On November 14, 2012, the United Nations Working Group on Arbitrary Detention (UNWGAD) confirmed that the detention of Mr. Chuong and Mr. Hung was arbitrary and called for their release. Notably, Vietnam argued to the UNWGAD that the detention of these peaceful labor activists was justified because they were members of an illegal group: their independent union. Yet, despite Vietnam agreeing as part of the TPP that independent unions would be legal, more than three and a half years after the UNWGAD decision calling for their release, these two men remain unjustly imprisoned.
The international community has also decried the continued imprisonment of Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who remains one of Vietnam’s most prominent advocates for democratic reform. Father Ly has languished in prison for 13 out of the last 15 years. His most recent arrest in 2007 was for allegedly committing “very serious crimes that harmed national security” by attempting to organize a boycott of an upcoming election. Despite the fact that Father Ly was sentenced to eight years and despite that fact that the UNWGAD called for his release in an opinion adopted in May 2010, the government has failed to release him.
Physical assaults against rights campaigners, often by plainclothes agents, have also become common. On December 6, 2015, after giving a talk about constitutional and basic human rights, one of Vietnam’s most prominent human rights lawyers, Nguyen Van Dai, was badly beaten by about 20 assailants. Ten days later, on December 16, 2015, he was arrested and shortly thereafter charged with “conducting propaganda against the state”. Mr. Dai has now been sitting incommunicado in pre-trial detention for over four months, awaiting a continually postponed trial.
Unfortunately, even in light of the agreements it has made as part of the TPP, Vietnam’s crackdown on independent voices shows no signs of ceasing. We are particularly disturbed that in the final week of March, Vietnam convicted seven bloggers and human rights activists to prison terms ranging from seven months to five years. These include blogger Nguyen Huu Vinh, his colleague Nguyen Thi Minh Thuy, anti-corruption campaigner Dinh Tat Thang, blogger Nguyen Dinh Ngoc, and lands rights activists Ngo Thi Minh Uoc, Nguyen Thi Be Hai, and Nguyen Thi Tri.
We appreciate that the United States has openly stated its commitment to raising the issue of human rights with Vietnamese officials, particularly Secretary Kerry’s recent remarks that the United States “will continue to urge Vietnam to reform certain laws that may have been used to arrest or convict somebody for expressing a peaceful point of view.” We ask that, prior to and during your trip, you emphasize to the government of Vietnam that its continued refusal to permit peaceful advocacy for basic human rights impedes the progression of U.S.-Vietnamese relations and threatens Vietnam’s ability to participate in the TPP. We also ask that you request that the government of Vietnam repeal all laws and administrative decrees that deny freedom of expression, association, and peaceful assembly and enact laws codifying and protecting the fundamental human rights.
Releasing its political prisoners would be an important step in demonstrating that Vietnam is serious about achieving these human rights goals. We therefore strongly urge you to take the opportunity of your visit to Vietnam to make clear, both in private and in public, that U.S.-Vietnamese relationship will not fundamentally advance absent meaningful human rights improvements, including the release of imprisoned activists, an end to harassment of civil society groups, and respect for international law.
Sincerely,
Boat People SOS
Christian Solidarity Worldwide, UK
Coalition for a Free and Democratic Vietnam
Freedom House
Freedom Now
Human Rights Foundation
Human Rights Watch
Lawyers for Lawyers
Lawyers Rights Watch Canada
Montagnard Human Rights Organization
PEN American Center
PEN Centre Suisse Romand
PEN International
Rallying For Democracy
Reporters Without Borders USA
Vietnam Human Rights Network
Vietnam for Progress
Viet Tan
Nguồn: Freedom Now
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)