Vương Trí Dũng
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan là một diễn viên. Tổng thống Nga Putin là một điệp viên KGB. Thủ tướng Đức Angela Merkel là nhà vật lý. Có biết bao nhiêu thí dụ chứng minh rằng quản lý nhà nước không phải là nghề riêng của một nhóm người nào đó. Không chỉ những người làm chính trị mới được đặc quyền quản lý nhà nước. Vậy mà ở Việt Nam chỉ có đảng cộng sản mới có quyền lãnh đạo đất nước. Quyền lãnh đạo được đảng cộng sản hiến định trong Hiến pháp. Tuy vậy chỉ một nhóm rất nhỏ trong số hơn ba triệu đảng viên cộng sản mới thực sự được tham gia bộ máy điều hành đất nước. Thật phi lý.
Lớp bồi bút
Điều phi lý đó đang bị xã hội lên án. Trong thời gian góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa qua, hàng trăm ngàn nhân sỹ trí thức học sinh sinh viên đã cất tiếng nói mạnh mẽ đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp ghi quyền lãnh đạo đất nước chỉ dành riêng cho đảng cộng sản. Nhà cầm quyền hiện thời đã gọi họ là “Thế lực thù địch”.
Nhiều người nghiên cứu trong các lĩnh vực văn học, toán học, vật lý, công nghệ và kỹ thuật đã tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp cũng như phản biện đối với các chính sách của chính quyền. Đó là quyền lợi và nghĩa vụ đương nhiên của một công dân. Việc tự do thể hiện chính kiến là một tiêu chuẩn dân chủ sơ đẳng. Thế nhưng một số người bảo vệ sự độc trị của đảng cộng sản đã phản ứng một cách rất hoang dã:
1. Một cách hàm hồ, họ gọi những người phản đối sự độc trị của đảng cộng sản là “Thế lực thù địch” và cố tình gán ghép đấy là “Thế lực thù địch” với Tổ quốc. Để từ đó áp dụng những biện pháp trấn áp bao gồm cả tù đày khủng bố. Ngang nhiên trắng trợn, họ tự đồng nhất đảng cộng sản với Tổ quốc.
2. Họ chê bai những trí thức tham gia phản biện là dốt kém chuyên môn mà lại đi phán chuyện chính trị. Họ cho rằng các chuyên gia trong lĩnh vực văn học, toán học và các khoa học khác không đủ trình độ để bàn luận chính sách lãnh đạo quản lý đất nước. Theo cách nhìn của họ thì chỉ những người đang nằm trong đội ngũ cầm quyền hiện nay mới xứng đáng để nói về chính sách quản lý nhà nước, bất chấp trước đó họ xuất thân từ nghề gì.
3. Đi xa hơn, một số còn bảo vệ mù quáng cho chính sách lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc. Họ chửi bới miệt thị tất cả những ai thể hiện chính kiến độc lập tự chủ với Trung Quốc. Vô tình hay cố ý họ đã trở thành lớp bồi bút bảo vệ sự “Bắc thuộc”.
4. Trong số đó, không loại trừ là có cả những người Tàu đang sống đầy rẫy trên khắp đất nước Việt Nam, đã lập ra các trang mạng để đả kích lăng nhục với tất cả những ai muốn có chính sách không phụ thuộc vàoTrung Quốc.
Lãnh đạo đất nước không thể là đặc quyền riêng của đảng cộng sản. Bảo vệ đảng cộng sản là tùy chính kiến từng người. Nhưng vì nó mà biến mình thành bồi bút phục vụ ngoại bang thì không chỉ nhục nhã mà còn có tội với Tổ quốc. Thật là nguy hiểm khi trong lòng đất nước chúng ta lại đang hình thành lớp bồi bút như vậy.
V.T.D.
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013
’Ngày tang khốc cho dân tộc Việt Nam’
Võ Thị Hảo
28/11/2013, ngày mà QH khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi (HP), với tỉ lệ tán thành gần tuyệt đối 9, 59% đã tiếp nối bữa tiệc mừng kéo dài của một nhóm quyền lợi gần như vô giới hạn, nhưng lại là một ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền của người dân Việt Nam.
Tại điều 4 của HP này quy định đặc quyền cho đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế thì đó là một sự thụt lùi hoàn toàn về dân chủ so với HP 1946 cách đây đã gần một thế kỷ bởi chính điều này sẽ biến tất cả những quy định khác về tự do và nhân quyền của người dân VN ghi trong HP và các bộ luật khác trở thành giả hiệu.
Trong lời nói đầu của HP ghi rằng”nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”. Điều đó có đáng tin?
Ông Uông Chu lưu, Phó chủ tịch QH đã trả lời PV báo Tuổi trẻ(ngày (29/11/2013): “… quá trình tham gia, quá trình chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp thì có thể nói rằng đây là một quá trình thể chế hóa cương lĩnh, cụ thể hóa những điểm lớn, những mục tiêu lớn mà Đảng đã đề ra”.
Thực tế là người dân có góp ý về dự thảo HP, nhưng đây là HP của QH, dưới chỉ thị trực tiếp của đảng, và HP đã gạt ra ngoài những điều cơ bản nhất để bảo vệ cho quyền lợi nhân dân, chẳng hạn như quyền sở hữu về đất đai, và quy định đảng CS là lực lượng lãnh đạo xã hội VN như trên. Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một “thòng lọng” khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó như đã xảy ra lâu nay : “ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Người dân VN đã quá cay đắng khổ ải với câu “Theo quy định của pháp luật” này. Nghĩa là, sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn khi nợ công đến nay đã vượt 95% GDP, có người cho rằng là 105%, ( ngưỡng an toàn là dưới 60%) nếu tính cả phần nhà nước bảo lãnh cho Vinashin như thực tế đã diễn ra ngày một trầm trọng nhưng trong HP vẫn quy định “doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chủ đạo…”.
Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Phan Trung Lý nhận định, việc ban hành các văn bản hướng dẫn không đảm bảo nhiều yếu tố về thời hạn, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, quy trình, thủ tục ban hành văn bản cũng bị vi phạm. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, làm mất ý nghĩa thực tiễn của các văn bản pháp luật. Không chỉ ban hành chậm, trong số 1.761 văn bản của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đã có 223 văn bản có dấu hiệu vi phạm…, không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật…Trong một số trường hợp là do ijc ích cục bộ của bộ, ngành((theo Đầu tư và chứng khoán, 22/10/2013).
Tình trạng vi hiến của các Bộ ngành và vô số tổ chức, cá nhân nắm quyền lực khác đã diễn ra kể từ khi có mặt thể chế độc tài, ngày càng nghiêm trọng và không thể khắc phục được, dù ở các bộ ngành đều có những bộ phận phụ trách pháp chế. Vi hiến là một tội rất nặng, mang tính bất tuân luật pháp và phá hoại đất nước, nhưng những người soạn và ban hành những văn bản vi hiến, phạm luật lại không hề hấn gì, vẫn ngang nhiên tồn tại, vi hiến và thăng tiến tiếp. Biết tình trạng đó, nhưng HP này vẫn bỏ ra ngoài đề xuất về cơ chế bảo hiến, chẳng hạn như Tòa án HP, nghĩa là các tổ chức và cá nhân có quyền lực cứ tiếp tục vi phạm khi họ muốn.
’Dung dưỡng tham nhũng’
Thực tế đã chứng minh, môi trường thể chế ấy đã sinh ra và dung dưỡng vô số những kẻ lạm dụng – tham nhũng. Đó là loài “đỉa – người” đang hút kiệt xương máu của nhân dân.
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, việc xử lý hành vi tham nhũng cẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật hành chính, không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án. Tham nhũng trong các cơ quan tư pháp cũng diễn ra nghiêm trọng, chiếm 10% các vụ án tham nhũng đã phát hiện trong toàn quốc (kể từ 1/10/2010 đến 30/4/2013) .
Theo một khảo sát quốc tế trong năm 2011, người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số VN (16,1 triệu người), người lao động thu nhập 5 đôla/ngày chiếm đến 70,4% dân số (63,1 triệu người). Tổng số khoảng 79,2 triệu người so với khoảng 89,2 triệu dân tại Việt Nam, theo TBKTSG Online.
Số dân nghèo ấy cho đến năm 2013 thì càng kiệt quệ thêm do khủng hoảng kinh tế, do lạm phát phi mã, cao nhất Châu á(?), do hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, ngừng kinh doanh mỗi năm và do thất nghiệp, đặc biệt do lũ lụt gây ra bởi thiên tai và thủy điện xả lũ “hủy diệt” nhiều mạng người và tài sản, môi trường sống của người dân. Trong khi đó, giá của các mặt hàng độc quyền như điện, xăng dầu, giáo dục, y tế, dịch vụ, các loại phí, lệ phí đều tăng phi mã.
Đã thế trên đầu mỗi người dân, tỉ lệ nợ công cũng tăng vụt. Tính đến ngày 24/11/2013, mỗi người dân VN, kể cả đứa trẻ mới sinh ra, cũng phải gánh trên vai mình hơn 18.000.000đ nợ cho một chính phủ hoạt động kém hiệu quả và để tham nhũng tràn lan, ở mức một trong những nước đứng đầu thế giới về chỉ số tham nhũng.
Theo TS Vũ Quang Việt- nguyên Vụ trưởng vụ Tài khoản Quốc gia của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, thì nợ công VN lên tới 105% GDP, vượt xa so với con số báo cáo của CP và vượt xa ngưỡng an toàn(65%) cho một nền kinh tế, vẫn theo TBKTSG Online.
Cứ 3 tháng, người dân VN, thông qua ngân sách quốc gia, lại oằn lưng trả khoảng 1 tỉ USD tiền nợ công thay cho những kẻ “hút máu” của đất nước. Trong đó, khối doanh nghiệp nhà nước, được ưu đãi mọi cơ hội từ cơ chế, sự độc quyền, vốn…đã đem lại những khoản nợ khổng lồ.
Báo cáo của nhóm chuyên gia trong Ủy ban kinh tế của QH kết luật rằng khu vực DNNN “có quy mô lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả đã góp phần kéo dài giai đoạn suy thoái kinh tế của Việt Nam hiện nay”.
Thế nhưng những con nợ kếch xù ấy vẫn được QH ưu đãi tiếp trong HP “DN nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
’Không đáng ngạc nhiên’
Tỉ lệ tán thành thông qua HP gần như tuyệt đối ấy không đáng ngạc nhiên. Nó đã được “cài đặt” từ trong thành phần của QH, khi hơn 90% ĐBQH là đảng viên cộng sản, và hầu hết đều đang nằm trong hoặc dính dáng tới hệ thống quyền lợi của bộ máy thể chế hiện tại. Họ chọn bỏ phiếu ưu tiên cho quyền lợi mình và nhóm mình.
Có thể thấy rõ, HP độc đảng là bấu víu sống còn của hệ thống tham nhũng VN. Để tha hồ tham lam, cấu kết cướp bóc và hành ác với dân bằng mọi giá để thu lợi riêng, để không phải chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì, họ phải bằng mọi giá có được một HP hỗ trợ cho thể chế khiếm khuyết bằng mọi giá. Những tiếng nói trung chính trong QH cực kỳ hiếm hoi và bị át đi bởi dàn đồng ca rầm rộ cho quyền lợi riêng, quyền lợi nhóm mà đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và đất nước.
Khi HP ấy được thông qua, đó là lúc tiếng kèn xung trận của lũ tham nhũng, dối trá, vô trách nhiệm, bán nước, tàn hại đất nước cũng vang lên chói tai, cố tình át tiếng khóc và tiếng kêu của hàng chục triệu dân lương thiện.
Khi đó sẽ tiếp tục là tháng năm dằng dặc của những người nông dân bị cướp đất, là những đêm đen tham nhũng, những lãnh đạo thụt két công quỹ, tiếp tục những doanh nghiệp nhà nước độc quyền bóp chết những doanh nhiệp tư nhân, tiếp tục sự tăng giá vô tội vạ nhằm vét máu mỡ của dân để chi tiêu vô độ, những dự án ma, những kẻ rút ruột hàng ngàn hàng ngàn tỉ, của nạn nhà chức trách kết hợp côn đồ ăn hiếp dân lành, là nạn suy đồi đạo đức và văn hóa, là nạn bằng giả tràn lan, vô số người hành nghề y tế đợi dân ốm đau để xâu vào moi móc tiền bạc như giống diều quạ ăn trên xác chết…
Đó sẽ là bản trường ca như nhiều người đã nhận định: cả VN chỉ có một Tổng biên tập là Ban tuyên giáo trung ương” nên sự thật lại tiếp tục bị bưng bít, tiếp tục vô số vụ oan án vì bức cung ép cung , chạy án và án bỏ túi. Và những “trái bom nước” sẽ tiếp tục nổ trên đầu người dân, mà những kẻ vận hành điềm nhiên một tay tận diệt rừng quốc gia, một tay bỏ tiền vào túi riêng, một tay “bấm nút bom nước nổ” giết hàng loạt dân và tận diệt tài sản, môi trường sống của họ mà không thèm báo trước để họ chạy tìm đường sống nhưng vẫn được nhà chức trách bảo kê bằng câu “xả lũ đúng quy trình”.
Không phải không tiên liệu trước điều này, nhưng những ai còn chưa vô cảm, còn quan tâm đến tương lai đất nước vẫn không thể không thêm một lần chít chiếc khăn tang khốc cho tự do và nhân quyền của người VN.
’Đỉa – người, thể chế’
Làm sao có thể không buồn đau khi chính HP này đã khước từ thời cơ tránh cho VN họa ngoại xâm, nguy cơ nội loạn, diệt trừ được loài đỉa – người tham nhũng đang đeo bám hút máu trên cổ người dân VN để làm lành mạnh thể chế?!
Làm sao không là tang khốc cho đất nước, trước việc kéo dài những “lỗi hệ thống, lỗi thể chế” dẫn tới hàng trăm hàng ngàn con đỉa – người kếch xù đeo bám vĩnh viễn hút máu trên cổ người dân?!
Loài đỉa thật chỉ hút máu no thì tự rơi xuống, chúng chỉ kiếm máu đủ nuôi bản thân chúng mà thôi. Nguy hại hơn, những con đỉa – người đó hút máu không biết thế nào là no chán, chúng không ngơi tích trữ hàng kho máu, hồ máu, sông máu cho lũ con cháu nhiều đời sau.
Chúng hút máu no kễnh mà không rụng xuống, vì chúng đã biến thành “ma cà rồng” và được nâng đỡ bảo vệ bởi những khiếm khuyết thể chế.
Và ngay cả so sánh những kẻ đó với ma cà rồng cũng là xúc phạm cả ma cà rồng, vì ma cà rồng dù ác nhưng cũng chỉ hút máu đủ no nuôi thân chúng trong vài ngày rồi đến lúc đói lại mới lại đi hút máu tiếp.
Điều gây phẫn nộ đối với người VN là có cơ sở từ công lý đương nhiên. HP không có quyền loại trừ sự tồn tại của Đảng Cộng sản hoặc ép buộc một nhóm người nào đó từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhưng tuyệt đối không được phép quy định quyền lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản hay bất kỳ đảng phái khác, vì ngoài đảng này, HP không được tước đoạt quyền bình đẳng của hơn 90% người VN khác.
Hơn 90% người VN này hiện đang chưa chọn là đảng viên Cộng sản, không lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng, vì thế, không có lý do gì lại chấp nhận sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản. Nhiều người trong số họ có thể không biết đến HP, nhưng họ biết thực tế nhỡn tiền rằng, ngay cả những nước vốn là cái nôi kếch xù của cộng sản như Đông Đức, Liên Xô và khối Đông Âu, sau khi theo đuổi chủ nghĩa này trong hơn nửa thế kỷ, cũng đã phải ghê sợ từ bỏ ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
’Chờ Quốc hội thật’
Bởi vậy mới càng đau xót rằng, người VN dù đã đổ bao xương máu để dựng lên và nuôi dưỡng thể chế này, nhưng chưa bao giờ có được một thành phần QH đủ khách quan và công bằng. Muốn có một QH “sạch” như vậy, ngoài việc được ứng cử và bầu cử một cách tự do và dân chủ không giả hiệu, họ phải khước từ mọi chức vụ trong các cơ quan công quyền…. Đây là điều tối thiểu phải có đối với một QH – nghị viện đúng nghĩa, mà HP Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới đã quy định và bảo vệ như con ngươi của mắt mình:
“Không một Thượng nghị sĩ nào hoặc một Hạ nghị sĩ nào trong suốt nhiệm kì của mình, có quyền được bổ nhiệm giữ một chức vụ hành chính nào thuộc thẩm quyền Hiệp Chúng Quốc sẽ được thành lập sau này, và có một số lương bổng sẽ được tăng gia trong nhiệm kì đó; và không một người nào đã giữ bất cứ một chức vụ nào trong chính phủ Hiệp Chúng Quốc có quyền được là một nhân viên của bất cứ viện nào trong hai viện, trong khi hãy còn giữ chức vụ trong chính phủ, theo Phụ bản 1: Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa kỳ ngày 4/3/1789.
Tu chính án Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng quy định: “Nghị viện sẽ không thảo một đạo luật nào để thiết lập một tôn giáo hoặc để cấm đoán tự do tôn giáo; để hạn chế tự do ngôn luận hoặc tự do báo chí; hoặc để hạn chế quyền của dân chúng được hội họp ôn hòa và đưa lên chính phủ các điều thỉnh cầu bày tỏ những nỗi bất bình của họ”.
Từ ngày lập quốc đến nay, VN đã luôn bỏ qua điều kiện tối thiểu này nên dẫn tới một QH mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia là sau khi thông qua HP 2013 đã “có tội với người dân và đất nước VN”.
Những quy định được nhiều người bất bình cho là “cưỡng đoạt” quyền lợi của nhân dân” trong HP mới đã ngay lập tức gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng truyền thông xã hội trong và ngoài nước, dù còn nằm trong đe dọa của Nghị định 72 và Nghị định 174/2013/NĐ-CP – hai Nghị định được ban hành dồn dập gần đây mà nhiều luật gia và Tổ chức nhân quyền, Hội Văn bút quốc tế …và nhiều nước cho là vi hiến, ngược lại những cam kết quốc tế về tự do ngôn luận và quyền con người.
Bên cạnh đó, một “Hội những người phản đối HP mới” đã được thành lập và ngay lập tức có tới hơn 1.000 thành viên được công bố công khai trên mạng Internet.
’Dân mạnh hơn súng’
Nhiều nhân sĩ trí thức và những người ủng hộ cũng đã đưa ra “Bản tuyên bố phản đối HP mới”:
“… Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình…”.
Bản tuyên bố này yêu cầu Đảng, CP và QH tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, không để cho những quy định dưới HP vô hiệu hóa những quyền này và làm mọi việc để sắp tới có một cuộc bầu cử QH trung thực, đồng thời kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài”tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia”.
Người VN biết 28/11/2013 là ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền VN, nhưng là để lương tri người người tiếp tục tỉnh thức, để không ngã lòng và tiếp tục kiên trì cho lẽ sống cùng chung tay phấn đấu cho công lý và bình đẳng cho mọi người VN.
Đương nhiên lịch sử sẽ ghi nhớ và phán xét về trách nhiệm của họ trước Tổ quốc, trước nhân dân vì đã chối bỏ mệnh lệnh của thời đại, tiếp tục tước đoạt thời cơ cho nhân dân VN có được một thể chế lành mạnh hợp tự nhiên, đã được quy định ngay trong Tuyên ngôn độc lập và HP 1946.
Bằng việc tiếp tục đặt cho mình vị trí độc tôn, qua HP và lần ’sửa mà không đổi’ này, đảng cộng sản VN cũng đã tự triệt tiêu mọi cơ hội cho chính đảng này tự cắt bỏ những khối ung thư trong cơ thể mình để thoát khỏi tình trạng nguy ngập toàn diện hiện nay và để có năng lực cạnh tranh.
Nên nhớ, gươm súng là một sức mạnh, nhưng lịch sử loài người đã chứng tỏ lòng dân cuối cùng cũng mạnh hơn gươm súng.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nhà văn, nhà báo đang sinh sống tại Hà Nội.
Nguồn: BBC
28/11/2013, ngày mà QH khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi (HP), với tỉ lệ tán thành gần tuyệt đối 9, 59% đã tiếp nối bữa tiệc mừng kéo dài của một nhóm quyền lợi gần như vô giới hạn, nhưng lại là một ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền của người dân Việt Nam.
Tại điều 4 của HP này quy định đặc quyền cho đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế thì đó là một sự thụt lùi hoàn toàn về dân chủ so với HP 1946 cách đây đã gần một thế kỷ bởi chính điều này sẽ biến tất cả những quy định khác về tự do và nhân quyền của người dân VN ghi trong HP và các bộ luật khác trở thành giả hiệu.
Trong lời nói đầu của HP ghi rằng”nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”. Điều đó có đáng tin?
Ông Uông Chu lưu, Phó chủ tịch QH đã trả lời PV báo Tuổi trẻ(ngày (29/11/2013): “… quá trình tham gia, quá trình chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp thì có thể nói rằng đây là một quá trình thể chế hóa cương lĩnh, cụ thể hóa những điểm lớn, những mục tiêu lớn mà Đảng đã đề ra”.
Thực tế là người dân có góp ý về dự thảo HP, nhưng đây là HP của QH, dưới chỉ thị trực tiếp của đảng, và HP đã gạt ra ngoài những điều cơ bản nhất để bảo vệ cho quyền lợi nhân dân, chẳng hạn như quyền sở hữu về đất đai, và quy định đảng CS là lực lượng lãnh đạo xã hội VN như trên. Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một “thòng lọng” khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó như đã xảy ra lâu nay : “ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Người dân VN đã quá cay đắng khổ ải với câu “Theo quy định của pháp luật” này. Nghĩa là, sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn khi nợ công đến nay đã vượt 95% GDP, có người cho rằng là 105%, ( ngưỡng an toàn là dưới 60%) nếu tính cả phần nhà nước bảo lãnh cho Vinashin như thực tế đã diễn ra ngày một trầm trọng nhưng trong HP vẫn quy định “doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chủ đạo…”.
Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Phan Trung Lý nhận định, việc ban hành các văn bản hướng dẫn không đảm bảo nhiều yếu tố về thời hạn, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, quy trình, thủ tục ban hành văn bản cũng bị vi phạm. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, làm mất ý nghĩa thực tiễn của các văn bản pháp luật. Không chỉ ban hành chậm, trong số 1.761 văn bản của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đã có 223 văn bản có dấu hiệu vi phạm…, không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật…Trong một số trường hợp là do ijc ích cục bộ của bộ, ngành((theo Đầu tư và chứng khoán, 22/10/2013).
Tình trạng vi hiến của các Bộ ngành và vô số tổ chức, cá nhân nắm quyền lực khác đã diễn ra kể từ khi có mặt thể chế độc tài, ngày càng nghiêm trọng và không thể khắc phục được, dù ở các bộ ngành đều có những bộ phận phụ trách pháp chế. Vi hiến là một tội rất nặng, mang tính bất tuân luật pháp và phá hoại đất nước, nhưng những người soạn và ban hành những văn bản vi hiến, phạm luật lại không hề hấn gì, vẫn ngang nhiên tồn tại, vi hiến và thăng tiến tiếp. Biết tình trạng đó, nhưng HP này vẫn bỏ ra ngoài đề xuất về cơ chế bảo hiến, chẳng hạn như Tòa án HP, nghĩa là các tổ chức và cá nhân có quyền lực cứ tiếp tục vi phạm khi họ muốn.
’Dung dưỡng tham nhũng’
Thực tế đã chứng minh, môi trường thể chế ấy đã sinh ra và dung dưỡng vô số những kẻ lạm dụng – tham nhũng. Đó là loài “đỉa – người” đang hút kiệt xương máu của nhân dân.
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, việc xử lý hành vi tham nhũng cẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật hành chính, không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án. Tham nhũng trong các cơ quan tư pháp cũng diễn ra nghiêm trọng, chiếm 10% các vụ án tham nhũng đã phát hiện trong toàn quốc (kể từ 1/10/2010 đến 30/4/2013) .
Theo một khảo sát quốc tế trong năm 2011, người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số VN (16,1 triệu người), người lao động thu nhập 5 đôla/ngày chiếm đến 70,4% dân số (63,1 triệu người). Tổng số khoảng 79,2 triệu người so với khoảng 89,2 triệu dân tại Việt Nam, theo TBKTSG Online.
Số dân nghèo ấy cho đến năm 2013 thì càng kiệt quệ thêm do khủng hoảng kinh tế, do lạm phát phi mã, cao nhất Châu á(?), do hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, ngừng kinh doanh mỗi năm và do thất nghiệp, đặc biệt do lũ lụt gây ra bởi thiên tai và thủy điện xả lũ “hủy diệt” nhiều mạng người và tài sản, môi trường sống của người dân. Trong khi đó, giá của các mặt hàng độc quyền như điện, xăng dầu, giáo dục, y tế, dịch vụ, các loại phí, lệ phí đều tăng phi mã.
Đã thế trên đầu mỗi người dân, tỉ lệ nợ công cũng tăng vụt. Tính đến ngày 24/11/2013, mỗi người dân VN, kể cả đứa trẻ mới sinh ra, cũng phải gánh trên vai mình hơn 18.000.000đ nợ cho một chính phủ hoạt động kém hiệu quả và để tham nhũng tràn lan, ở mức một trong những nước đứng đầu thế giới về chỉ số tham nhũng.
Theo TS Vũ Quang Việt- nguyên Vụ trưởng vụ Tài khoản Quốc gia của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, thì nợ công VN lên tới 105% GDP, vượt xa so với con số báo cáo của CP và vượt xa ngưỡng an toàn(65%) cho một nền kinh tế, vẫn theo TBKTSG Online.
Cứ 3 tháng, người dân VN, thông qua ngân sách quốc gia, lại oằn lưng trả khoảng 1 tỉ USD tiền nợ công thay cho những kẻ “hút máu” của đất nước. Trong đó, khối doanh nghiệp nhà nước, được ưu đãi mọi cơ hội từ cơ chế, sự độc quyền, vốn…đã đem lại những khoản nợ khổng lồ.
Báo cáo của nhóm chuyên gia trong Ủy ban kinh tế của QH kết luật rằng khu vực DNNN “có quy mô lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả đã góp phần kéo dài giai đoạn suy thoái kinh tế của Việt Nam hiện nay”.
Thế nhưng những con nợ kếch xù ấy vẫn được QH ưu đãi tiếp trong HP “DN nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
’Không đáng ngạc nhiên’
Tỉ lệ tán thành thông qua HP gần như tuyệt đối ấy không đáng ngạc nhiên. Nó đã được “cài đặt” từ trong thành phần của QH, khi hơn 90% ĐBQH là đảng viên cộng sản, và hầu hết đều đang nằm trong hoặc dính dáng tới hệ thống quyền lợi của bộ máy thể chế hiện tại. Họ chọn bỏ phiếu ưu tiên cho quyền lợi mình và nhóm mình.
Có thể thấy rõ, HP độc đảng là bấu víu sống còn của hệ thống tham nhũng VN. Để tha hồ tham lam, cấu kết cướp bóc và hành ác với dân bằng mọi giá để thu lợi riêng, để không phải chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì, họ phải bằng mọi giá có được một HP hỗ trợ cho thể chế khiếm khuyết bằng mọi giá. Những tiếng nói trung chính trong QH cực kỳ hiếm hoi và bị át đi bởi dàn đồng ca rầm rộ cho quyền lợi riêng, quyền lợi nhóm mà đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và đất nước.
Khi HP ấy được thông qua, đó là lúc tiếng kèn xung trận của lũ tham nhũng, dối trá, vô trách nhiệm, bán nước, tàn hại đất nước cũng vang lên chói tai, cố tình át tiếng khóc và tiếng kêu của hàng chục triệu dân lương thiện.
Khi đó sẽ tiếp tục là tháng năm dằng dặc của những người nông dân bị cướp đất, là những đêm đen tham nhũng, những lãnh đạo thụt két công quỹ, tiếp tục những doanh nghiệp nhà nước độc quyền bóp chết những doanh nhiệp tư nhân, tiếp tục sự tăng giá vô tội vạ nhằm vét máu mỡ của dân để chi tiêu vô độ, những dự án ma, những kẻ rút ruột hàng ngàn hàng ngàn tỉ, của nạn nhà chức trách kết hợp côn đồ ăn hiếp dân lành, là nạn suy đồi đạo đức và văn hóa, là nạn bằng giả tràn lan, vô số người hành nghề y tế đợi dân ốm đau để xâu vào moi móc tiền bạc như giống diều quạ ăn trên xác chết…
Đó sẽ là bản trường ca như nhiều người đã nhận định: cả VN chỉ có một Tổng biên tập là Ban tuyên giáo trung ương” nên sự thật lại tiếp tục bị bưng bít, tiếp tục vô số vụ oan án vì bức cung ép cung , chạy án và án bỏ túi. Và những “trái bom nước” sẽ tiếp tục nổ trên đầu người dân, mà những kẻ vận hành điềm nhiên một tay tận diệt rừng quốc gia, một tay bỏ tiền vào túi riêng, một tay “bấm nút bom nước nổ” giết hàng loạt dân và tận diệt tài sản, môi trường sống của họ mà không thèm báo trước để họ chạy tìm đường sống nhưng vẫn được nhà chức trách bảo kê bằng câu “xả lũ đúng quy trình”.
Không phải không tiên liệu trước điều này, nhưng những ai còn chưa vô cảm, còn quan tâm đến tương lai đất nước vẫn không thể không thêm một lần chít chiếc khăn tang khốc cho tự do và nhân quyền của người VN.
’Đỉa – người, thể chế’
Làm sao có thể không buồn đau khi chính HP này đã khước từ thời cơ tránh cho VN họa ngoại xâm, nguy cơ nội loạn, diệt trừ được loài đỉa – người tham nhũng đang đeo bám hút máu trên cổ người dân VN để làm lành mạnh thể chế?!
Làm sao không là tang khốc cho đất nước, trước việc kéo dài những “lỗi hệ thống, lỗi thể chế” dẫn tới hàng trăm hàng ngàn con đỉa – người kếch xù đeo bám vĩnh viễn hút máu trên cổ người dân?!
Loài đỉa thật chỉ hút máu no thì tự rơi xuống, chúng chỉ kiếm máu đủ nuôi bản thân chúng mà thôi. Nguy hại hơn, những con đỉa – người đó hút máu không biết thế nào là no chán, chúng không ngơi tích trữ hàng kho máu, hồ máu, sông máu cho lũ con cháu nhiều đời sau.
Chúng hút máu no kễnh mà không rụng xuống, vì chúng đã biến thành “ma cà rồng” và được nâng đỡ bảo vệ bởi những khiếm khuyết thể chế.
Và ngay cả so sánh những kẻ đó với ma cà rồng cũng là xúc phạm cả ma cà rồng, vì ma cà rồng dù ác nhưng cũng chỉ hút máu đủ no nuôi thân chúng trong vài ngày rồi đến lúc đói lại mới lại đi hút máu tiếp.
Điều gây phẫn nộ đối với người VN là có cơ sở từ công lý đương nhiên. HP không có quyền loại trừ sự tồn tại của Đảng Cộng sản hoặc ép buộc một nhóm người nào đó từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhưng tuyệt đối không được phép quy định quyền lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản hay bất kỳ đảng phái khác, vì ngoài đảng này, HP không được tước đoạt quyền bình đẳng của hơn 90% người VN khác.
Hơn 90% người VN này hiện đang chưa chọn là đảng viên Cộng sản, không lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng, vì thế, không có lý do gì lại chấp nhận sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản. Nhiều người trong số họ có thể không biết đến HP, nhưng họ biết thực tế nhỡn tiền rằng, ngay cả những nước vốn là cái nôi kếch xù của cộng sản như Đông Đức, Liên Xô và khối Đông Âu, sau khi theo đuổi chủ nghĩa này trong hơn nửa thế kỷ, cũng đã phải ghê sợ từ bỏ ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
’Chờ Quốc hội thật’
Bởi vậy mới càng đau xót rằng, người VN dù đã đổ bao xương máu để dựng lên và nuôi dưỡng thể chế này, nhưng chưa bao giờ có được một thành phần QH đủ khách quan và công bằng. Muốn có một QH “sạch” như vậy, ngoài việc được ứng cử và bầu cử một cách tự do và dân chủ không giả hiệu, họ phải khước từ mọi chức vụ trong các cơ quan công quyền…. Đây là điều tối thiểu phải có đối với một QH – nghị viện đúng nghĩa, mà HP Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới đã quy định và bảo vệ như con ngươi của mắt mình:
“Không một Thượng nghị sĩ nào hoặc một Hạ nghị sĩ nào trong suốt nhiệm kì của mình, có quyền được bổ nhiệm giữ một chức vụ hành chính nào thuộc thẩm quyền Hiệp Chúng Quốc sẽ được thành lập sau này, và có một số lương bổng sẽ được tăng gia trong nhiệm kì đó; và không một người nào đã giữ bất cứ một chức vụ nào trong chính phủ Hiệp Chúng Quốc có quyền được là một nhân viên của bất cứ viện nào trong hai viện, trong khi hãy còn giữ chức vụ trong chính phủ, theo Phụ bản 1: Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa kỳ ngày 4/3/1789.
Tu chính án Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng quy định: “Nghị viện sẽ không thảo một đạo luật nào để thiết lập một tôn giáo hoặc để cấm đoán tự do tôn giáo; để hạn chế tự do ngôn luận hoặc tự do báo chí; hoặc để hạn chế quyền của dân chúng được hội họp ôn hòa và đưa lên chính phủ các điều thỉnh cầu bày tỏ những nỗi bất bình của họ”.
Từ ngày lập quốc đến nay, VN đã luôn bỏ qua điều kiện tối thiểu này nên dẫn tới một QH mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia là sau khi thông qua HP 2013 đã “có tội với người dân và đất nước VN”.
Những quy định được nhiều người bất bình cho là “cưỡng đoạt” quyền lợi của nhân dân” trong HP mới đã ngay lập tức gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng truyền thông xã hội trong và ngoài nước, dù còn nằm trong đe dọa của Nghị định 72 và Nghị định 174/2013/NĐ-CP – hai Nghị định được ban hành dồn dập gần đây mà nhiều luật gia và Tổ chức nhân quyền, Hội Văn bút quốc tế …và nhiều nước cho là vi hiến, ngược lại những cam kết quốc tế về tự do ngôn luận và quyền con người.
Bên cạnh đó, một “Hội những người phản đối HP mới” đã được thành lập và ngay lập tức có tới hơn 1.000 thành viên được công bố công khai trên mạng Internet.
’Dân mạnh hơn súng’
Nhiều nhân sĩ trí thức và những người ủng hộ cũng đã đưa ra “Bản tuyên bố phản đối HP mới”:
“… Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình…”.
Bản tuyên bố này yêu cầu Đảng, CP và QH tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, không để cho những quy định dưới HP vô hiệu hóa những quyền này và làm mọi việc để sắp tới có một cuộc bầu cử QH trung thực, đồng thời kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài”tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia”.
Người VN biết 28/11/2013 là ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền VN, nhưng là để lương tri người người tiếp tục tỉnh thức, để không ngã lòng và tiếp tục kiên trì cho lẽ sống cùng chung tay phấn đấu cho công lý và bình đẳng cho mọi người VN.
Đương nhiên lịch sử sẽ ghi nhớ và phán xét về trách nhiệm của họ trước Tổ quốc, trước nhân dân vì đã chối bỏ mệnh lệnh của thời đại, tiếp tục tước đoạt thời cơ cho nhân dân VN có được một thể chế lành mạnh hợp tự nhiên, đã được quy định ngay trong Tuyên ngôn độc lập và HP 1946.
Bằng việc tiếp tục đặt cho mình vị trí độc tôn, qua HP và lần ’sửa mà không đổi’ này, đảng cộng sản VN cũng đã tự triệt tiêu mọi cơ hội cho chính đảng này tự cắt bỏ những khối ung thư trong cơ thể mình để thoát khỏi tình trạng nguy ngập toàn diện hiện nay và để có năng lực cạnh tranh.
Nên nhớ, gươm súng là một sức mạnh, nhưng lịch sử loài người đã chứng tỏ lòng dân cuối cùng cũng mạnh hơn gươm súng.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nhà văn, nhà báo đang sinh sống tại Hà Nội.
Nguồn: BBC
Nhóm Kiến Nghị 72 tuyên bố về Hiến Pháp của đảng
Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.
Hiến pháp mới được thông qua trên thực tế vẫn tiếp tục giữ cho ĐCSVN đứng ngoài và đứng trên pháp luật, duy trì một thể chế tập trung mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối độc quyền của ĐCSVN đối với toàn xã hội, tiếp tục giữ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, lực lượng vũ trang phải trung thành với ĐCSVN. Nhiều quyền công dân và quyền con người tuy được ghi nhận, song vẫn giữ cụm từ được thực hiện “theo quy định của pháp luật,” tạo điều kiện cho việc vô hiệu hóa các quyền này bằng các văn bản pháp quy dưới luật như đã thể hiện rõ trong thực tiễn nhiều năm qua.
Chúng tôi đòi Quốc hội, Chính phủ và cơ quan lãnh đạo ĐCSVN tôn trọng các quyền tự nhiên của con người và quyền tự do dân chủ của công dân, trước hết là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền bầu cử và ứng cử. Đặc biệt chúng tôi yêu cầu ngay từ bây giờ phải làm mọi việc cần thiết cho một cuộc bầu cử trung thực Quốc hội khóa XIV để Quốc hội thực sự đại diện cho dân, có năng lực và thực quyền đáp ứng được trách nhiệm của mình. Chúng tôi kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng với nhân dân cả nước và đồng bào ở nước ngoài nhận rõ thực trạng hiện nay của đất nước, không nản lòng mà tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Ngày 29-11-2013
Những người khởi xướng, hưởng ứng kiến nghị 72* và đã ký lời kêu gọi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi gửi Quốc hội ngày 15-11-2013
- - -
* Kiến nghị ngày 19-1-2013 về sửa đổi Hiến pháp, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và tiếp đó có gần 15 nghìn người ký hưởng ứng
Nguồn: Quê Choa
’Nếu đảng đi ngược lại quyền lợi của nhân dân thì tại sao lại trung thành với đảng?’
RadioCTM
Sau đây là phần tường thuật của ông Phạm Chí Dũng về việc ông bị công an bao vây trong lúc đến thăm nhà Ts. Nguyễn Thanh Giang, và bị câu lưu tại đồn công an nhiều giờ sau đó. Mời quý vị theo dõi.
Bấm vào đây để nghe phần tường thuật.
Sau đây là phần tường thuật của ông Phạm Chí Dũng về việc ông bị công an bao vây trong lúc đến thăm nhà Ts. Nguyễn Thanh Giang, và bị câu lưu tại đồn công an nhiều giờ sau đó. Mời quý vị theo dõi.
Bấm vào đây để nghe phần tường thuật.
Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013
TS Nguyễn Quang A và việc Quốc hội thông qua Hiến pháp
RadioCTM
Sáng ngày 28/11/2013, trong phiên họp khoáng đại tại hội trường, Quốc hội CSVN khóa XIII, kỳ họp thứ sáu đã bỏ phiếu thông qua Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013.
Hiến pháp mới bao gồm 11 chương với 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.
Từ Hà Nội Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vân Quang. Kính mời quí vị theo dõi.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn
Sáng ngày 28/11/2013, trong phiên họp khoáng đại tại hội trường, Quốc hội CSVN khóa XIII, kỳ họp thứ sáu đã bỏ phiếu thông qua Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013.
Hiến pháp mới bao gồm 11 chương với 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.
Từ Hà Nội Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vân Quang. Kính mời quí vị theo dõi.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn
Gs. Tương Lai: ’Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân’
BBC
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng ngày 28/11 với tỷ lệ phiếu tán thành gần như tuyệt đối, 97%, theo truyền thông trong nước.
BBC đã phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu xã hội, cựu thành viên nhóm tư vấn thủ tướng và cũng là một trong 72 nhân sỹ trí thức đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị sửa đối hiến pháp, được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.
BBC: Ông nghĩ gì về việc đến 97% đại biểu Quốc hội tán thành hiến pháp sửa đổi sáng nay, 28/11?
GS Tương Lai: Tôi cũng đã nghĩ rằng tình hình sẽ diễn ra như vậy thôi.
Một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm, những người cũng thấy cắn rứt trước dư luận chung của các tầng lớp nhân dân và trước kiến nghị của trí thức nhóm kiến nghị 72.
Chúng tôi cũng hy vọng là một số người sẽ theo tiếng gọi của lương tâm mà đáp ứng tiếng gọi của nhân dân, của trí thức, dù chắc không lật ngược được tình thế đâu, nhưng chí ít cũng tỏ một thái độ không bằng lòng, trước một thực tế bị áp đặt quá trắn trợn.
Nhưng một số khác thì cho rằng tôi ảo tưởng, vì trong một cái thể chế toàn trị này, làm gì có chuyện có những người phủ quyết vào phút chót? Nếu chuyện đó có xảy ra, thì họ phải được chuẩn bị, phải có một lực lượng dẫn dắt, chứ đợi lương tri thức dậy thì rất khó.
Người ta biết khi bỏ phiếu bấm nút, ai bỏ phiếu thì bộ phận kỹ thuật đều ghi lại được hết. Phần lớn số đại biểu là đảng viên, mà đảng đã ra nghị quyết thì có lẽ họ không thể làm trái điều đó, trừ trường hợp phải đối mặt với trách nhiệm với lương tâm, với dân tộc và đất nước và nghĩa vụ với tổ chức mà họ là thành viên.
Nhưng cuối cùng họ đã không vượt qua được điều đó.
Chúng tôi không có gì ngạc nhiên, và chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài. Và cũng không vì vậy mà chúng tôi thất vọng trước những người đại biểu nói chung. Chúng tôi không gói cả gói làm một đâu.
Chúng tôi biết rằng các anh, chị ấy vẫn còn có nhiều tâm tư, nhưng vì lý do này, lý do khác, mà người ta không thể làm khác được.
Chúng ta vẫn phải chờ đợi thôi, đừng nghĩ rằng rồi tất cả sẽ tiếp tục theo tuần tự như thế.
Lực lượng của những người im lặng một lúc nào đó sẽ bùng lên thôi. Cũng giống như không ai có thể đoán trước được đoàn người xếp hàng trên con đường Điện Biện Phủ rẽ vào đường Hoàng Diệu để đến ngôi nhà số 30, nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Không ai hình dung được lại có những người, trong đó có những người cao tuổi, lại xếp hàng ròng rắn dọc đường Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Phạm Đình Hổ, Tăng Bạt Hổ để đến nhà tang lễ viếng Đại tướng.
Dòng người trầm lắng đó, là thái độ của dân, một đa số im lặng, nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ biểu thị một cách rõ ràng.
Lịch sử sẽ có những bước đi lắt léo, ghập ghềnh, nhưng cuối cùng lịch sử cũng sẽ phán xét, trả về sự sòng phẳng của nó đối với những giá trị chân chính.
BBC: Liệu hiến pháp vừa được thông qua sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
GS Tương Lai: Như trong những lời tuyên bố mà chúng tôi đã ký, đòi hỏi hiến pháp cần phải được dừng lại, không thông qua vội, vì nếu thông qua thì sẽ là một bước lùi, đưa dân tộc vào con đường khó khăn, trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động.
Thực tế cho thấy là nếu như mà không dấn bước cùng thời đại, không hội nhập theo quy luật phát triển chung của thời đại mà vẫn giữ một chế độ toàn trị thì sẽ rất khó.
Trong kết thúc của lời kêu gọi mà chúng tôi đưa ra ngày 15/11 năm 2013, chúng tôi mong đợi cử tri cả nước, tùy theo điều kiện của từng nhóm, hay từng cử tri, dùng hình thức thích hợp yêu cầu đại biểu tại địa phương mình, hay đại biểu mình quen biết, để có thái độ theo tinh thần nêu trên, đứng về phía nhân dân khi nêu ý kiến và bỏ phiếu về hiến pháp.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như dự thảo đang bàn, thì Quốc hội khóa 13 sẽ có tội với tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đã bỏ phiếu thông qua hiến pháp, sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc.
Tất cả những điều đó còn nguyên giá trị, để nói rằng với việc thông qua hiến pháp, lịch sử sẽ phán xét về Quốc hội này, xem Quốc hội này có phải quốc hội của dân nữa không? Hiến pháp mà các vị thông qua, có phải hiến pháp của dân nữa không?
Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập.
Vâỵ thì hiến pháp này không thể là hiến pháp của dân. Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc.
BBC: Ông có đề cập đến "lực lượng của những người im lặng". Theo ông, điều gì sẽ có thể giúp cho lực lượng này đoàn kết lại và thực sự tạo nên sự thay đổi?
GS Tương Lai: Quá trình chấn hưng đất nước, là một quá trình lâu dài, và để lực lượng im lặng đó biểu tỏ thái độ thì bản thân lực lượng đó vẫn phải chất chứa trong họ ngọn lửa yêu nước và khát vọng tự do dân chủ.
Ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh mẽ.
Lúc nào nó khơi dậy thì đây là bí ẩn của lịch sử.
Nhưng thực ra, cũng không có gì là quá bí ẩn đâu. Sự kiện tôi nhắc đến ở trên - sự kiện để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bước chân thầm lặng của những người đến phố 30 Hoàng Diệu - là bước đi chậm rãi của lịch sử.
Thế nhưng lịch sử không phải lúc nào cũng bước đi chậm rãi; nó sẽ luôn có những bước đột phá, và ở những bước đột phá đó, một sức mạnh tổng hợp sẽ được khơi dậy khi nó có những yếu tố tác động vào.
Yếu tố gì? Yếu tố này bao gồm những điều kiện trong nước và thế giới. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào việc ý thức, trình độ dân trí được nâng lên.
Cho nên, bây giờ đây, khi chúng tôi gửi các kiến nghị đi, thì đối tượng đương nhiên là những người cầm quyền. Nhưng đối tượng thực chất là quần chúng nhân dân đông đảo - những bước chân thầm lặng, chính họ mới là những người quyết định.
Đây là lúc cần thức tỉnh ý chí và nâng cao dân khí lên. Nói như bà Aung San Suu Kyi, nhân quyền bây giờ là gì? Nhân quyền lúc này là phải vượt qua sự sợ hãi, và muốn vượt qua sự sợ hãi, thì phải có sự hiểu biết.
Việt Nam vừa rồi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Thế giới. Nhiều người cho rằng đây là một điều vớ vẩn, nhưng cá nhân tôi cho rằng đây là một cơ hội.
Cơ hội này sẽ là điều kiện để công khai phổ biến những cam kết của Việt Nam với thế giới trước toàn dân. Đó cũng là một cách thức tỉnh dư luận, nâng cao dân trí để chấn hưng dân khí.
Nguồn: BBC
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng ngày 28/11 với tỷ lệ phiếu tán thành gần như tuyệt đối, 97%, theo truyền thông trong nước.
BBC đã phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu xã hội, cựu thành viên nhóm tư vấn thủ tướng và cũng là một trong 72 nhân sỹ trí thức đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị sửa đối hiến pháp, được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.
BBC: Ông nghĩ gì về việc đến 97% đại biểu Quốc hội tán thành hiến pháp sửa đổi sáng nay, 28/11?
GS Tương Lai: Tôi cũng đã nghĩ rằng tình hình sẽ diễn ra như vậy thôi.
Một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm, những người cũng thấy cắn rứt trước dư luận chung của các tầng lớp nhân dân và trước kiến nghị của trí thức nhóm kiến nghị 72.
Chúng tôi cũng hy vọng là một số người sẽ theo tiếng gọi của lương tâm mà đáp ứng tiếng gọi của nhân dân, của trí thức, dù chắc không lật ngược được tình thế đâu, nhưng chí ít cũng tỏ một thái độ không bằng lòng, trước một thực tế bị áp đặt quá trắn trợn.
Nhưng một số khác thì cho rằng tôi ảo tưởng, vì trong một cái thể chế toàn trị này, làm gì có chuyện có những người phủ quyết vào phút chót? Nếu chuyện đó có xảy ra, thì họ phải được chuẩn bị, phải có một lực lượng dẫn dắt, chứ đợi lương tri thức dậy thì rất khó.
Người ta biết khi bỏ phiếu bấm nút, ai bỏ phiếu thì bộ phận kỹ thuật đều ghi lại được hết. Phần lớn số đại biểu là đảng viên, mà đảng đã ra nghị quyết thì có lẽ họ không thể làm trái điều đó, trừ trường hợp phải đối mặt với trách nhiệm với lương tâm, với dân tộc và đất nước và nghĩa vụ với tổ chức mà họ là thành viên.
Nhưng cuối cùng họ đã không vượt qua được điều đó.
Chúng tôi không có gì ngạc nhiên, và chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài. Và cũng không vì vậy mà chúng tôi thất vọng trước những người đại biểu nói chung. Chúng tôi không gói cả gói làm một đâu.
Chúng tôi biết rằng các anh, chị ấy vẫn còn có nhiều tâm tư, nhưng vì lý do này, lý do khác, mà người ta không thể làm khác được.
Chúng ta vẫn phải chờ đợi thôi, đừng nghĩ rằng rồi tất cả sẽ tiếp tục theo tuần tự như thế.
Lực lượng của những người im lặng một lúc nào đó sẽ bùng lên thôi. Cũng giống như không ai có thể đoán trước được đoàn người xếp hàng trên con đường Điện Biện Phủ rẽ vào đường Hoàng Diệu để đến ngôi nhà số 30, nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Không ai hình dung được lại có những người, trong đó có những người cao tuổi, lại xếp hàng ròng rắn dọc đường Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Phạm Đình Hổ, Tăng Bạt Hổ để đến nhà tang lễ viếng Đại tướng.
Dòng người trầm lắng đó, là thái độ của dân, một đa số im lặng, nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ biểu thị một cách rõ ràng.
Lịch sử sẽ có những bước đi lắt léo, ghập ghềnh, nhưng cuối cùng lịch sử cũng sẽ phán xét, trả về sự sòng phẳng của nó đối với những giá trị chân chính.
BBC: Liệu hiến pháp vừa được thông qua sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
GS Tương Lai: Như trong những lời tuyên bố mà chúng tôi đã ký, đòi hỏi hiến pháp cần phải được dừng lại, không thông qua vội, vì nếu thông qua thì sẽ là một bước lùi, đưa dân tộc vào con đường khó khăn, trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động.
Thực tế cho thấy là nếu như mà không dấn bước cùng thời đại, không hội nhập theo quy luật phát triển chung của thời đại mà vẫn giữ một chế độ toàn trị thì sẽ rất khó.
Trong kết thúc của lời kêu gọi mà chúng tôi đưa ra ngày 15/11 năm 2013, chúng tôi mong đợi cử tri cả nước, tùy theo điều kiện của từng nhóm, hay từng cử tri, dùng hình thức thích hợp yêu cầu đại biểu tại địa phương mình, hay đại biểu mình quen biết, để có thái độ theo tinh thần nêu trên, đứng về phía nhân dân khi nêu ý kiến và bỏ phiếu về hiến pháp.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như dự thảo đang bàn, thì Quốc hội khóa 13 sẽ có tội với tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đã bỏ phiếu thông qua hiến pháp, sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc.
Tất cả những điều đó còn nguyên giá trị, để nói rằng với việc thông qua hiến pháp, lịch sử sẽ phán xét về Quốc hội này, xem Quốc hội này có phải quốc hội của dân nữa không? Hiến pháp mà các vị thông qua, có phải hiến pháp của dân nữa không?
Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập.
Vâỵ thì hiến pháp này không thể là hiến pháp của dân. Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc.
BBC: Ông có đề cập đến "lực lượng của những người im lặng". Theo ông, điều gì sẽ có thể giúp cho lực lượng này đoàn kết lại và thực sự tạo nên sự thay đổi?
GS Tương Lai: Quá trình chấn hưng đất nước, là một quá trình lâu dài, và để lực lượng im lặng đó biểu tỏ thái độ thì bản thân lực lượng đó vẫn phải chất chứa trong họ ngọn lửa yêu nước và khát vọng tự do dân chủ.
Ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh mẽ.
Lúc nào nó khơi dậy thì đây là bí ẩn của lịch sử.
Nhưng thực ra, cũng không có gì là quá bí ẩn đâu. Sự kiện tôi nhắc đến ở trên - sự kiện để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bước chân thầm lặng của những người đến phố 30 Hoàng Diệu - là bước đi chậm rãi của lịch sử.
Thế nhưng lịch sử không phải lúc nào cũng bước đi chậm rãi; nó sẽ luôn có những bước đột phá, và ở những bước đột phá đó, một sức mạnh tổng hợp sẽ được khơi dậy khi nó có những yếu tố tác động vào.
Yếu tố gì? Yếu tố này bao gồm những điều kiện trong nước và thế giới. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào việc ý thức, trình độ dân trí được nâng lên.
Cho nên, bây giờ đây, khi chúng tôi gửi các kiến nghị đi, thì đối tượng đương nhiên là những người cầm quyền. Nhưng đối tượng thực chất là quần chúng nhân dân đông đảo - những bước chân thầm lặng, chính họ mới là những người quyết định.
Đây là lúc cần thức tỉnh ý chí và nâng cao dân khí lên. Nói như bà Aung San Suu Kyi, nhân quyền bây giờ là gì? Nhân quyền lúc này là phải vượt qua sự sợ hãi, và muốn vượt qua sự sợ hãi, thì phải có sự hiểu biết.
Việt Nam vừa rồi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Thế giới. Nhiều người cho rằng đây là một điều vớ vẩn, nhưng cá nhân tôi cho rằng đây là một cơ hội.
Cơ hội này sẽ là điều kiện để công khai phổ biến những cam kết của Việt Nam với thế giới trước toàn dân. Đó cũng là một cách thức tỉnh dư luận, nâng cao dân trí để chấn hưng dân khí.
Nguồn: BBC
Hiến pháp: Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định độc quyền lãnh đạo
Thụy My - RFI
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng.Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng: "Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.Với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, chế độ tìm cách tái khẳng định tính chính danh đối với quyền lực tuyệt đối của Đảng trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội; tại đất nước 90 triệu dân trong đó có bốn triệu đảng viên.
Chính quyền đã tung ra một đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp vào đầu năm 2013, nói rằng quan tâm đến việc thu thập ý kiến của nhân dân ; trong lúc Việt Nam đang phải đối đầu với sự hoài nghi chưa từng thấy đối với Đảng kể từ năm 1975, thời điểm Đảng Cộng sản bắt đầu kiểm soát toàn bộ đất nước.
Hồi tháng Giêng, một nhóm trí thức đã đòi hỏi bỏ điều 4 Hiến pháp. Nhưng điều khoản đảm bảo cho sự độc quyền của Đảng đã được khẳng định, làm nhụt đi các hy vọng về những dấu hiệu mở cửa cho đa đảng và tam quyền phân lập.
Vấn đề sở hữu đất đai vốn rất nhạy cảm, trong lúc các xung đột tranh chấp đất là nguyên nhân gây nên những cuộc biểu tình gần như mỗi ngày, cũng không được bản Hiến pháp mới đề cập đến. Điều này đi ngược lại với những khuyến cáo của các nhân sĩ trí thức, và khát vọng về quyền định đoạt mảnh đất của mình đối với nhiều triệu người Việt Nam.
Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người ký tên kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp hôm 15/11 cho biết cảm tưởng:
"Tất nhiên chúng tôi hình dung trước là Hiến pháp sẽ được thông qua thôi, nhưng đến một tỉ lệ như thế thì cũng làm cho mình cảm thấy bất bình thường. Bởi vì xưa nay trên thế giới các thể chế dân chủ, có những ý kiến tán đồng đi nữa thì cũng chỉ ở một tỉ lệ nào đấy phản ánh được sự thật. Còn với một tỉ lệ tuyệt đối như thế thì lại là mặt trái của sự thật rồi.
Cho nên chỉ biết ngao ngán chứ không biết nói gì nữa! Nếu bản Hiến pháp này không cần phải thảo luận gì hết, không cần phải tốn tiền mà các ông ấy cứ sửa rồi công bố luôn thì cũng xong thôi.
Không thể nào vui được trước một thực tế mà các đại biểu cho nhân dân lại "đồng tâm nhất trí" đến như vậy. Việc thông qua Hiến pháp càng cho thấy thể chế này phải gọi đúng tên nó là thể chế độc tài toàn trị. Và dù có vào Hội đồng Nhân quyền, có ký vào Công ước cấm tra tấn tù nhân v.v…thì tất cả chỉ là hình thức thôi, còn mọi thứ trên thực tế vẫn không có dân chủ.
Việc gọi là "thông qua" Hiến pháp ở đây cũng là một cái hay. Nó cho thấy thực chất bộ mặt của thể chế!"
Nguồn: RFI
Phản ứng về Hiến Pháp đã được sửa đổi của Việt Nam
VOA
Hiến Pháp năm 2013 do quốc hội Việt Nam thông qua với đa số phiếu áp đảo hôm qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng năm 2014, thay thế Hiến Pháp 1992, nhưng trên thực chất không có sửa đổi đáng kể nào trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Hoài Hương tường trình một số phản ứng đối với bản Hiến Pháp này:
Hiến Pháp mới của Việt Nam vẫn duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam và vai trò chủ đạo của các công ty quốc doanh, đã gây thất vọng cho các tổ chức doanh nghiệp và thành phần ủng hộ cải cách, trước đó đã hy vọng rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo ra một sân chơi công bình hơn để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế.
Đó là nhận định được đăng trên báo The Wall St. Journal số ra hôm 29 tháng 11. Tờ báo tường thuật phản ứng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Việt Nam, AmCham, nói rằng thật là đáng tiếc, Hiến Pháp mới tái khẳng định vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế, AmCham trước đó đã hy vọng rằng hiến pháp được sửa đổi sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp tư nhân, như thế không những sẽ kích thích lĩnh vực tư, mà còn có khả năng cải thiện việc quản lý các công ty quốc doanh qua cạnh tranh.
Tờ báo cũng trích lời luật sư Nguyễn văn Đài ở Hà nội, nói thật là đáng thất vọng là giới lãnh đạo Việt Nam đã loại trừ bất cứ cơ chế nào cho một sự chuyển đổi sang một chế độ đa đảng. Như nhiều người chỉ trích, Luật sư Nguyễn văn Đài nói văn kiện này “không có thay đổi gì đáng nói so với Hiến pháp cũ, bởi vì đa số các thành viên trong Ủy ban Dự thảo Hiến Pháp đều là đảng viên của Đảng Cộng Sản, không thực sự đại diện cho quần chúng”.
Tin của Reuters hôm nay nhắc đến ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ kỳ cựu của Đảng Cộng Sản Việt Nam nay trở thành một trong những người chỉ trích đường lối của Đảng, cực lực phản đối lần sửa đổi Hiến Pháp kỳ này. Ông nói ông đã “chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn, một cuộc sống công bằng hơn cho người dân. Nhưng nay, người lao động vẫn nghèo, nông dân thì mất đất”, và ông cho rằng “sự thể này là không thể chấp nhận được. Việt Nam đang nằm dưới quyền độc tôn chính trị của một chế độ độc tài.”
Một trong những động cơ chủ yếu của việc sửa đổi Hiến Pháp lần này là Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn tạo tính chính danh và được quần chúng ủng hộ trong vai trò độc quyền cai trị đất nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng một mục tiêu khác là tạo sự ổn định trong quyền lực cai trị trong nội bộ Đảng, trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ - VOA, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt Tân, nói ông không chờ đợi gì nhiều về việc sửa đổi Hiến Pháp lần này, bởi vì Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương không chấp nhận bất cứ sự đối lập nào. Ông nhận định về một số sửa đổi trong Hiến Pháp mới như sau:
“Họ đã duy trì sự độc tôn và họ chối từ tất cả những khát vọng, những đòi hỏi dân chủ tự do của người dân thì rõ ràng là sự chính danh này nó không có. Tuy nhiên trong Hiến Pháp kỳ này, họ bị áp lực của những xu thế chung họ có một số thay đổi. Đầu tiên là đưa hẳn một chương liên quan về quyền con người, thì rõ ràng trong xu hướng dân chủ hóa. Và điều thứ hai là vị trí của đảng càng ngày càng suy yếu trong sự vận hành của nhà nước cho nên họ phải tăng cường vị trí của Chủ tịch nước, để cân bằng với vị trí của Thủ Tướng, để tránh sự lộng quyền của Thủ Tướng. Chính vì vậy mà tôi nghĩ kỳ sửa đổi Hiến Pháp này, một trong các mục tiêu của họ không phải là để thay đổi kinh tế hay tạo sự chính danh, mà mục tiêu là sắp xếp làm sao tạo sự ổn định trong vấn đề quyền lực cai trị của đảng trong bối cảnh thay đổi này.”
Về khía cạnh kinh tế, ông Lý Thái Hùng nói trong thời buổi kinh tế thị trường, mà Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của quốc doanh, vai trò của nhà nước, là đi ngược lại xu hướng chung của những cải đổi kinh tế mà người dân mong muốn, là muốn quyền tư hữu và luật chơi của thị trường phải được tôn trọng.
Ông Lý thái Hùng cho rằng những bức xúc do việc thông qua Hiến Pháp lần này có thể đưa đến nhiều đối kháng hơn trong những ngày sắp tới.
“Việc sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ yếu của Đảng Cộng Sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất. Chính từ sự phẫn uất đó nó sẽ có những vụ đối kháng mạnh mẽ hơn trong thời gian trước mặt.”
Ông Lý Thái Hùng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Việt Tân từ năm 2001. Đảng Việt Tân là một đảng đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam một cách bất bạo động, bị cấm hoạt động ở Việt Nam và bị chính quyền tại Hà nội coi như một tổ chức khủng bố, mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần nói rằng không có chứng cớ gì để nói Việt Tân là một tổ chức khủng bố.
Nguồn: VOA
Hiến Pháp năm 2013 do quốc hội Việt Nam thông qua với đa số phiếu áp đảo hôm qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng năm 2014, thay thế Hiến Pháp 1992, nhưng trên thực chất không có sửa đổi đáng kể nào trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Hoài Hương tường trình một số phản ứng đối với bản Hiến Pháp này:
Hiến Pháp mới của Việt Nam vẫn duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam và vai trò chủ đạo của các công ty quốc doanh, đã gây thất vọng cho các tổ chức doanh nghiệp và thành phần ủng hộ cải cách, trước đó đã hy vọng rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo ra một sân chơi công bình hơn để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế.
Đó là nhận định được đăng trên báo The Wall St. Journal số ra hôm 29 tháng 11. Tờ báo tường thuật phản ứng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Việt Nam, AmCham, nói rằng thật là đáng tiếc, Hiến Pháp mới tái khẳng định vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế, AmCham trước đó đã hy vọng rằng hiến pháp được sửa đổi sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp tư nhân, như thế không những sẽ kích thích lĩnh vực tư, mà còn có khả năng cải thiện việc quản lý các công ty quốc doanh qua cạnh tranh.
Tờ báo cũng trích lời luật sư Nguyễn văn Đài ở Hà nội, nói thật là đáng thất vọng là giới lãnh đạo Việt Nam đã loại trừ bất cứ cơ chế nào cho một sự chuyển đổi sang một chế độ đa đảng. Như nhiều người chỉ trích, Luật sư Nguyễn văn Đài nói văn kiện này “không có thay đổi gì đáng nói so với Hiến pháp cũ, bởi vì đa số các thành viên trong Ủy ban Dự thảo Hiến Pháp đều là đảng viên của Đảng Cộng Sản, không thực sự đại diện cho quần chúng”.
Tin của Reuters hôm nay nhắc đến ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ kỳ cựu của Đảng Cộng Sản Việt Nam nay trở thành một trong những người chỉ trích đường lối của Đảng, cực lực phản đối lần sửa đổi Hiến Pháp kỳ này. Ông nói ông đã “chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn, một cuộc sống công bằng hơn cho người dân. Nhưng nay, người lao động vẫn nghèo, nông dân thì mất đất”, và ông cho rằng “sự thể này là không thể chấp nhận được. Việt Nam đang nằm dưới quyền độc tôn chính trị của một chế độ độc tài.”
Một trong những động cơ chủ yếu của việc sửa đổi Hiến Pháp lần này là Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn tạo tính chính danh và được quần chúng ủng hộ trong vai trò độc quyền cai trị đất nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng một mục tiêu khác là tạo sự ổn định trong quyền lực cai trị trong nội bộ Đảng, trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ - VOA, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt Tân, nói ông không chờ đợi gì nhiều về việc sửa đổi Hiến Pháp lần này, bởi vì Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương không chấp nhận bất cứ sự đối lập nào. Ông nhận định về một số sửa đổi trong Hiến Pháp mới như sau:
“Họ đã duy trì sự độc tôn và họ chối từ tất cả những khát vọng, những đòi hỏi dân chủ tự do của người dân thì rõ ràng là sự chính danh này nó không có. Tuy nhiên trong Hiến Pháp kỳ này, họ bị áp lực của những xu thế chung họ có một số thay đổi. Đầu tiên là đưa hẳn một chương liên quan về quyền con người, thì rõ ràng trong xu hướng dân chủ hóa. Và điều thứ hai là vị trí của đảng càng ngày càng suy yếu trong sự vận hành của nhà nước cho nên họ phải tăng cường vị trí của Chủ tịch nước, để cân bằng với vị trí của Thủ Tướng, để tránh sự lộng quyền của Thủ Tướng. Chính vì vậy mà tôi nghĩ kỳ sửa đổi Hiến Pháp này, một trong các mục tiêu của họ không phải là để thay đổi kinh tế hay tạo sự chính danh, mà mục tiêu là sắp xếp làm sao tạo sự ổn định trong vấn đề quyền lực cai trị của đảng trong bối cảnh thay đổi này.”
Về khía cạnh kinh tế, ông Lý Thái Hùng nói trong thời buổi kinh tế thị trường, mà Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của quốc doanh, vai trò của nhà nước, là đi ngược lại xu hướng chung của những cải đổi kinh tế mà người dân mong muốn, là muốn quyền tư hữu và luật chơi của thị trường phải được tôn trọng.
Ông Lý thái Hùng cho rằng những bức xúc do việc thông qua Hiến Pháp lần này có thể đưa đến nhiều đối kháng hơn trong những ngày sắp tới.
“Việc sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ yếu của Đảng Cộng Sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất. Chính từ sự phẫn uất đó nó sẽ có những vụ đối kháng mạnh mẽ hơn trong thời gian trước mặt.”
Ông Lý Thái Hùng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Việt Tân từ năm 2001. Đảng Việt Tân là một đảng đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam một cách bất bạo động, bị cấm hoạt động ở Việt Nam và bị chính quyền tại Hà nội coi như một tổ chức khủng bố, mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần nói rằng không có chứng cớ gì để nói Việt Tân là một tổ chức khủng bố.
Nguồn: VOA
Công an VN ’tạm giữ ông Phạm Chí Dũng’
BBC
Một blogger tại Sài Gòn vừa bị chính quyền bắt câu lưu sau khi có các cuộc gặp gỡ với giới bất đồng chính kiến ở Hà Nội, theo một số nguồn xác nhận với BBC.
Hôm 29/11/2013, trong lúc tới thăm nhà của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến, ông Phạm Chí Dũng, một blogger đã đang cộng tác với nhiều đài báo ở trong nước và nước ngoài đã bị an ninh đưa về một đồn công an, câu lưu nhiều giờ.
Hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC từ Hà Nội, lúc khoảng 9 giờ sáng, ông Phạm Chí Dũng đang tới thăm nhà ông, đi cùng có người em trai của ông Lê Quốc Quân là ông Lê Quốc Quyết, thì bị lực lượng an ninh bao vây dày đặc khu vực nhà ông Giang, đưa về đồn công an khu vực.
"Ông Phạm Chí Dũng trước đó có tới thăm một số vị khác là các ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân v.v...
"Tôi có gọi điện cho ông ấy khi ông ấy đang bị câu lưu. Ông Dũng nói với tôi là ông ấy đã phải làm việc với an ninh và trong một tình trạng rất mệt mỏi," Tiến sỹ Giang nói với BBC.
Cùng ngày, ông Lê Quốc Quyết xác nhận với BBC ông và ông Phạm Chí Dũng đã bị "mời" về đồn Công an Trung Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Tại đây, theo lời của ông Quyết, ông Phạm Chí Dũng đã bị an ninh câu lưu tới khoảng 3 giờ chiều và sau đó được áp tải ra sân bay Nội Bài để trở lại Sài Gòn.
’Bất bình’
"Tôi và anh Dũng được đưa tới đồn công an Trung Mỗ, nhưng tại đây những người làm việc với chúng tôi giới thiệu họ là an ninh của Thủ Đô,
"Họ nói là mời chúng tôi làm việc, nhưng tôi đề nghị họ cần có giấy mời từ trước, sau khi thấy không có cơ sở làm việc với họ, tôi đã không tham dự và trở ra, chỉ còn anh Dũng ở lại đó."
Theo lời ông Quân, ông Phạm Chí Dũng ra Hà Nội đợt này đã tiếp xúc với gia đình của anh trai ông, Luật sư Lê Quốc Quân, người đang bị giam giữ vì tội ’trốn thuế’.
"Anh Dũng có gặp chị dâu tôi và hỏi thăm về sức khỏe của gia đình và anh Quân, các cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất bạn bè, thân thiện."
Ông Nguyễn Thanh Giang trong khi đó cho BBC hay ông rất ’bất bình’ vì việc chính quyền đã cử một lực lượng bao vây nhà ông và ngăn chặn không để cho ông Dũng và các khách khứa vào nhà ông.
"Tôi có mời một số bạn bè tới để nghe ông Dũng nói chuyện về thời sự, bản thân tôi là một nhà khoa học, từng đóng góp, cống hiến nhiều, họ không thể đổi xử với tôi và các khách khứa tới nhà tôi như vậy, chúng tôi đều là những người đàng hoàng,
"Tôi không phải là một tội phạm và chúng tôi không làm điều gì khuất tất cả," tiến sỹ địa vật lý, người đồng thời là một nhà bất đồng nói.
Một nguồn tin đang cần kiểm chứng cho hay ông Phạm Chí Dũng đang trên đường rời Hà Nội về Sài Gòn sau sự việc này.
Nguồn: BBC
Một blogger tại Sài Gòn vừa bị chính quyền bắt câu lưu sau khi có các cuộc gặp gỡ với giới bất đồng chính kiến ở Hà Nội, theo một số nguồn xác nhận với BBC.
Hôm 29/11/2013, trong lúc tới thăm nhà của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến, ông Phạm Chí Dũng, một blogger đã đang cộng tác với nhiều đài báo ở trong nước và nước ngoài đã bị an ninh đưa về một đồn công an, câu lưu nhiều giờ.
Hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC từ Hà Nội, lúc khoảng 9 giờ sáng, ông Phạm Chí Dũng đang tới thăm nhà ông, đi cùng có người em trai của ông Lê Quốc Quân là ông Lê Quốc Quyết, thì bị lực lượng an ninh bao vây dày đặc khu vực nhà ông Giang, đưa về đồn công an khu vực.
"Ông Phạm Chí Dũng trước đó có tới thăm một số vị khác là các ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân v.v...
"Tôi có gọi điện cho ông ấy khi ông ấy đang bị câu lưu. Ông Dũng nói với tôi là ông ấy đã phải làm việc với an ninh và trong một tình trạng rất mệt mỏi," Tiến sỹ Giang nói với BBC.
Cùng ngày, ông Lê Quốc Quyết xác nhận với BBC ông và ông Phạm Chí Dũng đã bị "mời" về đồn Công an Trung Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Tại đây, theo lời của ông Quyết, ông Phạm Chí Dũng đã bị an ninh câu lưu tới khoảng 3 giờ chiều và sau đó được áp tải ra sân bay Nội Bài để trở lại Sài Gòn.
’Bất bình’
"Tôi và anh Dũng được đưa tới đồn công an Trung Mỗ, nhưng tại đây những người làm việc với chúng tôi giới thiệu họ là an ninh của Thủ Đô,
"Họ nói là mời chúng tôi làm việc, nhưng tôi đề nghị họ cần có giấy mời từ trước, sau khi thấy không có cơ sở làm việc với họ, tôi đã không tham dự và trở ra, chỉ còn anh Dũng ở lại đó."
Theo lời ông Quân, ông Phạm Chí Dũng ra Hà Nội đợt này đã tiếp xúc với gia đình của anh trai ông, Luật sư Lê Quốc Quân, người đang bị giam giữ vì tội ’trốn thuế’.
"Anh Dũng có gặp chị dâu tôi và hỏi thăm về sức khỏe của gia đình và anh Quân, các cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất bạn bè, thân thiện."
Ông Nguyễn Thanh Giang trong khi đó cho BBC hay ông rất ’bất bình’ vì việc chính quyền đã cử một lực lượng bao vây nhà ông và ngăn chặn không để cho ông Dũng và các khách khứa vào nhà ông.
"Tôi có mời một số bạn bè tới để nghe ông Dũng nói chuyện về thời sự, bản thân tôi là một nhà khoa học, từng đóng góp, cống hiến nhiều, họ không thể đổi xử với tôi và các khách khứa tới nhà tôi như vậy, chúng tôi đều là những người đàng hoàng,
"Tôi không phải là một tội phạm và chúng tôi không làm điều gì khuất tất cả," tiến sỹ địa vật lý, người đồng thời là một nhà bất đồng nói.
Một nguồn tin đang cần kiểm chứng cho hay ông Phạm Chí Dũng đang trên đường rời Hà Nội về Sài Gòn sau sự việc này.
Nguồn: BBC
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013
32 vị trí thức Âu Châu đòi thả Ls. Lê Quốc Quân
Gs. Johannes Kals |
Trong một bức thư đề ngày 25.11.2013 gởi ông Nguyễn Tấn Dũng, 32 nhà trí thức tại Đức và Pháp đã cùng đứng tên yêu cầu nhà cầm quyền CSVN thả Luật sư Lê Quốc Quân và các nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù.
Bức thư cũng được gởi đến Bà Catherine Ashton, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đại diện Ngoại giao của Liên minh và Chính sách An ninh Châu Âu, ông Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức và ông Löning, Đặc trách về nhân quyền và trợ giúp nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức.
Được biết người khởi xướng bức thư này là Giáo sư tiến sĩ Johannes Kals, hiện là Giáo sư giảng dạy môn Quản trị Kinh doanh tại đại học Ludwigshafen thuộc tiểu bang Rheinlandfalz miền Tây Nam nước Đức.
Đặc biệt trong danh sách 32 vị trí thức này có bà Vera Lengsfeld, một nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR) trước đây, cựu thành viên của Quốc hội Liên Bang Đức và từng được trao tặng Huân chương khen thưởng của Chính phủ Liên Bang. (BBT-WebVT)
Sau đây là nguyên văn bức thư của 32 vị trí thức:
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
01 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Việt-Nam
Những vị sau đây nhận một bản sao bức thư này:
- Tòa đại sứ Việt Nam tại Berlin
- Bà Catherine Ashton, Đại diện Cao cấp Liên minh Châu Âu phụ trách Ngoại giao và Chính sách An ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu
- Ông Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức
- Ông Löning, Đặc trách về nhân quyền và trợ giúp nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức.
Neustadt, 25. 11. 2013
Kính thưa ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Qua lá thư này chúng tôi muốn bày tỏ nỗi lo lắng sâu đậm về cách hành xử cũng như những thiếu sót trong phiên tòa vừa qua đối với luật sư Lê Quốc Quân. Là luật sư, ông Lê Quốc Quân đã lên tiếng bênh vực rất nhiều người hoạt động cho nhân quyền, ngoài ra ông còn là cố vấn cho những tổ chức dân sự xã hội như: "Ngân hàng phát triển Á châu" và "Văn phòng phát triển quốc tế của Thụy Điển".
Theo tôi được biết, ông Lê Quốc Quân đã bị bắt từ tháng 12 năm 2012 vì bị quy trách tội trốn thuế. Người nhà ông Lê Quốc Quân cho biết những bằng chứng về tội trốn thuế là do công an bịa đặt ra để dập tắt lời kêu gọi thay đổi. Những tổ chức phi chính phủ như "Hội phóng viên không biên giới" và "Hội Văn Bút Thế Giới /chi nhánh Anh Quốc" (English PEN) đã lên tiếng đòi chính phủ Việt Nam hãy hủy bỏ phiên tòa mang mầu sắc chính trị đối với ông Lê Quốc Quân. Trong thời gian bị giam cầm này ông đã không được liên lạc với gia đình trong một giai đoạn dài. Vào ngày 08 tháng bảy 2013 tòa án ở Việt Nam đã bất chợt dời ngày ra tòa của ông Lê Quốc Quân với lý do là bà chánh án bị bịnh. Các luật sư khác và người nhà của luật sư Lê Quốc Quân thì cho rằng phiên tòa bị đình chỉ vì nhà cầm quyền Việt Nam tránh né dư luận và sự chú ý của thế giới. Trong phiên tòa ngày 02 tháng mười 2013 luật sư Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù và người cùng bị cáo lãnh 8 tháng. Dựa vào nền tảng luật pháp quốc tế hai bản án này là một điều sỉ nhục.
Chúng tôi rất lo lắng về lối quy tội xảo trá và hành động bất nhân đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ như Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Tạ Phong Tần và nhiều người khác. Sự kiện này là một vết nhơ trong hồ sơ nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là những dấu hiệu cho thấy rằng nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc, vẫn tiếp tục không đáp ứng được những trách nhiệm quốc tế tối thiểu.
Chúng tôi xin ông nhớ rằng chính phủ Việt Nam đã ký vào Công Ứớc Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trong Công ước này người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp cũng như quyền có những phiên xử đúng thời hạn và công minh. Luật sư Lê Quốc Quân phải được trả tự do và phải được trắng án.
Kính thưa ông Thủ tướng, tôi yêu cầu ông chấm dứt bắt bớ và bỏ tù những người dân tụ họp ôn hòa và sử dụng quyền tự do ngôn luận của họ. Tôi kêu gọi giới trí thức khắp toàn cầu hãy lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân.
Trân trọng,
Giáo sư Johannes Kals, người khởi xướng cuộc vận động đòi tự do cho Lê Quốc Quân
Các vị nổi bật cùng ký tên chung:
Bà Vera Lengsfeld, Nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR), Cựu thành viên Quốc hội Liên Bang Đức, nhận lãnh huy chương Federal Cross of Merit
Ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt an der Weinerstr. Bí thư đảng CDU thành phố Neustadt
Đồng ký tên:
Prof. Dr. Wolfgang Anders, Speyer
Prof. Dr. Thomas Bäumer, Stuttgart
Dr. med. Jörg Breitmaier, Chefarzt, ärztlicher Direktor, Ludwigshafen am Rhein
Maitre Pierre Degoul - Avocat à Neuilly sur Seine / France
Maitre Alexandra Dumitresco - Avocat à Antony / France
Dr. Maryam Taheri Fard, Frankfurt am Main
Dr. Arndt Führ, Bad Kreuznach
Prof. Dr. Arnd Götzelmann, Ludwigshafen am Rhein
Prof. Dr. med. Stefan Grüne
Dr. med. Alexander Hammer, Nürnberg
Prof. Dr. Eveline Häusler, Karlsruhe
Prof. Dr. Bruno Hildenbrand, Jena
Dr. Ansgar Hohmann, Ulm
Prof. Dr. Lieselotte Ihle-Schmidt, Heidelberg
Dr. med. Helene Kamb, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Franz Knapp, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Werner Krämer, Ludwigshafen am Rhein
Dr. med. Hartwig Neumann, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Michael Schmidt, Bingen
Dr. med. Christian Schöndorf, Neustadt a.d.W.
Dr. Bernd Schumacher, Heidelberg
Dr. med. Karl-Heinz Spörkmann, Landau
Dr. Michael Stapper, Mainz
Dr. med. Margarita Straubinger-Schöndorf, Neustadt a.d.W.
Maitre Anne Tachon - Avocat à Antony / France
Dr. Christoph Vorwerk, Köln
Professeur Michel Waldschmidt, Université Pierre et Marie Curie, Paris / France
Prof. Dr. Helmut Wannenwetsch, Mannheim
Pater Dr. Heiner Wilmer, SCJ, Provinzial, Bonn
Seine Exzellenz Herr Ministerpräsident
Nguyen Tan-Dung
01 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Việt-Nam
Neustadt, 25. 11. 2013
Folgende Personen erhalten gleichzeitig eine Kopie dieses Schreibens:
- Die vietnamesische Botschaft in Berlin,
- Frau Catherine Ashton, Außenbeauftragte der Europäischen Union, Belgien
- Herr Bundesaußenminister, Dr. Guido Westerwelle Foreign Ministr, Berlin
- Herr. Markus Löning, Beauftragter der Bundesregierung für Menschenrechte und humanitäre Hilfe
Sehr geehrter Herr Ministerpräsident,
diesen Brief schreibe ich, um meine tiefen Sorgen über den Umgang mit Herrn Le Quoc-Quan zum Ausdruck zu bringen. Das Gerichtsverfahren gegen diesen bekannten Rechtsanwalt für Menschenrechte entsprach nicht den Regeln. Als Rechtsanwalt hat er zahlreiche Menschenrechtsaktivisten, die verfolgt werden, vertreten. Gleichzeitig dient er als Berater für viele zivilgesellschaftliche Organisationen wie die Asiatische Entwicklungsbank und die schwedische Agentur für internationale Entwicklung.
Herr Le Quoc-Quan wurde im Dezember 2012 verhaftet und der Steuerhinterziehung beschuldigt. Laut Bericht von Familienmitgliedern wurden die Beweise gegen ihn von der Polizei erfunden, um seinen Ruf nach Veränderungen zum Verstummen zu bringen. Viele Nichtregierungsorganisationen wie Reporter ohne Grenzen und der englische PEN-Club haben die vietnamesische Regierung aufgerufen, diesen politisch motivierten Prozess gegen Herrn Le Quoc-Quan fallen zu lassen.
Während seiner Inhaftierung war er für lange Zeit unerreichbar für seine Familie. Am 08. Juli 2013 hat das Gericht in Vietnam plötzlich das Verfahren gegen Herr Le Quoc-Quan mit der Begründung verschoben, die zuständige Richterin sei krank, während die Rechtsanwälte und Verwandten sagten, die Anhörung sei ausgesetzt, um Aufsehen und internationale Aufmerksamkeit zu vermeiden. Im Prozess am 02.10.2013 wurde er zu 30 Monaten und sein Mitangeklagter zu 8 Monaten Haft verurteilt. Diese beiden Urteile sind gemessen an den internationalen Rechtsstandards eine Schande.
Ich bin sehr besorgt, dass diese gefälschten Beschuldigungen und unmenschlichen Behandlungen wiederholt gegen friedliche Demokratieaktivisten wie Le Quoc-Quan, Dieu-Cay, Ta-Phong-Tan und viele andere angewendet werden. Sie stellen einen Makel für die Menschenrechtsakte Ihrer Regierung dar. Außerdem sind es Hinweise darauf, dass die Sozialistische Republik Vietnam weiterhin ihren Verpflichtungen als Mitgliedsstaat der UN nicht nachkommt.
Ich darf Sie daran erinnern, dass Ihre Regierung Unterzeichnerin des internationalen Abkommens für bürgerliche und politische Rechte ist. Diese garantieren Meinungs-, Versammlungsfreiheit und das Recht auf fristgerechte Prozesse und faire Gerichtsverhandlungen. Herr Le Quoc-Quan soll entlassen und frei von allen Anklagepunkten gesprochen werden.
Ich fordere Sie auf, Herr Ministerpräsident, und appelliere an alle Intellektuellen in der Welt, ihre Stimmen für die Freilassung von Herr Le Quoc-Quan zu erheben. Die Verhaftung und Inhaftierung von Bürgern, die sich friedlich organisieren und ihre Meinungsfreiheit ausüben, muss enden.
Mit freundlichen Grüßen
Prof. Dr. Johannes Kals, Initiator der Kampagne für die Freilassung von Le-Quoc-Quan
Prominente Mitunterzeichner/in:
Vera Lengsfeld, Bürgerrechtlerin in der ehemaligen DDR, ehemalige Bundestagsabgeordnete und Trägerin des Bundesverdienstkreuzes
Ingo Röthlingshöfer, Bürgermeister Neustadt a.d.Weinstraße, CDU-Kreisvorsitzender
Weitere Mitunterzeichner/in:
Prof. Dr. Wolfgang Anders, Speyer
Prof. Dr. Thomas Bäumer, Stuttgart
Dr. med. Jörg Breitmaier, Chefarzt, ärztlicher Direktor, Ludwigshafen am Rhein
Maitre Pierre Degoul - Avocat à Neuilly sur Seine / France
Maitre Alexandra Dumitresco - Avocat à Antony / France
Dr. Maryam Taheri Fard, Frankfurt am Main
Dr. Arndt Führ, Bad Kreuznach
Prof. Dr. Arnd Götzelmann, Ludwigshafen am Rhein
Prof. Dr. med. Stefan Grüne
Dr. med. Alexander Hammer, Nürnberg
Prof. Dr. Eveline Häusler, Karlsruhe
Prof. Dr. Bruno Hildenbrand, Jena
Dr. Ansgar Hohmann, Ulm
Prof. Dr. Lieselotte Ihle-Schmidt, Heidelberg
Dr. med. Helene Kamb, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Franz Knapp, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Werner Krämer, Ludwigshafen am Rhein
Dr. med. Hartwig Neumann, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Michael Schmidt, Bingen
Dr. med. Christian Schöndorf, Neustadt a.d.W.
Dr. Bernd Schumacher, Heidelberg
Dr. med. Karl-Heinz Spörkmann, Landau
Dr. Michael Stapper, Mainz
Dr. med. Margarita Straubinger-Schöndorf, Neustadt a.d.W.
Maitre Anne Tachon - Avocat à Antony / France
Dr. Christoph Vorwerk, Köln
Professeur Michel Waldschmidt, Université Pierre et Marie Curie, Paris / France
Prof. Dr. Helmut Wannenwetsch, Mannheim
Pater Dr. Heiner Wilmer, SCJ, Provinzial, Bonn
Prime Minister
Nguyen Tan-Dung
01 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Việt-Nam
Neustadt, 25. 11. 2013
The following officials will receive a copy of this petition:
- The Ambassador of Vietnam in Germany
- Mrs Catherine Ashton, Vice-President of the European Commission, Brussels, Belgium
- Foreign Minister of Germany, Dr. Guido Westerwelle, Berlin
- Mr. Markus Löning, Commissioner of the German Government for Human Rights and Humanitarian Aid, Berlin
Concern about Le Quoc-Quan
Dear Prime Minister,
this letter is written to express my deep concern over the treatment and the lack of due process in the case of prominent human rights lawyer Le-Quoc-Quan. As a lawyer, he has represented numerous human rights activists who have been persecuted. He served as consultant for many civil society groups such as Asian Development Bank and Swedish International Development Agency.
Mr. Le-Quoc-Quan was arrested in December 2012, and charged with tax evasion. According to the family members’ accounts, the evidences against him were fabricated by the police to silent his call for change. Many international NGOs, such as Reporters sans frontieres and English PEN, have called on the Vietnamese government to drop these politically motivated charges against Le-Quoc-Quan. While being detained, Quan was kept without contact with his family for a prolonged period of time. On July 8, 2013, Vietnam court abruptly postponed the trial of Mr. Le-Quoc-Quan, saying the judge scheduled to hear the case was ill, while lawyers and relatives said the hearing was put off to avoid publicity and international attention. In his trial on October 2, 2013, he was sentenced to 30 months in prison, and his co-defendant was sentenced to 8 months in prison. Both of these sentences are disgraces when being measured against standard justice systems around the world.
I am very concerned that these falsified charges and inhuman treatments are commonly used against peaceful pro-democracy activists, such as Le Quoc Quan, Dieu Cay, Ta Phong Tan and many others. They represent stains on your government’s troublesome human rights record. Furthermore, they are indications that the Socialist Republic of Vietnam has and continues failing to meet international obligations required as a state member of UN.
May I remind you that your government is a signatory to the International Covenant on Civil and Political Rights, which guarantees freedom of speech, freedom of association, and the rights to due process and a fair trial. Mr. Le-Quoc-Quan should be released and freed from all charges.
I urge you Mr. Prime Minister, and call on scholars around the world to raise their voices in demanding the release of Mr. Le-Quoc-Quan. All arresting and detaining citizens for peacefully organizing themselves and for exercising their freedom of speech must end.
Yours sincerely,
Prof. Dr. Johannes Kals, initiator of the initiative to free Mr. Le-Quoc-Quan
Prominent joint signatory:
Mrs. Vera Lengsfeld, civil rights activist in the DDR, former member of Federal German Parliament, nhận lãnh huy chương Federal Cross of Merit
Mr. Ingo Röthlingshöfer, mayor of Neustadt an der Weinstraße, chairman of district chapter of the CDU
Further joint signatories:
Prof. Dr. Wolfgang Anders, Speyer
Prof. Dr. Thomas Bäumer, Stuttgart
Dr. med. Jörg Breitmaier, Chefarzt, ärztlicher Direktor, Ludwigshafen am Rhein
Maitre Pierre Degoul - Avocat à Neuilly sur Seine / France
Maitre Alexandra Dumitresco - Avocat à Antony / France
Dr. Maryam Taheri Fard, Frankfurt am Main
Dr. Arndt Führ, Bad Kreuznach
Prof. Dr. Arnd Götzelmann, Ludwigshafen am Rhein
Prof. Dr. med. Stefan Grüne
Dr. med. Alexander Hammer, Nürnberg
Prof. Dr. Eveline Häusler, Karlsruhe
Prof. Dr. Bruno Hildenbrand, Jena
Dr. Ansgar Hohmann, Ulm
Prof. Dr. Lieselotte Ihle-Schmidt, Heidelberg
Dr. med. Helene Kamb, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Franz Knapp, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Werner Krämer, Ludwigshafen am Rhein
Dr. med. Hartwig Neumann, Neustadt a.d.W.
Prof. Dr. Michael Schmidt, Bingen
Dr. med. Christian Schöndorf, Neustadt a.d.W.
Dr. Bernd Schumacher, Heidelberg
Dr. med. Karl-Heinz Spörkmann, Landau
Dr. Michael Stapper, Mainz
Dr. med. Margarita Straubinger-Schöndorf, Neustadt a.d.W.
Maitre Anne Tachon - Avocat à Antony / France
Dr. Christoph Vorwerk, Köln
Professeur Michel Waldschmidt, Université Pierre et Marie Curie, Paris / France
Prof. Dr. Helmut Wannenwetsch, Mannheim
Pater Dr. Heiner Wilmer, SCJ, Provinzial, Bonn
Ngày mai Quốc hội tự thú trước dân
Phạm Đình Trọng
Từ lâu người dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này là của ai. Nhưng hàng ngày cả hệ thống truyền thông đông đảo với công suất cực lớn của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những quan chức của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những ông bà nghị sĩ của Quốc hội Việt Nam vẫn rổn rảng, vẫn véo von, vẫn ào ạt, cấp tập, xối xả rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân Dân, Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân Dân. Thực chất có đúng như vậy không, ngày mai, thứ năm, 28.11.2013, Quốc hội sẽ phải tự thú trước Nhân Dân, trước lịch sử khi những ông nghị, bà nghị biểu quyết quyết định số phận bản Hiến pháp năm 2013.
Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền hạn và lợi lộc mênh mông, vô hạn, đẩy cho người Dân mọi rủi ro, thua thiệt và bất hạnh. Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam được quyền đương nhiên thâu tóm xã tắc, thống trị xã hội. Quân đội, công an là của đảng. Của nổi của chìm trên dải núi sông gấm vóc Việt Nam là của đảng. Đến những doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi tối đa, được sử dụng phần lớn nguồn vốn của đất nước, được độc quyền kinh doanh những ngành béo bở nhất cũng là của đảng, để rồi những doanh nghiệp đó giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước cứ lãng phí, thất thoát, tham nhũng, thua lỗ triền miên, làm cho cả nền kinh tế đất nước lụn bại, ngân sách trống rỗng, đời sống người Dân điêu đứng. Nhưng đảng không chịu trách nhiệm.
Hiến pháp năm 2013 ưu ái dành mọi lợi quyền cho đảng đúng như lời bài đảng ca: “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”. Hiến pháp năm 2013 tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người Dân, tước đoạt từ giá trị vật chất lớn lao (đất đai), đến giá trị tinh thần cao cả (quyền bầu chọn lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội) của người Dân, làm cho người Dân trắng tay và trắng mắt. Hiến pháp năm 2013 đẩy đất nước lún sâu mãi trong khủng hoảng, bế tắc và lạc hậu.
Biểu quyết chấp nhận bản Hiến pháp đó: Quốc hội của đảng.
Biểu quyết bác bỏ bản Hiến pháp đó: Quốc hội của Dân.
Từ lâu người Dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này của ai nên người Dân cũng biết chắc rằng Hiến pháp năm 2013 sẽ được Quốc hội chấp nhận với số phiếu cao. Số phiếu cao đó là điều Quốc hội tự thú với Dân và là dấu ấn tủi nhục Quốc hội để lại trong lịch sử!
Nguồn: Blog Phạm Đình Trọng
Từ lâu người dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này là của ai. Nhưng hàng ngày cả hệ thống truyền thông đông đảo với công suất cực lớn của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những quan chức của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những ông bà nghị sĩ của Quốc hội Việt Nam vẫn rổn rảng, vẫn véo von, vẫn ào ạt, cấp tập, xối xả rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân Dân, Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân Dân. Thực chất có đúng như vậy không, ngày mai, thứ năm, 28.11.2013, Quốc hội sẽ phải tự thú trước Nhân Dân, trước lịch sử khi những ông nghị, bà nghị biểu quyết quyết định số phận bản Hiến pháp năm 2013.
Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền hạn và lợi lộc mênh mông, vô hạn, đẩy cho người Dân mọi rủi ro, thua thiệt và bất hạnh. Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam được quyền đương nhiên thâu tóm xã tắc, thống trị xã hội. Quân đội, công an là của đảng. Của nổi của chìm trên dải núi sông gấm vóc Việt Nam là của đảng. Đến những doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi tối đa, được sử dụng phần lớn nguồn vốn của đất nước, được độc quyền kinh doanh những ngành béo bở nhất cũng là của đảng, để rồi những doanh nghiệp đó giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước cứ lãng phí, thất thoát, tham nhũng, thua lỗ triền miên, làm cho cả nền kinh tế đất nước lụn bại, ngân sách trống rỗng, đời sống người Dân điêu đứng. Nhưng đảng không chịu trách nhiệm.
Hiến pháp năm 2013 ưu ái dành mọi lợi quyền cho đảng đúng như lời bài đảng ca: “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”. Hiến pháp năm 2013 tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người Dân, tước đoạt từ giá trị vật chất lớn lao (đất đai), đến giá trị tinh thần cao cả (quyền bầu chọn lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội) của người Dân, làm cho người Dân trắng tay và trắng mắt. Hiến pháp năm 2013 đẩy đất nước lún sâu mãi trong khủng hoảng, bế tắc và lạc hậu.
Biểu quyết chấp nhận bản Hiến pháp đó: Quốc hội của đảng.
Biểu quyết bác bỏ bản Hiến pháp đó: Quốc hội của Dân.
Từ lâu người Dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này của ai nên người Dân cũng biết chắc rằng Hiến pháp năm 2013 sẽ được Quốc hội chấp nhận với số phiếu cao. Số phiếu cao đó là điều Quốc hội tự thú với Dân và là dấu ấn tủi nhục Quốc hội để lại trong lịch sử!
Nguồn: Blog Phạm Đình Trọng
Gs. Lưu Trung Khảo và việc xây viện Khổng Tử tại VN
RadioCTM
Một trong số những cam kết giữa 2 nước Việt – Trung trong chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Tường vừa qua là sự kiện Việt Nam thỏa thuận cho thành lập Viện Khổng Tử tại Hà Nội.
Cho đến nay Trung Quốc đã thành lập 400 Viện Khổng Tử ở các quốc gia trên thế giới, và họ không hề giấu giếm ý định quyết trưng quyền lực mềm của mình ra bên ngoài. Tuy nhiên đối với người Việt Nam cùng những kinh nghiệm đau thương với Trung Quốc, liệu có thể gọi đây là hình thức hán hóa thời nay hay không, khi các hoạt động của Viện Khổng Tử cũng bao gồm ‘giảng dạy tiếng Hoa; đào tạo giáo viên Hoa ngữ; tổ chức thi trình độ tiếng Hoa; chiếu phim Trung Quốc; tư vấn du học, v.v…
Để tìm hiểu thêm vấn đề này, xin mời quý thính giả theo dõi phần trao đổi của phóng viên Mai Hương và giáo sư Lưu Trung Khảo.
Bấm vào đây để nghe phần trao đổi.
Một trong số những cam kết giữa 2 nước Việt – Trung trong chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Tường vừa qua là sự kiện Việt Nam thỏa thuận cho thành lập Viện Khổng Tử tại Hà Nội.
Cho đến nay Trung Quốc đã thành lập 400 Viện Khổng Tử ở các quốc gia trên thế giới, và họ không hề giấu giếm ý định quyết trưng quyền lực mềm của mình ra bên ngoài. Tuy nhiên đối với người Việt Nam cùng những kinh nghiệm đau thương với Trung Quốc, liệu có thể gọi đây là hình thức hán hóa thời nay hay không, khi các hoạt động của Viện Khổng Tử cũng bao gồm ‘giảng dạy tiếng Hoa; đào tạo giáo viên Hoa ngữ; tổ chức thi trình độ tiếng Hoa; chiếu phim Trung Quốc; tư vấn du học, v.v…
Để tìm hiểu thêm vấn đề này, xin mời quý thính giả theo dõi phần trao đổi của phóng viên Mai Hương và giáo sư Lưu Trung Khảo.
Bấm vào đây để nghe phần trao đổi.
Ngô Quảng - DienDanCTM
Ngô Quảng - DienDanCTM
Năm 1948, lần đầu tiên người ta thấy đường 11 đoạn công khai xuất hiện trên phụ đồ của bản đồ vị trí các đảo Nam Hải do Cục Phương vực Bộ Nội chính của chính quyền Tưởng Giới Thạch tự ý vẽ. Sau khi Mao Trạch Đông cướp được chính quyền tại Hoa lục, nhà nước Cộng sản Trung quốc vẫn duy trì đường 11 đoạn này. Đến năm 1953, Bắc Kinh bỏ bớt 2 đoạn nằm sâu trong vịnh Bắc Bộ của Việt Nam để trở thành bản đồ 9 vạch mà đại khối người Việt gọi là Đường Lưỡi Bò.
Điều đáng lưu ý là tuy đường 11 đoạn lúc đầu hay đường lưỡi bò đã xuất hiện trên bản đồ do Trung quốc tự ý vẽ, nhưng chính quyền ông Tưởng Giới Thạch lẫn ông Mao Trạch Đông chưa bao giờ chính thức nói rõ ý nghĩa của ranh giới đó là gì. Nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Vì thế, hầu như cả thế giới làm ngơ những bản đồ này ngoại trừ những văn bản thừa nhận rất hiếm hoi như bức Công Hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 của những người lãnh đạo nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.Mãi đến năm 1988, Bắc Kinh mới mở đầu bằng việc cho một số học giả Trung quốc, bất chấp mọi bằng chứng lịch sử, lên tiếng bảo rằng đó là ranh giới lãnh hải và lãnh đảo của Trung quốc. Rồi nhà nước Cộng sản Trung quốc lập tức đồng ý với các bằng chứng lịch sử đó và khẳng định đó là vùng "quyền lợi hạch tâm", "quyền lợi cốt lõi", hay "quyền lợi bất khả xâm phạm" của họ, Kể từ đó máu của cả binh lính lẫn ngư dân Việt lại đổ thêm trên biển Đông; lãnh đạo đảng CSVN lại nhượng thêm đảo, thêm biển, thêm tài nguyên và xem như chuyện đã rồi. Những vùng biển hàng ngàn năm của Việt Nam bỗng nhiên trở thành "vùng tranh chấp" rồi đổi thành "vùng khai thác chung" nhưng độc quyền cho tàu cá và tàu dầu Trung Quốc. Tàu đánh cá Việt bị bắn hoặc đâm chìm. Tàu dầu Việt chỉ mới tới thăm dò dầu khí đã bị cắt cáp và làm nhục ngay trước mũi các tàu quân sự Việt hộ tống và không dám trở lại nữa.
Nhưng trò lấn lướt đó của Bắc Kinh không làm được đối với Nhật Bản. Khi Bắc Kinh bỗng nhiên tuyên bố quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) là quyền lợi hạch tâm của họ, chính quyền Nhật Bản lập tức gởi thêm quân thêm tàu chiến đến bảo vệ đảo và vùng biển quanh đảo. Họ tuyên bố tàu bè Trung quốc nào xâm lấn lãnh hải của Nhật sẽ bị lực lượng tuần duyên của Nhật đối phó ngay. Sau vài lần đưa tàu lớn tàu nhỏ — và có lúc còn hăm dọa sẽ phóng cả ngàn tàu tới cùng lúc — đến thử sức hải quân Nhật, đã khá lâu không còn nghe các tàu chiến, tàu dầu, tàu cá hay ngay cả tàu sân bay của Bắc Kinh thử lại kiểu gây hấn này nữa.
Có lẽ chính vì bí lối trên mặt biển đó mà vào thứ bảy ngày 23/11/2013, Bắc Kinh đột ngột và đơn phương vẽ thêm một đường lưỡi bò khác trên không và gọi đó là "Vùng Nhận Dạng Phòng Không" trên vùng biển Hoa Đông, bao gồm khu vực quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Bắc Kinh đòi buộc mọi phi cơ quốc tế bay qua vùng trời mới này phải khai báo trước với họ.
Thủ tướng Nhật, ông Abe, trong phiên chất vấn ở Quốc hội Nhật đã phản ứng ngay rằng tuyên bố của Trung quốc về ’"Vùng Nhận Dạng Phòng Không’ trên biển Hoa Đông là hết sức nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả xấu ngoài ý muốn". Bộ Ngoại Giao Nhật lập tức triệu đại sứ Trung quốc ở Tokyo đến để phản đối chính thức.
Vẫn với thủ thuật vừa ăn cướp vừa đóng vai nạn nhân, ngày 25 tháng 11 (tức 2 ngày sau khi tung ra "Vùng Nhận Dạng Phòng Không", sứ quán Trung quốc tại Tokyo đăng một thông tri trên trang nhà của họ kêu gọi các công dân Tàu đang trú ngụ trên đất Nhật hãy nhanh chóng đăng ký địa chỉ cư ngụ, số điện thoại của mình với sứ quán để được cứu giúp nhanh chóng khi hữu sự. Điều làm nhiều người phì cười là thông tri này còn cố ý ghi ngày công bố là 08/11/2013, nghĩa là không dính dáng gì đến công bố lưỡi bò trên không nói trên. Công luận quốc tế cũng phì cười về kiểu suy nghĩ lạc hậu hàng nửa thế kỷ của Bắc Kinh khi họ cố tạo ấn tượng một chính phủ dân chủ pháp quyền và đang có đủ loại quan hệ quốc tế như tại Nhật Bản lại lập tức đi truy lùng hãm hại kiều dân nước khác trên đất mình vì có chạm trán giữa 2 nước. Giới bình luận bảo ngay rằng Bắc Kinh đang mô tả chính họ.
Về thái độ của Hoa Kỳ trước lưỡi bò trên không này, Ngoại trưởng John Kerry cho biết Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về hành động vừa rồi của Trung quốc. Việc làm tăng sự bất ổn trong vùng, hành động đơn phương muốn làm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông là rất nguy hiểm. Cùng lúc đó quân đội Mỹ cho 2 máy bay quân sự B52 bay ngang qua vùng không phận nói trên rồi tuyên bố công khai là vừa làm điều đó và không hề khai báo gì như Bắc Kinh đòi hỏi.
Hơi mất mặt trước phản ứng mạnh của Nhật và Mỹ, những kẻ lãnh đạo tại Bắc Kinh bèn quay sang các vùng biển dễ bắt nạt hơn. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của bộ Ngoại giao Trung quốc thông báo Trung quốc cũng sắp công bố "Vùng nhận dạng phòng không" cho vùng biển Hoàng Hải và vùng biển Đông.
Hàn quốc hiện đang có mối bang giao khá thân thiện với Trung quốc với nhiều trao đổi mậu dịch và nhu cầu giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên nhưng vẫn lập tức lên tiếng phản đối kịch liệt về ý định của Bắc Kinh muốn đụng đến vùng trời trên biển Hoàng Hải.
Chỉ Hà Nội là không thấy giới lãnh đạo tuyên bố gì cả. Nhiều phần có lẽ vì họ còn đang bận rộn với chiến dịch dò xét nội bộ rất sâu rộng để nhận dạng những đảng viên bức xúc về các thỏa thuận vừa ký với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay sau đám ma tướng Võ Nguyên Giáp.
Nguồn: DienDanCTM
Nhà nước nhất thiết phải chui vào buồng ngủ của dân?
Đào Tuấn
Buổi thảo luận của Quốc hội trước khả năng Luật Hôn nhân và gia đình định “luật hóa” câu chuyện ly thân có cái gì đó như là sự kỳ lạ.
Phiên một cách dân giã thì câu chuyện đại khái thế này: Vì ly thân đang tăng nhanh. Năm 2009, chẳng hạn năm 2009 chỉ có gần 90 ngàn vụ thì 3 năm sau, con số đó đã là trên 115 ngàn vụ. 90% trong số đó đều đã qua ly thân trước khi ly hôn. Vì ly thân tồn tại phổ biến như thế, cho nên giờ muốn ly thân phải “ra tòa” để “tuyên bố pháp lý” là: thôi, từ giờ tôi với cô không có ngủ nghê gì với nhau nữa nhé. Và đã có tuyên bố, cho nên muốn “làm lành”, tất nhiên người ta cũng phải “ra tòa”, cũng phải tuyên bố là: thôi, từ giờ… hết giận.
Lạ ở chỗ những nhà làm luật lo lắng về một hệ lụy gì đó mà có khi chính bản thân họ còn chưa rõ nó là cái gì, chưa lượng hóa được mức độ, thậm chí, còn chưa biết giải quyết cái hệ lụy đó bằng việc luật hóa, thực ra là thêm một thứ thủ tục, thì có giải quyết được không.
Cái gì cũng có hệ lụy của nó. Chẳng nói đâu xa, hệ lụy của hôn nhân chính là ly thân, và “pháp lý” hơn, là ly hôn. Nhưng đâu phải chuyện gì thì pháp luật nhà nước cũng cứ phải can thiệp.
Trước nghị trường, một viên tướng là Chính ủy Tổng cục Hậu cầu Bộ Quốc phòng, ĐBQH Lê Văn Hoàng đề nghị cân nhắc để bỏ quách cái quy định ly thân này, không đưa vào Luật.
Lý lẽ của tướng Hoàng rất giản dị. Rằng đó là quan hệ riêng tư, rằng người ta vẫn sống dưới một mái nhà, ăn chung một mâm cơm mà vẫn là ly thân, mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Rằng không cẩn thận rồi thì quy định rồi nhưng chẳng ai thực hiện.
Nói trắng ra là không khéo chính những người mà Luật định bảo vệ bằng cách luật hóa chế định này sẽ bảo quy định đó rõ là vô duyên. Ai mượn người khác phải lo nỗi lo con bò răng trắng.
Người ta còn muôn giữ kín, có nghĩa là người ta còn chưa muốn bỏ nhau, thế mà luật cứ định bắt người ta phải “tuyên bố”. Nói như tướng Hoàng, chẳng khác “đánh đồng giữa ly thân và ly hôn”.
Cứ hỏi Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa mà xem. Các cuộc khảo sát của chính Hội Phụ nữ cũng cho thấy “hơn 1/3 số người trả lời đề nghị không nên đưa vào luật, hơn 40% không trả lời”.
Bà Hòa, sau khi nói tới hai chữ “phức tạp”, đã nêu ra câu hỏi mà các nhà làm luật có lẽ cũng lắc đầu:
“Liệu đưa chế định ly thân vào luật thì có giảm được ly hôn?”.
Sau phát biểu của tướng Hoàng, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng trong vai chủ tọa phiên thảo luận mỉm cười bảo rằng: “Tướng quân nhìn nhận rất sắc sảo”.
Phải. Sắc sảo ở chỗ ông Hoàng đã không lo những nỗi lo kiểu nếu hai người đồng giới chung sống thì khi “Họ xin con nuôi thì ai là bố, ai là mẹ, hay cả hai cùng là bố hoặc cả hai cùng là mẹ?”.
Sắc sảo ở chỗ, tướng Hoàng, cũng như đa số các ĐBQH khác đã lắc đầu trước câu chuyện khó có thể gọi khác là Nhà nước chui vào buồng ngủ của dân. Mà lại tưởng thế là hay.
Nguồn: Blog Đào Tuấn
Phiên một cách dân giã thì câu chuyện đại khái thế này: Vì ly thân đang tăng nhanh. Năm 2009, chẳng hạn năm 2009 chỉ có gần 90 ngàn vụ thì 3 năm sau, con số đó đã là trên 115 ngàn vụ. 90% trong số đó đều đã qua ly thân trước khi ly hôn. Vì ly thân tồn tại phổ biến như thế, cho nên giờ muốn ly thân phải “ra tòa” để “tuyên bố pháp lý” là: thôi, từ giờ tôi với cô không có ngủ nghê gì với nhau nữa nhé. Và đã có tuyên bố, cho nên muốn “làm lành”, tất nhiên người ta cũng phải “ra tòa”, cũng phải tuyên bố là: thôi, từ giờ… hết giận.
Lạ ở chỗ những nhà làm luật lo lắng về một hệ lụy gì đó mà có khi chính bản thân họ còn chưa rõ nó là cái gì, chưa lượng hóa được mức độ, thậm chí, còn chưa biết giải quyết cái hệ lụy đó bằng việc luật hóa, thực ra là thêm một thứ thủ tục, thì có giải quyết được không.
Cái gì cũng có hệ lụy của nó. Chẳng nói đâu xa, hệ lụy của hôn nhân chính là ly thân, và “pháp lý” hơn, là ly hôn. Nhưng đâu phải chuyện gì thì pháp luật nhà nước cũng cứ phải can thiệp.
Trước nghị trường, một viên tướng là Chính ủy Tổng cục Hậu cầu Bộ Quốc phòng, ĐBQH Lê Văn Hoàng đề nghị cân nhắc để bỏ quách cái quy định ly thân này, không đưa vào Luật.
Lý lẽ của tướng Hoàng rất giản dị. Rằng đó là quan hệ riêng tư, rằng người ta vẫn sống dưới một mái nhà, ăn chung một mâm cơm mà vẫn là ly thân, mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Rằng không cẩn thận rồi thì quy định rồi nhưng chẳng ai thực hiện.
Nói trắng ra là không khéo chính những người mà Luật định bảo vệ bằng cách luật hóa chế định này sẽ bảo quy định đó rõ là vô duyên. Ai mượn người khác phải lo nỗi lo con bò răng trắng.
Người ta còn muôn giữ kín, có nghĩa là người ta còn chưa muốn bỏ nhau, thế mà luật cứ định bắt người ta phải “tuyên bố”. Nói như tướng Hoàng, chẳng khác “đánh đồng giữa ly thân và ly hôn”.
Cứ hỏi Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa mà xem. Các cuộc khảo sát của chính Hội Phụ nữ cũng cho thấy “hơn 1/3 số người trả lời đề nghị không nên đưa vào luật, hơn 40% không trả lời”.
Bà Hòa, sau khi nói tới hai chữ “phức tạp”, đã nêu ra câu hỏi mà các nhà làm luật có lẽ cũng lắc đầu:
“Liệu đưa chế định ly thân vào luật thì có giảm được ly hôn?”.
Sau phát biểu của tướng Hoàng, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng trong vai chủ tọa phiên thảo luận mỉm cười bảo rằng: “Tướng quân nhìn nhận rất sắc sảo”.
Phải. Sắc sảo ở chỗ ông Hoàng đã không lo những nỗi lo kiểu nếu hai người đồng giới chung sống thì khi “Họ xin con nuôi thì ai là bố, ai là mẹ, hay cả hai cùng là bố hoặc cả hai cùng là mẹ?”.
Sắc sảo ở chỗ, tướng Hoàng, cũng như đa số các ĐBQH khác đã lắc đầu trước câu chuyện khó có thể gọi khác là Nhà nước chui vào buồng ngủ của dân. Mà lại tưởng thế là hay.
Nguồn: Blog Đào Tuấn
Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013
Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa bước vào giai đoạn cuối của chế độ?
Lý Thái Hùng
Ngày 28/11/2013 được tiên đoán sẽ là ngày đẹp, ngày vui đối với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam như ông Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Tuy nhiên, đối với dư luận chung thì kể từ ngày 28/11 trở đi, đảng CSVN sẽ bắt đầu tiến trình phân hóa do hậu quả chấn thương từ cuộc bỏ phiếu này.
Hai Hội Nghị Rối Trí
Trong hai tháng 10 và 11 năm 2013, đảng Cộng sản Việt Nam đã có hai Hội nghị thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Hội nghị Trung ương đảng 8 khóa 11 từ ngày 30/9 đến 9/10 và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 từ ngày 21/10 kéo dài đến đầu tháng 12.
Tuy bản chất của hai Hội nghị có khác nhau, nhưng mục đích chính vẫn là tập trung vào việc tìm ra những giải pháp để cứu nguy tình trạng xuống cấp nhanh chóng của bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước.
Qua hai cuộc họp nói trên, người ta thấy là thành phần ưu tú nhất đang nắm trong tay vận mệnh của đảng Cộng sản và đất nước Việt Nam hoàn toàn hết sáng kiến, loay hoay và rối trí.
Rối trí là vì lãnh đạo đã không dự kiến được những bước chuyển hóa quá nhanh của thời cuộc, chỉ lo đến số phận của riêng họ trên hết, không dám tin vào bất kỳ mô thức nào, và vì thế chỉ biết cố kiềm chế xã hội đi theo khuôn khổ của những chủ trương đã lỗi thời.
Chỉ cần nhìn vào cách lãnh đạo Hà Nội hành xử lúng túng trong việc để các đại biểu Quốc hội thảo luận và thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, đã biểu hiện một sự cực kỳ lo lắng của bộ chính trị về kết quả bỏ phiếu.
Mặc dù ai cũng biết là nội dung dự thảo hiến pháp sẽ được thông qua vào ngày 28 tháng 11 tới đây, nhưng tỷ số bỏ phiếu sẽ không còn “nhất trí” như những lần tu sửa trước.
Tác động tạo ra hiện trạng này chính là nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn là một khối. Nó đã bị chấn thương trầm trọng từ khi Hà Nội đưa ra việc kêu gọi góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 vào đầu năm nay rồi lại tung ra các mẹo vặt để chận đứng và phỉ báng các đóng góp nghiêm chỉnh là "suy đồi đạo đức chính trị". Họ thẳng tay ném bỏ những tiếng nói chung đầy tâm huyết vì tương lai đất nước, trong đó, có bản lên tiếng yêu cầu quốc hội hoãn bỏ phiếu thông qua của thành phần trí thức, cựu cán bộ khởi xướng Kiến nghị 72. Chính thái độ khinh thường này đã làm giao động tinh thần của khá nhiều đảng viên vốn thờ ơ trước đây.
Đây là nguy cơ mà lãnh đạo Hà Nội đang rất lo ngại cho sự tồn vong của chế độ hiện nay.
Nguy Cơ Bùng Vỡ Nội Bộ
Cách đây hơn 2 thập niên, sau khi khối Liên Xô tan rã vào năm 1991, đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra bốn nguy cơ làm thước đo sự tồn vong của chế độ.
1/ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
2/ Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng XHCN.
3/ Nguy cơ về sự suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
4/ Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Cứ mỗi 10 năm, Hà Nội lại lượng duyệt các nguy cơ này một lần. Tại Hội nghị 8 khóa IX vào tháng 7 năm 2003, Trung ương đảng dưới thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư đã dành ra nhiều ngày đánh giá về cái gọi là chiến lược bảo vệ tổ quốc và bốn nguy cơ nói trên.
Mặc dù lúc đó vấn đề tham nhũng, sự lên tiếng cổ súy dân chủ hóa của một số đảng viên có tạo ra sự nhức nhối cho chế độ, nhưng lãnh đạo lại coi sự tụt hậu kinh tế là nguy hiểm nhất nên đã tập trung vào việc xây dựng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty với ước mơ đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến vào năm 2020.
Mười năm sau, Hội nghị 8 vào đầu tháng 10 năm 2013 vừa qua, cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Mặc dù kinh tế đang gặp khó khăn vì những khuynh loát của các nhóm lợi ích, nhưng theo đánh giá của ông Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu lúc bế mạc Hội nghị 8, nguy cơ sinh tử nhất của chế độ hiện nay, không phải là kinh tế mà chính là hiện tượng tự diễn biến trong nội bộ.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng chính nó là chỗ dựa để cho bên ngoài tấn công vào đảng CSVN và là mảnh đất để thế lực thù địch gieo mầm diễn biến hòa bình.
Tuy lãnh đạo Hà Nội xem đó là vấn đề, nhưng giải pháp chọn lựa của họ cũng lại tiếp tục loay hoay giống như 10 năm trước.
Thay vì chấp nhận một số cải cách chính trị theo trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, Hà Nội lại cương quyết ngăn chận mọi xu hướng hình thành tổ chức chính trị đối lập, tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài bằng hai biện pháp phòng và chống tham nhũng, phê và tự phê hoàn toàn mang tính hình thức.
Hai biến cố lớn xảy ra trong lúc Hà Nội kêu gọi góp ý tu sửa hiến pháp là sự kiện ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cao cấp có 45 năm tuổi đảng kêu gọi bỏ đảng Cộng sản, tham gia lập đảng đối lập, và sự kiện một số trí thức tuyên bố thành lập diễn đàn xã hội dân sự để làm cầu nối cổ súy cho sự phát triển các đoàn thể xã hội dân sự tại Việt Nam, vốn bị chế độ coi là điều cấm kỵ trong nhiều thập niên qua.
Tự thân hai biến cố nói trên là những chuyển biến bình thường trong một xã hội mở; nhưng vì Hà Nội cố tình kiềm chế, thậm chí còn phơi bày những chủ trương phi lý và độc đoán qua việc dùng bộ máy truyền thông của đảng tấn công vào các đoàn thể xã hội, khiến cho nhiều đảng viên chán nản và sẽ lặng lẽ bỏ đảng Cộng sản ra đi.
Ba Kịch Bản Của Nội Bộ Đảng.
Ngày 18 tháng 11 vừa qua, sau khi nghe ông Phạm Trung Lý, trưởng ban soạn thảo dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 trình bày về cách tiếp thu, chỉnh lý những ý kiến đóng góp của các đại biểu, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rằng ngày 28 tháng 11 sẽ là “ngày đẹp”.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho đây là “ngày đẹp” vì nghĩ rằng chính ông và bộ chính trị sẽ không còn phải sống trong tâm trạng hồi hộp khi “hộp giun” của bản hiến pháp đã được đóng lại. Nhưng muốn biết viễn cảnh của “ngày đẹp” 28 tháng 11 và tương lai đảng Cộng sản Việt Nam ra sao, chỉ cần nhìn vào sự biến thái về nội dung của các Hội nghị Trung ương đảng trong 2 năm 2012 và 2013 sẽ thấy.
Hội nghị Trung ương 5 và 6 tập trung vào những xung đột thượng tầng lãnh đạo với sự tấn công nhằm triệt hạ uy tín lẫn nhau giữa hai người đứng đầu đảng và chính phủ. Kết quả là bất phân thắng bại.
Hội nghị Trung ương 7 và 8 tập trung vào các vấn đề nội bộ, qua đó các phe tạm thời ngưng chiến để tập trung vào việc củng cố lô cốt độc đảng hầu có thể chuẩn bị suông sẻ đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.
Chính vào lúc Bộ chính trị muốn kiềm chế xã hội để tổ chức thành công đại hội đảng kỳ 12 trong hai năm tới, thì sự kiềm chế này đang dẫn đảng Cộng sản Việt Nam vào một trong ba kịch bản.
Tức Nước Vỡ Bờ: Đây là hiện tượng nhiều hỗn loạn nhất khi mà các phe nhóm lãnh đạo vì những kèn cựa quyền lực mà không dám lấy những quyết định quan trọng, thả nổi và tạo ra tình trạng bùng vỡ từ trong đảng ra ngoài xã hội. Đây là tình huống bùng nổ như Tunisia, Ai Cập khi mà người dân và các đảng viên xé rào, bất chấp lệnh lạc từ trung ương.
Đảo Chánh Nội Bộ: Đây là hiện tượng mà một phe tìm cách liên kết với các thế lực bên trong hay bên ngoài đảng, tạo phản bằng một cuộc truất phế phe đang nắm quyền để giành lấy quyền lực. Ngay lúc này còn nhiều người cho rằng xác suất đảo chánh khó xảy ra vì phe nhóm nào cũng quá yếu, chưa đủ điều kiện ra tay. Nhưng tình hình này sẽ thay đổi nhanh sau vụ bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp nói trên.
Chấp Nhận Thay Đổi: Đây là hiện tượng mà lãnh đạo CSVN phải thoái lui, chấp nhận một số thay đổi trước các đòi hỏi của lực lượng dân chủ. Dư luận cho rằng việc Hà Nội cử ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên bộ chính trị sang nắm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là chuẩn bị cho thế vớt vát để vẫn kiểm soát các đoàn thể quần chúng dù phải chấp nhận nhượng bộ. Dấu hiệu rõ nhất là khi họ bị đẩy vào thế chấp nhận sự hình thành và hiện hữu công khai của xã hội dân sự.
Trong ba kịch bản nói trên, kịch bản chấp nhận thay đổi mang tính "hạ cánh an toàn" nhiều nhất cho giới lãnh đạo Hà Nội; nhưng với bản chất độc tài toàn trị, CSVN vẫn không muốn tiến hành vì vẫn ôm tham vọng độc tài vĩnh viễn. Họ biết là khi có thay đổi chính là lúc khởi đầu của sự sụp đổ.
Tóm lại, đảng Cộng sản Liên Xô đã tan rã sau 70 năm thống trị (1921-1991), và đã tan rã từ bên trong sau cuộc đảo chánh bất thành của phe giáo điều vào mùa hè năm 1991. Năm 2015 tới đây, đánh dấu đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền thống trị cũng vừa đúng 70 năm (1945- 2015).
Đảng CSVN đã có nhiều cơ hội thay đổi để cứu chính họ và cứu đất nước nhưng họ đã không làm. Những suy thoái trong nội bộ đảng, cùng với sự xung đột giữa các phe nhóm trong bộ chính trị hiện nay, cho chúng ta thấy là đảng CSVN khó tránh khỏi cuộc đổ vỡ từ bên trong nếu họ tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài, tiếp tục quay lưng lại với tất cả những áp suất thay đổi cấp thời của xã hội bên ngoài lẫn hàng ngũ đảng viên bên trong.
Lý Thái Hùng
Ngày 24/11/2013
Ngày 28/11/2013 được tiên đoán sẽ là ngày đẹp, ngày vui đối với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam như ông Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Tuy nhiên, đối với dư luận chung thì kể từ ngày 28/11 trở đi, đảng CSVN sẽ bắt đầu tiến trình phân hóa do hậu quả chấn thương từ cuộc bỏ phiếu này.
Hai Hội Nghị Rối Trí
Trong hai tháng 10 và 11 năm 2013, đảng Cộng sản Việt Nam đã có hai Hội nghị thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Hội nghị Trung ương đảng 8 khóa 11 từ ngày 30/9 đến 9/10 và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 từ ngày 21/10 kéo dài đến đầu tháng 12.
Tuy bản chất của hai Hội nghị có khác nhau, nhưng mục đích chính vẫn là tập trung vào việc tìm ra những giải pháp để cứu nguy tình trạng xuống cấp nhanh chóng của bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước.
Qua hai cuộc họp nói trên, người ta thấy là thành phần ưu tú nhất đang nắm trong tay vận mệnh của đảng Cộng sản và đất nước Việt Nam hoàn toàn hết sáng kiến, loay hoay và rối trí.
Rối trí là vì lãnh đạo đã không dự kiến được những bước chuyển hóa quá nhanh của thời cuộc, chỉ lo đến số phận của riêng họ trên hết, không dám tin vào bất kỳ mô thức nào, và vì thế chỉ biết cố kiềm chế xã hội đi theo khuôn khổ của những chủ trương đã lỗi thời.
Chỉ cần nhìn vào cách lãnh đạo Hà Nội hành xử lúng túng trong việc để các đại biểu Quốc hội thảo luận và thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, đã biểu hiện một sự cực kỳ lo lắng của bộ chính trị về kết quả bỏ phiếu.
Mặc dù ai cũng biết là nội dung dự thảo hiến pháp sẽ được thông qua vào ngày 28 tháng 11 tới đây, nhưng tỷ số bỏ phiếu sẽ không còn “nhất trí” như những lần tu sửa trước.
Tác động tạo ra hiện trạng này chính là nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn là một khối. Nó đã bị chấn thương trầm trọng từ khi Hà Nội đưa ra việc kêu gọi góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 vào đầu năm nay rồi lại tung ra các mẹo vặt để chận đứng và phỉ báng các đóng góp nghiêm chỉnh là "suy đồi đạo đức chính trị". Họ thẳng tay ném bỏ những tiếng nói chung đầy tâm huyết vì tương lai đất nước, trong đó, có bản lên tiếng yêu cầu quốc hội hoãn bỏ phiếu thông qua của thành phần trí thức, cựu cán bộ khởi xướng Kiến nghị 72. Chính thái độ khinh thường này đã làm giao động tinh thần của khá nhiều đảng viên vốn thờ ơ trước đây.
Đây là nguy cơ mà lãnh đạo Hà Nội đang rất lo ngại cho sự tồn vong của chế độ hiện nay.
Nguy Cơ Bùng Vỡ Nội Bộ
Cách đây hơn 2 thập niên, sau khi khối Liên Xô tan rã vào năm 1991, đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra bốn nguy cơ làm thước đo sự tồn vong của chế độ.
1/ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
2/ Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng XHCN.
3/ Nguy cơ về sự suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
4/ Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Cứ mỗi 10 năm, Hà Nội lại lượng duyệt các nguy cơ này một lần. Tại Hội nghị 8 khóa IX vào tháng 7 năm 2003, Trung ương đảng dưới thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư đã dành ra nhiều ngày đánh giá về cái gọi là chiến lược bảo vệ tổ quốc và bốn nguy cơ nói trên.
Mặc dù lúc đó vấn đề tham nhũng, sự lên tiếng cổ súy dân chủ hóa của một số đảng viên có tạo ra sự nhức nhối cho chế độ, nhưng lãnh đạo lại coi sự tụt hậu kinh tế là nguy hiểm nhất nên đã tập trung vào việc xây dựng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty với ước mơ đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến vào năm 2020.
Mười năm sau, Hội nghị 8 vào đầu tháng 10 năm 2013 vừa qua, cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Mặc dù kinh tế đang gặp khó khăn vì những khuynh loát của các nhóm lợi ích, nhưng theo đánh giá của ông Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu lúc bế mạc Hội nghị 8, nguy cơ sinh tử nhất của chế độ hiện nay, không phải là kinh tế mà chính là hiện tượng tự diễn biến trong nội bộ.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng chính nó là chỗ dựa để cho bên ngoài tấn công vào đảng CSVN và là mảnh đất để thế lực thù địch gieo mầm diễn biến hòa bình.
Tuy lãnh đạo Hà Nội xem đó là vấn đề, nhưng giải pháp chọn lựa của họ cũng lại tiếp tục loay hoay giống như 10 năm trước.
Thay vì chấp nhận một số cải cách chính trị theo trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, Hà Nội lại cương quyết ngăn chận mọi xu hướng hình thành tổ chức chính trị đối lập, tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài bằng hai biện pháp phòng và chống tham nhũng, phê và tự phê hoàn toàn mang tính hình thức.
Hai biến cố lớn xảy ra trong lúc Hà Nội kêu gọi góp ý tu sửa hiến pháp là sự kiện ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cao cấp có 45 năm tuổi đảng kêu gọi bỏ đảng Cộng sản, tham gia lập đảng đối lập, và sự kiện một số trí thức tuyên bố thành lập diễn đàn xã hội dân sự để làm cầu nối cổ súy cho sự phát triển các đoàn thể xã hội dân sự tại Việt Nam, vốn bị chế độ coi là điều cấm kỵ trong nhiều thập niên qua.
Tự thân hai biến cố nói trên là những chuyển biến bình thường trong một xã hội mở; nhưng vì Hà Nội cố tình kiềm chế, thậm chí còn phơi bày những chủ trương phi lý và độc đoán qua việc dùng bộ máy truyền thông của đảng tấn công vào các đoàn thể xã hội, khiến cho nhiều đảng viên chán nản và sẽ lặng lẽ bỏ đảng Cộng sản ra đi.
Ba Kịch Bản Của Nội Bộ Đảng.
Ngày 18 tháng 11 vừa qua, sau khi nghe ông Phạm Trung Lý, trưởng ban soạn thảo dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 trình bày về cách tiếp thu, chỉnh lý những ý kiến đóng góp của các đại biểu, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rằng ngày 28 tháng 11 sẽ là “ngày đẹp”.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho đây là “ngày đẹp” vì nghĩ rằng chính ông và bộ chính trị sẽ không còn phải sống trong tâm trạng hồi hộp khi “hộp giun” của bản hiến pháp đã được đóng lại. Nhưng muốn biết viễn cảnh của “ngày đẹp” 28 tháng 11 và tương lai đảng Cộng sản Việt Nam ra sao, chỉ cần nhìn vào sự biến thái về nội dung của các Hội nghị Trung ương đảng trong 2 năm 2012 và 2013 sẽ thấy.
Hội nghị Trung ương 5 và 6 tập trung vào những xung đột thượng tầng lãnh đạo với sự tấn công nhằm triệt hạ uy tín lẫn nhau giữa hai người đứng đầu đảng và chính phủ. Kết quả là bất phân thắng bại.
Hội nghị Trung ương 7 và 8 tập trung vào các vấn đề nội bộ, qua đó các phe tạm thời ngưng chiến để tập trung vào việc củng cố lô cốt độc đảng hầu có thể chuẩn bị suông sẻ đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.
Chính vào lúc Bộ chính trị muốn kiềm chế xã hội để tổ chức thành công đại hội đảng kỳ 12 trong hai năm tới, thì sự kiềm chế này đang dẫn đảng Cộng sản Việt Nam vào một trong ba kịch bản.
Tức Nước Vỡ Bờ: Đây là hiện tượng nhiều hỗn loạn nhất khi mà các phe nhóm lãnh đạo vì những kèn cựa quyền lực mà không dám lấy những quyết định quan trọng, thả nổi và tạo ra tình trạng bùng vỡ từ trong đảng ra ngoài xã hội. Đây là tình huống bùng nổ như Tunisia, Ai Cập khi mà người dân và các đảng viên xé rào, bất chấp lệnh lạc từ trung ương.
Đảo Chánh Nội Bộ: Đây là hiện tượng mà một phe tìm cách liên kết với các thế lực bên trong hay bên ngoài đảng, tạo phản bằng một cuộc truất phế phe đang nắm quyền để giành lấy quyền lực. Ngay lúc này còn nhiều người cho rằng xác suất đảo chánh khó xảy ra vì phe nhóm nào cũng quá yếu, chưa đủ điều kiện ra tay. Nhưng tình hình này sẽ thay đổi nhanh sau vụ bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp nói trên.
Chấp Nhận Thay Đổi: Đây là hiện tượng mà lãnh đạo CSVN phải thoái lui, chấp nhận một số thay đổi trước các đòi hỏi của lực lượng dân chủ. Dư luận cho rằng việc Hà Nội cử ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên bộ chính trị sang nắm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là chuẩn bị cho thế vớt vát để vẫn kiểm soát các đoàn thể quần chúng dù phải chấp nhận nhượng bộ. Dấu hiệu rõ nhất là khi họ bị đẩy vào thế chấp nhận sự hình thành và hiện hữu công khai của xã hội dân sự.
Trong ba kịch bản nói trên, kịch bản chấp nhận thay đổi mang tính "hạ cánh an toàn" nhiều nhất cho giới lãnh đạo Hà Nội; nhưng với bản chất độc tài toàn trị, CSVN vẫn không muốn tiến hành vì vẫn ôm tham vọng độc tài vĩnh viễn. Họ biết là khi có thay đổi chính là lúc khởi đầu của sự sụp đổ.
Tóm lại, đảng Cộng sản Liên Xô đã tan rã sau 70 năm thống trị (1921-1991), và đã tan rã từ bên trong sau cuộc đảo chánh bất thành của phe giáo điều vào mùa hè năm 1991. Năm 2015 tới đây, đánh dấu đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền thống trị cũng vừa đúng 70 năm (1945- 2015).
Đảng CSVN đã có nhiều cơ hội thay đổi để cứu chính họ và cứu đất nước nhưng họ đã không làm. Những suy thoái trong nội bộ đảng, cùng với sự xung đột giữa các phe nhóm trong bộ chính trị hiện nay, cho chúng ta thấy là đảng CSVN khó tránh khỏi cuộc đổ vỡ từ bên trong nếu họ tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài, tiếp tục quay lưng lại với tất cả những áp suất thay đổi cấp thời của xã hội bên ngoài lẫn hàng ngũ đảng viên bên trong.
Lý Thái Hùng
Ngày 24/11/2013
Cán bộ trại giam gây khó khăn cho Blogger Điếu Cày kháng cáo Giám đốc thẩm
VRNs
(26.11.2013) – Sài Gòn – “Cho đến tận bây giờ, họ vẫn chưa tống đạt bất kỳ quyết định thi hành án và bản án phúc thẩm cho bố tôi. Đây là điều vi phạm cơ bản nhất của pháp luật vì khi tống giam một con người thì theo quy định của pháp luật trong vòng 3 ngày sau khi phiên tòa phúc thẩm phải tống đạt quyết định thi hành án và bản án cho người tù. Khi tôi hỏi bố tôi là tại sao họ lại làm như vậy thì ông nêu ra giả định của ông rằng, có thể họ không muốn ông có cơ sở để làm đơn kháng cáo lên Giám đốc thẩm.” Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai Blogger Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) cho VRNs biết trong chuyến thăm gặp giữa anh Dũng và ông Hải, tại trại giam số 6 – Nghệ An, vào ngày 23.12.2013 vừa qua.
“Bố tôi nói rằng, về việc Giám đốc thẩm của bố tôi không cần đi vào chi tiết phiên tòa chỉ cần mọi người nhìn vào hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất, bố tôi bị bắt vào tháng 4.2008 và trong thời gian này chưa hề có luật nào quy định về quản lý internet như Nghị định 72 (01.09.2013), Nghị định 97 (28.08.2008). Luật này ra đời sau khi bố tôi bị bắt. Về nguyên tắc thì luật bất hồi tố nên bố tôi không thể bị áp đặt xét xử bỏi những điều luật ra sau được. Thứ hai, tòa án xác nhận bố tôi có 7 blog Điếu Cày khác nhau nhưng không thể xác định rằng cái nào của bố tôi. Khi bố tôi yêu cầu, làm cách nào mà tòa án xác định được bài viết nào và blog nào là thuộc về bố tôi thì họ không thể trả lời được. Như vậy, bất kỳ ai làm giả tài liệu và để tên người khác vào cuối bài viết cũng quy tội được cho người khác. Đó là những ý kiến bố tôi sẽ được nêu ra trong phiên tòa Giám đốc thẩm.” Anh Dũng cho biết thêm.
Về sức khỏe ông Hải trong trại giam, anh Dũng cho hay: “Bố tôi bị đau cột sống vì bị thoát vị đĩa đệm, và đau răng do răng bị nứt nhưng trạm y tế trong trại chưa giải quyết những yêu cầu chữa trị đó của ông.”
Trong trại giam ông Hải tiếp tục làm đơn khiếu nại. Anh Dũng kể:
“Bố tôi tiếp tục khiếu nại Đài truyền hình VN đã dàn dựng những hình ảnh sau khi bố tôi ngưng tuyệt thực để bóp méo sự thật trong tù. Bố tôi tiếp tục kiện lên cấp cao hơn về việc trong trại giam sử dụng một thông tư 37, được lưu hành nội bộ để áp đặt hình thức giam giữ lên tù nhân lương tâm chính trị. Cụ thể là tù nhân lương tâm chính trị sẽ bị biệt giam nếu không nhận tội, cấm thăm gặp gia đình, cấm gọi điện thoại. Đây là điều [nhà cầm quyền] đã cho quản giáo những quyền hạn vi hiến và vi phạm dến quy định của pháp luật. Đó là một hình thức tra tấn có bảo kê của thông tư và nghị định.
Ông làm đơn khiếu nại về việc cán bộ không cho ông nhận báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và sách pháp luật mà gia đình tôi gửi vào. Ông diễn giải đó là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn vì văn hóa phẩm đã được quy định rõ trong luật thi hành án hình sự những gì được gửi và những gì không được gửi. Những văn hóa phẩm nào không được gửi sẽ được quản giáo lập biên bản tịch thu đồ vật cấm và sau đó mang đi thiêu hủy. Nhưng ở trại giam này, không hề một lời giải thích vì sao tất cả các sách báo đó đều bị tước đoạt. Bố tôi nói, pháp luật đã quy định rõ phổ biến pháp luật cho những người đang ở trong tù để họ có cơ hội tiếp cận với pháp luật, nhưng ở trại giam thì ngược lại họ gữi cho người tù phải tránh xa các tài liệu liên quan đến pháp luật.
Bố tôi đã làm các đơn khiếu kiện sau đây: Thứ nhất, đơn khiếu nại về điều kiện giam giữ tù nhân (tất cả các tù nhân chính trị cùng ký) và đã phải trả giá bằng 35 ngày tuyệt thực của bố tôi để được VKS Nghệ An trả lời. Thứ hai, đơn khiếu nại đến VKSND tối cao vì VKSND Nghệ An đã bao che và không trả lời vào bất cứ vấn đề nào trong đơn bố tôi đã gửi. Thứ ba, đơn khiếu nại Đài truyền hình VN đã bóp méo sự thật về việc bố tôi tuyệt thực. Thứ tư, đơn khiếu nại VKSND tối cao về việc trại giam tước đoạt sách báo, ngăn cấm tiếp cận tư liệu pháp luật và tước quyền được học tập pháp luật của người tù.
Cho đến bây giờ, chỉ có một lần VKSND Nghệ An trả lời chiếu lệ về sự việc bố tôi tuyệt thực. Tất cả những đơn từ khiếu nại gửi đến VKSND tối cao, Đại biểu Quốc hội đều chưa được trả lời. Tất cả các đơn đã quá hạn định của pháp luật là 15 ngày cho lần khiếu nại đầu tiên và 30 ngày cho khiếu nại lần thứ 2.”
Anh Dũng nhớ lại: “Tháng trước, tôi đã gửi Luật báo chí và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho bố tôi nhưng giám thị một mực cấm không cho gửi và họ lấy lý do là bản in trên mạng xuống nên không cho gửi. Tháng ngày, tôi đã mua hai sách Luật trên [mua ở ngoài tiệm sách] và có nhà xuất bản nhưng họ cũng không cho gửi vào, với lý do rất nông cạn là sẽ trả lời miệng khi ông Hải yêu cầu [cán bộ] sẽ giải thích luật [cho ông Hải] nên không cần gửi.
Tôi cự lại họ, luật không cấm tôi gửi sách và báo chí vào. Nếu cấm tôi thì luật nào quy định? Lúc này thì họ bỏ đi hết vì không trả lời được. Đó là tác phong làm việc vô lối và vi phạm pháp luật [của các cán bộ trại giam].”
Cuộc nói chuyện giữa ông Hải và anh Dũng bị giám sát chặt chẽ hơn so với những lần trước. Anh Dũng nói: “Trong buổi thăm gặp lần này, bố tôi và tôi nói chuyện qua vách ngăn có đục lỗ. Họ tăng cường công an canh gác nhiều hơn so với mọi lần. Mọi lần có 5 cán bộ và 4 người tham mưu ngồi bên ngoài. Còn lần này có 7 cán bộ canh gác cuộc nói chuyện và 4 người tham mưu ngồi bên ngoài. Cuộc thăm gặp diễn ra 1 tiếng đồng hồ. Điều này là một sự khác biệt lớn mà trước nay chưa hề có.”
“Bố tôi đã bị chuyển sang phân trại K2. Ở mỗi trại, cứ vài tháng đều chuyển bố tôi đi một khu cho đến khi không còn khu nào để chuyển thì sẽ chuyển sang trại khác. 6 năm nay tính ra trung bình 6,5 tháng sẽ chuyển sang trại khác. Ở phân trại K2, giám thị ra tận nơi xác minh danh tính từng người và ghi lại biển số xe của gia đình, là một giáo dân đã giúp đỡ tôi và mẹ tôi mỗi lần đi lên trại giam ở Vinh. Vì trại giam số 6 cách Tp. Vinh khoảng 100 Km và phải đi xe máy mất khoảng 2 tiếng rưỡi mới đến.” Anh Dũng nói tiếp.
HT.VRNs
Nguồn: VRNs
(26.11.2013) – Sài Gòn – “Cho đến tận bây giờ, họ vẫn chưa tống đạt bất kỳ quyết định thi hành án và bản án phúc thẩm cho bố tôi. Đây là điều vi phạm cơ bản nhất của pháp luật vì khi tống giam một con người thì theo quy định của pháp luật trong vòng 3 ngày sau khi phiên tòa phúc thẩm phải tống đạt quyết định thi hành án và bản án cho người tù. Khi tôi hỏi bố tôi là tại sao họ lại làm như vậy thì ông nêu ra giả định của ông rằng, có thể họ không muốn ông có cơ sở để làm đơn kháng cáo lên Giám đốc thẩm.” Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai Blogger Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) cho VRNs biết trong chuyến thăm gặp giữa anh Dũng và ông Hải, tại trại giam số 6 – Nghệ An, vào ngày 23.12.2013 vừa qua.
“Bố tôi nói rằng, về việc Giám đốc thẩm của bố tôi không cần đi vào chi tiết phiên tòa chỉ cần mọi người nhìn vào hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất, bố tôi bị bắt vào tháng 4.2008 và trong thời gian này chưa hề có luật nào quy định về quản lý internet như Nghị định 72 (01.09.2013), Nghị định 97 (28.08.2008). Luật này ra đời sau khi bố tôi bị bắt. Về nguyên tắc thì luật bất hồi tố nên bố tôi không thể bị áp đặt xét xử bỏi những điều luật ra sau được. Thứ hai, tòa án xác nhận bố tôi có 7 blog Điếu Cày khác nhau nhưng không thể xác định rằng cái nào của bố tôi. Khi bố tôi yêu cầu, làm cách nào mà tòa án xác định được bài viết nào và blog nào là thuộc về bố tôi thì họ không thể trả lời được. Như vậy, bất kỳ ai làm giả tài liệu và để tên người khác vào cuối bài viết cũng quy tội được cho người khác. Đó là những ý kiến bố tôi sẽ được nêu ra trong phiên tòa Giám đốc thẩm.” Anh Dũng cho biết thêm.
Về sức khỏe ông Hải trong trại giam, anh Dũng cho hay: “Bố tôi bị đau cột sống vì bị thoát vị đĩa đệm, và đau răng do răng bị nứt nhưng trạm y tế trong trại chưa giải quyết những yêu cầu chữa trị đó của ông.”
Trong trại giam ông Hải tiếp tục làm đơn khiếu nại. Anh Dũng kể:
“Bố tôi tiếp tục khiếu nại Đài truyền hình VN đã dàn dựng những hình ảnh sau khi bố tôi ngưng tuyệt thực để bóp méo sự thật trong tù. Bố tôi tiếp tục kiện lên cấp cao hơn về việc trong trại giam sử dụng một thông tư 37, được lưu hành nội bộ để áp đặt hình thức giam giữ lên tù nhân lương tâm chính trị. Cụ thể là tù nhân lương tâm chính trị sẽ bị biệt giam nếu không nhận tội, cấm thăm gặp gia đình, cấm gọi điện thoại. Đây là điều [nhà cầm quyền] đã cho quản giáo những quyền hạn vi hiến và vi phạm dến quy định của pháp luật. Đó là một hình thức tra tấn có bảo kê của thông tư và nghị định.
Ông làm đơn khiếu nại về việc cán bộ không cho ông nhận báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và sách pháp luật mà gia đình tôi gửi vào. Ông diễn giải đó là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn vì văn hóa phẩm đã được quy định rõ trong luật thi hành án hình sự những gì được gửi và những gì không được gửi. Những văn hóa phẩm nào không được gửi sẽ được quản giáo lập biên bản tịch thu đồ vật cấm và sau đó mang đi thiêu hủy. Nhưng ở trại giam này, không hề một lời giải thích vì sao tất cả các sách báo đó đều bị tước đoạt. Bố tôi nói, pháp luật đã quy định rõ phổ biến pháp luật cho những người đang ở trong tù để họ có cơ hội tiếp cận với pháp luật, nhưng ở trại giam thì ngược lại họ gữi cho người tù phải tránh xa các tài liệu liên quan đến pháp luật.
Bố tôi đã làm các đơn khiếu kiện sau đây: Thứ nhất, đơn khiếu nại về điều kiện giam giữ tù nhân (tất cả các tù nhân chính trị cùng ký) và đã phải trả giá bằng 35 ngày tuyệt thực của bố tôi để được VKS Nghệ An trả lời. Thứ hai, đơn khiếu nại đến VKSND tối cao vì VKSND Nghệ An đã bao che và không trả lời vào bất cứ vấn đề nào trong đơn bố tôi đã gửi. Thứ ba, đơn khiếu nại Đài truyền hình VN đã bóp méo sự thật về việc bố tôi tuyệt thực. Thứ tư, đơn khiếu nại VKSND tối cao về việc trại giam tước đoạt sách báo, ngăn cấm tiếp cận tư liệu pháp luật và tước quyền được học tập pháp luật của người tù.
Cho đến bây giờ, chỉ có một lần VKSND Nghệ An trả lời chiếu lệ về sự việc bố tôi tuyệt thực. Tất cả những đơn từ khiếu nại gửi đến VKSND tối cao, Đại biểu Quốc hội đều chưa được trả lời. Tất cả các đơn đã quá hạn định của pháp luật là 15 ngày cho lần khiếu nại đầu tiên và 30 ngày cho khiếu nại lần thứ 2.”
Anh Dũng nhớ lại: “Tháng trước, tôi đã gửi Luật báo chí và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho bố tôi nhưng giám thị một mực cấm không cho gửi và họ lấy lý do là bản in trên mạng xuống nên không cho gửi. Tháng ngày, tôi đã mua hai sách Luật trên [mua ở ngoài tiệm sách] và có nhà xuất bản nhưng họ cũng không cho gửi vào, với lý do rất nông cạn là sẽ trả lời miệng khi ông Hải yêu cầu [cán bộ] sẽ giải thích luật [cho ông Hải] nên không cần gửi.
Tôi cự lại họ, luật không cấm tôi gửi sách và báo chí vào. Nếu cấm tôi thì luật nào quy định? Lúc này thì họ bỏ đi hết vì không trả lời được. Đó là tác phong làm việc vô lối và vi phạm pháp luật [của các cán bộ trại giam].”
Cuộc nói chuyện giữa ông Hải và anh Dũng bị giám sát chặt chẽ hơn so với những lần trước. Anh Dũng nói: “Trong buổi thăm gặp lần này, bố tôi và tôi nói chuyện qua vách ngăn có đục lỗ. Họ tăng cường công an canh gác nhiều hơn so với mọi lần. Mọi lần có 5 cán bộ và 4 người tham mưu ngồi bên ngoài. Còn lần này có 7 cán bộ canh gác cuộc nói chuyện và 4 người tham mưu ngồi bên ngoài. Cuộc thăm gặp diễn ra 1 tiếng đồng hồ. Điều này là một sự khác biệt lớn mà trước nay chưa hề có.”
“Bố tôi đã bị chuyển sang phân trại K2. Ở mỗi trại, cứ vài tháng đều chuyển bố tôi đi một khu cho đến khi không còn khu nào để chuyển thì sẽ chuyển sang trại khác. 6 năm nay tính ra trung bình 6,5 tháng sẽ chuyển sang trại khác. Ở phân trại K2, giám thị ra tận nơi xác minh danh tính từng người và ghi lại biển số xe của gia đình, là một giáo dân đã giúp đỡ tôi và mẹ tôi mỗi lần đi lên trại giam ở Vinh. Vì trại giam số 6 cách Tp. Vinh khoảng 100 Km và phải đi xe máy mất khoảng 2 tiếng rưỡi mới đến.” Anh Dũng nói tiếp.
HT.VRNs
Nguồn: VRNs
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)