Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Mùa đảo chính đã bắt đầu

Vũ Thạch


Như nhiều nhà bình luận tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại Hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu. Tuy vậy, người ta vẫn phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có hàng mấy chục năm nay và bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ.
Để lột sạch quyền lực của đối phương, các cố vấn của ông Trọng nghĩ ra một tiến trình thật rắc rối, dưới tấm vải che đậy của cơ chế nhà nước pháp quyền văn minh hiện đại. Đó là, chỉ trong khóa họp cuối cùng kéo dài 19 ngày hiện nay, Quốc Hội Khóa 13 (QH13), sẽ phải làm nguyên tiến trình sau đây:

1. Việc đầu tiên là thay ngay chủ tịch QH13 cũ Nguyễn Sinh Hùng bằng chủ tịch QH13 mới Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý do thay chủ tịch QH khá khó hiểu. Chẳng lẽ chỉ bà Ngân mới làm theo lệnh phe cánh ông Trọng còn ông Hùng thì không?

2. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm chủ tịch nước Trương Tấn Sang, rồi bảo họ bầu chủ tịch nước mới Trần Đại Quang.

3. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

4. Kế đến chủ tịch nước mới Trần Đại Quang đề cử thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc để QH 13 của bà Ngân bỏ phiếu chấp thuận.

Rồi khi có QH 14 vào tháng 6/2016, nguyên tiến trình bầu bán này và phải đúng kết quả này được lập lại một lần nữa, khởi đi bằng việc chủ tịch QH13 Nguyễn Thị Kim Ngân bảo QH14 bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch QH14.

Rất tiếc, toàn bộ kịch bản công phu này trở thành vô ích vì Điều 87 của bản Hiến pháp năm 2013 đã qui định rằng: “Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước”. Tức nhiệm kỳ của ông Trương Tấn Sang còn kéo dài đến khoảng tháng 7-2016 nếu ông không từ nhiệm và không phạm tội gì quá nặng đến độ bị truy tố, kết án, và truất phế.

Như vậy, phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn một trong 2 lựa chọn chứ không thể có cả hai: Hoặc chơi trò du đãng, bỏ mặt nạ nhà nước pháp quyền, đạp lên hiến pháp, lấy "quyền lực cách mạng trên nòng súng" để đảo chính, lôi ông Trương Tấn Sang xuống khỏi ghế chủ tịch nước bất cần lý do; Hoặc phải chấp nhận nuốt giận ngồi nhìn cả ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ở ghế lãnh đạo đến tháng 7-2016. Không có chủ tịch nước mới thì không có người đề cử thủ tướng mới, cho dù có lấy lý do suy xụp kinh tế để hạ bệ thành công ông Dũng đi nữa.

Đó là chưa kể trường hợp nếu phe cánh riêng của ông Sang, ông Dũng còn một số lực tối thiểu nào đó và biết hiệp lực lại, họ vẫn có thể tuyên bố các kết quả bầu bán của Quốc Hội Bà Ngân vô giá trị vì đều vi phạm hiến pháp. Trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ có 2 chủ tịch nước và 2 thủ tướng, mạnh ai nấy ra lệnh. Đất nước sẽ có nội chiến.

Tại điểm này, chưa biết kịch bản nào sẽ xảy ra nhưng 2 điểm sau đây đã có thể khẳng định:




- Phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng đã hạ quyết tâm bằng mọi giá phải lôi ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế chủ tịch nước và thủ tướng càng sớm càng tốt, và phải xong nội trong tháng 4.

- Phe ông Trương Tấn Sang và phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết tin và bất chấp các lời hứa, các khoản thương lượng, đặc biệt là chức tước dành cho con cái họ, từ phía ông Trọng. Cả 2 ông từ chối ngoan ngoãn viết thư xin từ nhiệm, đặc biệt khi thấy đòn sỉ nhục "bãi nhiệm" mà QH bà Ngân đang toan tính dành cho họ.

Còn một câu hỏi cuối. Động cơ nào khiến phe ông Trọng khẩn trương ra tay sát phạt đến như thế? Không chờ được đến tháng 11 như các nhiệm kỳ trước thì đã đành, nhưng chỉ đến tháng 6-2016 cũng không chờ được là sao?

Hiện có một vài lý do khá hữu lý sau đây:


- Cánh đang thắng thế vẫn sợ cánh ông Nguyễn Tấn Dũng có thể "trỗi dậy không hòa bình" trong cuộc bầu cử QH khóa tới qua công cụ Nguyễn Thiện Nhân, người đang nắm Mặt Trận Tổ Quốc — bộ phận lèo lái tiến trình tuyển lựa ứng viên quốc hội.

- Cánh đang thắng thế không quan tâm lắm đến ông Sang nhưng nhắm chính vào việc phải hạ bệ ông Dũng trong tháng 4, trước khi đón Tổng Thống Obama đến thăm vào tháng 5. Rút kinh nghiệm việc chính quyền Obama đòi chỉ gặp ông Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands vào tháng 2-2016, cánh ông Trọng không thể để cảnh này tái diễn. Nếu ông Dũng, trong vai trò thủ tướng, bỗng ký kết gì đó với Tổng Thống Mỹ chống Tàu, thì cánh ông Nguyễn Phú Trọng biết ăn nói làm sao với Bắc Kinh.

- Và sau hết, cánh đang thắng thế bị sức ép nặng nề từ Bắc Kinh phải gấp rút loại bỏ các lãnh tụ không đáng tin tưởng, phải xiết chặt hàng ngũ đứng sau TQ vì cuộc chiến tại Biển Đông sắp bắt đầu.

Mùa đảo chính đã bắt đầu. Các sứ quán Tây Phương chuẩn bị đón nhận người xin tị nạn chính trị nhé.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

‘Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung Quốc từ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam’

Bùi Tín - VOA
 Tôi luôn theo dõi kỹ tình hình chính trị trong nước để nhận biết tình hình đúng như nó có, tránh khỏi những lầm lẫn. Hiện có một luồng nhận thức, một mong ước rằng cuối cùng thì lãnh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ tỉnh ngộ, nhận ra không có con đường nào khác là cải cách chính trị mạnh dạn theo hướng thực hiện dân chủ, nhân quyền, đồng thời về đối ngoại từ bỏ sự ràng buộc quá sâu và phụ thuộc mãi vào Bắc Kinh, nghĩ rằng họ là láng giềng hùng mạnh có thể nuốt chửng ta bất cứ lúc nào. Đi cùng con đường thoát Trung là thực hiện liên minh toàn diện với các nước cường quốc dân chủ như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indeonesia, Ấn Độ, Liên Âu...

Trong nước, có quan điểm cho rằng lãnh đạo có hai nhóm: nhóm thân Trung Quốc là cánh Nguyễn Phú Trọng và nhóm thân Hoa Kỳ là cánh Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm ông Dũng đã bị nhóm ông Trọng loại bỏ bằng nhiều thủ đoạn phi pháp và vi hiến, nhưng vẫn còn ảnh hưởng nhất định nào đó cho đến khi bàn giao quyền lực giữa “Tứ trụ” cũ và “Tứ trụ” mới. Phe ông Trọng đang thừa thắng đẩy nhanh cuộc bàn giao ở thượng đỉnh quyền lực, lo rằng trong vài tháng trước mắt tình hình có thể sẽ giằng co nguy hiểm. Do đó Bộ Chính trị mới muốn ép Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ phải sắp xếp xong “tứ trụ” mới trong phiên họp cuối 23/3 này, bàn giao trước thời hạn hiến định các chức vụ cao nhất, dù cho Quốc hội mới chưa được bầu.
“Tứ trụ” mới gồm ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân 
Quyết định này mang tính cách Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo kém tài nhưng do tình thế đưa đẩy được nhận chức vụ cao nhất. Ông tiêu biểu cho một con người hãnh tiến, hiểu biết thấp, nhưng khi được cầm cờ thì ngỡ rằng mình có tài nhất nước. Vậy mà có người vẫn nuôi hy vọng là dù giáo điều đến đâu, phe của ông Trọng cũng phải vỡ lẽ ra là bọn bành trướng Trung Quốc đang ngang nhiên được đằng chân lân đằng đầu, phía Việt Nam càng quỵ lụy thì chúng càng lấn tới, để phe ông Trọng tỉnh ngộ, có ý định "thoát Trung", thoát cái tư thế phụ thuộc và tìm một liên minh mới mẻ hợp lòng dân chúng. Các công dân yêu nước vẫn còn hy vọng ở sự đổi hướng, từ ngã hẳn về phía Trung Quốc trong 26 năm qua, sang ngả hẳn sang phía các nước dân chủ đáng tin cậy, nhất là khi Hoa Kỳ đã tỏ ý rất rõ là "Hoa Kỳ đang rất cần Việt Nam cũng ngang bằng Việt Nam cần Hoa Kỳ".

Đã có nhiều chỉ dấu để hy vọng, như Việt Nam đang mua sắm nhiều vũ khí sát thương hiện đại, diễn tập hải chiến với hải quân Nhật Bản, mở rộng cảng Cam Ranh cho các tàu chiến Hoa Kỳ và Nhật Bản, phối hợp giữa hải quân Philippines và hải quân Việt Nam, nhận viện trợ quân sự của Hoa kỳ để tăng cường phòng vệ bờ biển. Chỉ dấu rõ nhất là Hiệp ước TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và lợi thế cho Việt Nam về xuất nhập khẩu, đầu tư quy mô lớn, bảo hộ lao động. Rồi ông Trương Tấn Sang thắp hương viếng nghĩa trang liệt sỹ vùng biên giới, và người phát ngôn Bộ Ngọai giao phản đối Trung Quốc mạnh mẽ hơn, và chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama tháng 5 này với ý muốn hơi khác thường là được nói chuyện với dân chúng Việt Nam ngay tại Quảng trường Ba Đình trước Dinh Chủ tịch Nước để nhấn mạnh nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam, chứ không nói chuyện trước Quốc hội như Tập Cận Bình.

Tôi cũng chia sẻ niềm hy vọng đó vì tin rằng dù sao ông Trọng và Bộ Chính trị mới cũng là người Việt Nam, có lương tri, có lòng yêu nước, thương dân ở mức nào đó, có trí khôn, có tinh thần vô tư nhất định...

Nhưng tôi bỗng băn khoăn lo lắng gần như vỡ mộng và cụt hứng khi tình cờ đọc được một bài báo dài tiếng Pháp trên tạp chí có uy tín trong giới nghiên cứu Âu Mỹ, tạp chí Địa lý – Chính trị Herodote. Cây bút chủ lực của tạp chí là TS-Viện sỹ Benoit de Tréglodé, một chuyên gia uyên thâm về châu Á, nhất là Đông Nam Á. Ông từng sống ba năm ở VN khi còn Trường Viễn Đông Bác cổ (École Francaise d’ Extrême Orient). Hiện ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại (Institut de Recherche de l’Asie du Sud-d’Est contemporain). Ông đã viết nhiều sách về Việt Nam, như : "Anh hùng và Cách mạng ở VN", "Chủ nghĩa CS ở VN từ 1919 đến 1991", "Sự hình thành một Nhà nước- đảng trị".

Ông Benoit de Tréglodé
Trên số báo 175 (tháng 6/2015), ông có bài viết dài: "Viet Nam, le Parti, l’Armée et le Peuple: maintenir l’emprise politique à l’heure de l’ouverture" (Việt Nam, Đảng, Quân đội và Nhân dân: Duy trì sự chi phối chính trị trong giờ mở cửa" ), khi Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang được chuẩn bị.

Sau đây tôi chỉ xin giới thiệu một ý chính trong phần kết luận rất tinh tế của Benoit de Tréglodé. Đó là nhận định của tác giả về mối quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ĐCSVN hiện nay. Ông chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan Tình báo Hoa Nam của TQ và với Tổng cục II của Nhà nước VN. Ông cho rằng mối quan hệ này ràng buộc hai nước một cách chặt chẽ đến mức nguy hiểm, và theo nhiều giới quen biết, đảng CS Trung quốc đã bỏ ra 15 tỷ đôla để vận động, mua chuộc giới lãnh đạo CSVN. Ông cho rằng "những lời trách móc TQ bằng miệng có vẻ gay cấn của chính quyền VN thật ra chỉ để gây hỏa mù", và ông kết luận chắc nịch: "Đừng có chờ đợi thái độ chống TQ đến từ giới cầm quyền VN hiện nay!". Theo ông, "Không có điều gì xảy ra ở VN mà không có dấu ấn chính trị của Trung Quốc và không chịu ảnh hưởng của đảng CSTQ". Tất cả các việc khác chỉ là những động tác giả. Ông cũng cho rằng Việt Nam là một nhà nước cảnh sát, Bộ Công an có 6 Tổng cục lớn, riêng Tổng cục Cảnh Sát có 1,2 triệu người, với A 42 là cơ quan chuyên giám sát giới truyền thông, duy trì thái độ Bắc thuộc.

Benoit de Tréglodé viết: "Các nhà lãnh đạo VN hiểu rằng 4 vị trí cao nhất - Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Quốc phòng cần có sự thỏa thuận của ĐCSTQ". Ông nói rõ thêm: "TQ phải trả giá cao trong chuyện vận động hành lang này. Một số nhà quan sát cho rằng TQ đã chi 15 tỷ đôla theo các hình thức: đầu tư, dự án hợp tác, viện trợ và tiền đưa thẳng cho các nhà lãnh đạo". Tác giả khẳng định: "Mỗi nhà lãnh đạo VN muốn ở vị trí quyền lực cần có hai điều then chốt: quan hệ tốt với Trung Quốc và có tiền để đút lót trong cơ chế".




Về nạn tham nhũng, Benoit de Tréglodé nhận xét: "Ở VN cũng như ở TQ, các chức quyền trong bộ máy Nhà nước, kể cả trong quân đội và trong khu vực kinh tế, đều mua bằng tiền, coi đó là chất keo gắn bó họ với nhau".

Tác giả nói rõ thêm: "Qua hai khóa cầm quyền, ông Thủ tướng đã luôn luôn cần gây ảnh hưởng để có được đa số trong Quốc hội, theo một số nhà quan sát, cái giá trả cho mỗi đại biểu (trong số 498 đại biểu) là chừng 100.000 đôla". Để mua mỗi ủy viên TƯ đảng (175 ủy viên) phải trả cao hơn. Còn mỗi ủy viên trong Bộ Chính trị (16 ủy viên) ước chừng lên đến 1 triệu đôla.

Tôi còn nhớ đúng 2 năm trước, Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Hiệu trưởng Trường kỹ thuật quân sự và Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương đã nhận định: "Chúng ta phải có hẳn một cuộc liên minh mới. Trung quốc lòng tham vô độ, không khéo ta sẽ từng bước trở thành bộ phận của Trung quốc. Vì nói phải ngả theo TQ để được yên là chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại. Ngả theo TQ thực chất là bán nước! (trả lời phỏng vấn trên mạng Dân làm báo, 5/2013).

Để xem phiên họp cuối của Quốc hội 23/3 tới và phiên đầu của Quốc hội mới có ra tuyên bố gì về TQ hay không, có dám lên án mạnh tương xứng với hành động ngang ngược lấn tới của chúng, và có dám ngỏ ý định đưa vấn đề biển Đông ra Tòa án quốc tế, như Philippines đã làm từ 2 năm rồi, hay không. Một Quốc hội bán nước, một Bộ Chính trị bán nước, một chính phủ bán nước lấy 15 tỷ đôla thì có còn giá trị chính đáng, chính danh gì trước nhân dân ta và trước công luận thế giới?

Dù sao, tôi vẫn mong nhận định của học giả hàng đầu về "VN học" Benoit de Tréglodé trên đây sẽ có thể sai. Chỉ trong vài tháng nữa mọi sự sẽ sáng tỏ. Hãy quan sát kỹ và chuẩn bị đáp án thích hợp cho bài toán chính trị nóng bỏng của đất nước.

Bùi Tín
21.03.2016

Nguồn: Blog Bùi Tín - VOA





Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Ngăn chận Trung Quốc: quân đội Hoa Kỳ dự trữ vũ khí tại Cam Bốt và Việt Nam


Franz-Stefan Gady - The Diplomat
18/03/2016

hiến đấu xa loại M2A3 Bradley Ảnh: Quân Đội Hoà Kỳ.

Quân đội Hoa Kỳ dự tính thiết lập các kho thiết bị quân sự tại một số quốc gia Á Châu, trong đó có Cam Bốt và Việt Nam, theo lời tuyên bố của một viên chức cao cấp thuộc Bộ Chỉ Huy Thiết Bị của Quân Đội Hoa Kỳ.

Tướng Dennis Via, phát biểu trong hội nghị Hiệp Hội Lực Lượng Toàn Cầu Hoa Kỳ, cho biết là quân đội dự tính thiết lập tám nhà kho thiết bị quân sự trên toàn cầu. Tuy nhiên, các kho ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ khác với các kho vũ khí nơi khác.

Các kho ở Âu Châu sẽ dự trữ các thiết bị quân sự sẵn sàng cho chiến tranh như xe tăng hạng nặng M1 Abrams, chiến đấu xa M2 Bradley, các cỗ pháo M109 Paladin. Bộ Chỉ Huy Thiết Bị ngoài ra sẽ gửi 5.000 tấn đạn dược đến Âu Châu để có thể “cung cấp cho quân đội và các lực lượng đồng minh có khả năng tầm với chiến lược xa.”

Trong khi đó ở Cam Bốt và Việt Nam sẽ phần lớn dự trữ những thiết bị nhẹ chính yếu cho các công tác nhân đạo và cứu trợ thiên tai, theo tướng Via. “Trong suốt vành đai Thái Bình Dương, đây sẽ là những thiết bị và vật liệu cho các công tác hỗ trợ nhân đạo / cứu trợ thiên tai, để khi có bão lụt hay các thiên tai khác, Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ có thể phản ứng nhanh.”

Ngoài ra, tướng Via còn nhấn mạnh đến lý do để thiết lập các kho thiết bị này là tiết kiệm tiền. “Chúng tôi vẫn còn gặp những thử thách về tài chánh. Chúng tôi thường xuyên tìm cách để dùng tối đa đồng tiền của chính phủ.”

Tuy thế, các dự án này chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi về chính trị.

Ngay cả khi các vật liệu dự trữ tại Cam Bốt và Việt Nam không có các loại thiết bị quân sự chiến đấu và chỉ chính yếu dùng cho các công tác nhân đạo và cứu trợ thiên tai, điều này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc và làm Bắc Kinh nhận thấy rõ hơn họ đang bị dần dà bao vây bởi Hoa Kỳ và đồng minh trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.

Dự trữ thiết bị quân sự tại Cam Bốt và Việt Nam có nghĩa là sẽ có sự hiện diện thường trực một nhóm nhỏ binh sĩ Hoa Kỳ tại các quốc gia này. Điều này có thể tạo ra những hệ quả lây lan hữu ích và gia tăng hợp tác giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương chưa có các căn cứ quân sự thường trực của Hoa Kỳ.

Người ta chờ xem coi dự tính của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể Mỹ-Trung như thế nào và Bắc Kinh cảm thấy phải “trả đũa” bằng cách nào. Ngoài ra cũng chưa rõ là các kế hoạch này sẽ như thế nào khi gặp phải sự chống đối từ bên trong Cam Bốt và Việt Nam, cũng như các quốc gia khác.

Hoàng Thuyên lược dịch

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Nắm tay nhau đi lên từ tan tác

Nguyệt Quỳnh
 


“Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng
Một Mùa Thu nước lũ
Trở thành bùn nước mênh mông…”

(Đồng Lầy – Nguyễn Chí Thiện)

Mỗi người Việt Nam yêu quê hương, hành động hay tiếc nhớ quê hương bằng cái cách của riêng mình; nhưng đa số, dù khác biệt chính kiến, vẫn tha thiết yêu và nhớ cái nếp nghĩ, nếp sống của dân mình. Ngày nay, nếp sống, nếp văn hóa ấy cứ ngỡ như chỉ còn là hình bóng. Gọi là hình bóng vì nó không còn thật nữa rồi; cho dù, nhiều người hôm nay, chân bước đi, bàn chân bám trên đất, mũi thở không khí, tai nghe tiếng xôn xao hàng xóm gọi nhau, quơ tay là ôm được cả nắng, cả gió nhưng tất cả không còn là Việt Nam, không còn là quê hương. Thử hỏi có ai không tiếc nhớ!?

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn tự hào về con người và tự hào về lòng ái quốc. Điều này được nhìn thấy qua thơ văn của các văn nhân thi sĩ qua nhiều thời đại. Qua thơ văn, qua niềm tin đối với dân với lính của những vị vua tài, tướng giỏi như Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão… qua suy tư của những thiếu nữ bản lĩnh, những chàng trai kiệt xuất như Bùi Thị Xuân, Nguyễn Huệ, … Người VN quý trọng nhau qua nhân cách, qua cách sống, cách hành xử vì dân tộc vì tha nhân. Người VN đặt trách nhiệm đối với tổ quốc lên trên tất cả, có thể nói người VN yêu quý sinh mệnh của tổ quốc hơn sinh mệnh của chính mình.

Trên đời này, có người nào yêu con bằng mẹ, nhưng hàng hàng lớp lớp những bà mẹ Việt Nam sẵn sàng đẩy con ra chiến trường. Người VN yêu quý sự sống nhưng quý trọng những giá trị tốt đẹp nên vững chãi, tỉnh táo, mỉm cười cả với cái chết như Lương Ngọc Quyến, Phó Đức Chính, Nguyễn Hữu Huân… Tiếc thay, cái mảnh đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất nuôi dưỡng linh hồn con người đó đang càng ngày càng tàn tạ, băng hoại. Những cơ cấu xã hội bất công, nhũng lạm đã đẩy đa số dân chúng lâm vào tình trạng mất nhà, mất đất, vĩnh viễn nghèo khổ, đất nước tụt hậu… Đến nỗi theo các chỉ số thống kê mới nhất năm 2016, Việt Nam ngày nay đã chính thức thua cả Lào và Campuchia về nhiều mặt!

Mỗi người Việt Nam khi nhìn thấy đất nước tụt hậu chắc chắn đều mang trong lòng mình một nỗi đau. Nhất là sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn suốt 30 năm, máu xương của bạn bè, của lớp lớp thanh niên miền Bắc đổ xuống chỉ để xây dựng nên một chính thể ngoại lai, độc tài, bè phái. Chúng ta đã chiến thắng chiến tranh nhưng vô ích, vì cùng lúc đó những hy vọng về một đất nước độc lập, ấm no, hạnh phúc đã tan thành mây khói. Bước đi từ những hy sinh, những hùng vĩ máu xương, cả một thế hệ oai hùng chợt thấy mình bỗng biến thành những kẻ nô lệ, sợ hãi phục tùng cho một tầng lớp cướp công cách mạng, ăn trên ngồi trốc; nô lệ, phục tùng cho cái guồng máy do chính mình nỗ lực tạo nên.

Tôi muốn mượn câu nói của người anh em, người lính miền nam Võ Hoàng. Nhà văn Võ Hoàng nói rằng: “chúng ta mất hết chỉ còn nhau”. Chính trong cái giai đoạn tăm tối nhất của miền Nam - khi bạn bè tù đày, thân mình lưu vong, quê hương điêu linh - Võ Hoàng nói điều đó. Còn nhau ở đây là còn những giá trị tốt đẹp mà mình cùng chia chung; mà còn nhau là còn nhiều lắm… Miền nam mất, nhưng lý tưởng và những hy sinh của đồng đội đâu có mất, và Võ Hoàng biết rằng ra đi không phải là lối thoát, người lính trong anh không cho phép anh bỏ cuộc. Tình cảnh chúng ta đâu có khác gì với Võ Hoàng. Những ước vọng thiêng liêng, những hy sinh cao quý của đồng đội vẫn còn nguyên đó; nó còn nguyên như màu đỏ hồng của tấm bia biên giới; nó còn nguyên trong ký ức của Lê Hữu Thảo, Nguyễn Văn Lanh…những người lính Gạc Ma. Chúng ta làm sao có thể bỏ cuộc?

Chỉ sau chiến tranh khá lâu, nhiều người miền Bắc mới nhận ra rằng Việt Nam không có những tên lính đánh thuê. Người lính miền nam hay người lính miền bắc cũng mãi mãi là người lính của quê hương. Ngụy Văn Thà hay Trần Văn Phương đều ngã xuống để bảo vệ biển đảo của mình. Dù có khác nhau về chính kiến thì chúng ta cũng là mỗi người VN, và mỗi chúng ta tạo nên dân tộc này. Lẽ ra chúng ta phải là một người lính của Nghệ An. Khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, chỉ trong vòng 10 ngày đã thu nhận hàng vạn quân; nhiều trí thức miền Bắc đã đầu quân dưới trướng Quang Trung không phân biệt ông là người đàng trong, xuất thân cơ hàn. Lẽ ra chúng ta phải có cái nhìn vượt qua mọi khác biệt; cái đẹp, cái lý tưởng của một nền dân chủ là ở sự khác nhau. Lẽ ra chúng ta phải đứng trên và cười vào mặt những luận điệu chia rẽ, cười vào mặt những kẻ đâm sau lưng anh em mình trong bóng tối. Càng có nhiều các tổ chức chính trị khác nhau, càng có nhiều những tổ chức XHDS, đất nước càng có nhiều cơ hội vươn lên. Chỉ một đảng chính trị duy nhất đất nước mới lầm than.
Nghĩ được như Võ Hoàng, chúng ta thật sự còn nhiều lắm, bởi chúng ta có nhau. Chúng ta có những nhân cách như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh; chúng ta có Ts Nguyễn Đình Cống; chúng ta có LS Nguyễn văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng… chúng ta còn có những phụ nữ có tâm, có lòng như dân oan Cấn Thị Thêu, Hồ thị Bích Khương… và tôi tin rằng chúng ta có cả những cán bộ thầm lặng trong chính quyền đang âm thầm đóng góp phần mình cho đất nước.

Đâu cần phải nói đến những mỹ từ to tát như phụng sự xã hội hay đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền…Chỉ cần làm những việc đơn giản trong tầm tay như nhiều người dân hôm nay đang làm - ra ứng cử đại biểu quốc hội, thực hiện chính những điều đảng ghi trên giấy trắng mực đen; chịu đựng những bôi nhọ cá nhân, phiền hà với phường khóm như các anh, chị: Nguyễn Công Vượng, Lê Văn Luân, Đặng Bích Phượng, Võ An Đôn… bởi vì trên tất cả những khó khăn, phiền toái, lăng mạ đó, chúng ta biết rõ một điều chúng ta có nhau.

Dân tộc VN đâu chỉ tự hào khi tên lính Mông Cổ cuối cùng rời biên giới; chúng ta còn tự hào vì hai chữ Sát Thát mình thích trên tay nhau; chúng ta còn tự hào về câu nói qua điện đài của người lính trong trận chiến tranh biên giới “quân Trung Quốc đang tràn ngập, chúng tôi hết đạn rồi, xin vĩnh biệt”;…

Quê hương sẽ không mãi là cánh đồng lầy trong những câu thơ của Nguyễn Chí Thiện. Quê hương sẽ luôn có những ngày nắng đẹp và cả những ngày mưa dầm, giông bão; và chúng ta tự hào vì mình vẫn còn có nhau. Vì mình đang nắm tay nhau đi lên từ những tan tác này.

CSVN cáo buộc: 'Phản động' đứng sau người ứng cử Quốc Hội

NV

Ứng cử viên độc lập Nguyễn Thúy Hạnh. (FB Nguyễn Thúy Hạnh)

HÀ NỘI (NV) - “Trong 47 trường hợp tự ứng cử khu vực Hà Nội, tiểu ban an ninh Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia cho rằng có tổ chức phản động cung cấp tài chính để vận động bầu cử cho một số người.”

Báo điện tử VNExpress và Vietnamnet được bật đèn xanh để thuật lời một ông trong “Tiểu ban an ninh” của Ủy Ban Bầu Cử như vậy hôm Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016 sau ngày tiếp nhận hồ sơ ứng cử làm đại biểu Quốc Hội tại Việt Nam hết hạn.

Cái ông “thành viên đoàn giám sát, tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia” không được nêu tên trong bản tin công nhận “kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử.”

Từ trước đến nay, không hề có một cuộc bầu cử nào tại Việt Nam lại khác với trò “đảng cử, dân bầu.”
“Một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động.” VNExpress dẫn lời và không thấy ông ta nêu ra cho biết “tổ chức phản động” tên là gì, ở đâu, có gì chứng minh.

Theo các bản tin trên một số báo ở trong nước, chỉ riêng 4 thành phố lớn nhất nước đã có khoảng 100 người ra “tự ứng cử,” tức không thuộc thành phần được đảng CSVN “cơ cấu” vào Quốc Hội.

Mấy ngày trước, tờ Vietnamnet nói thành phố Hà Nội có 56 người “tự ứng cử” nhưng khi trong cuộc họp của “Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia,” thấy con số nêu ra chỉ có 47 người. Như vậy, 9 người đã bị các rào cản đủ kiểu loại ra ngoài. Rồi lại phải qua mấy vòng “hiệp thương” rồi tất cả sẽ bị đẩy ra ngoài nếu không thuộc thành phần được đảng CSVN “cơ cấu.”

Giữa tháng 1 vừa qua, tờ Dân Việt đưa tin “Bộ Chính Trị vừa ra chỉ thị số 50- CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội Khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Hai cuộc bầu cử sẽ được tiến hành vào cùng một ngày trong năm nay.”

Tờ Dân Việt thuật lại rằng: “Để cuộc bầu cử đạt kết quả cao, Bộ Chính Trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ như có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.”

Một số ứng viên độc lập đã viết cập nhật thường xuyên trên các trang Facebook của họ từ khi loan báo ứng cử quốc hội đến những gì họ đã phải trải qua tại cơ quan hành chính địa phương trước khi có cơ hội hồ sơ tới được “Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia.” Họ chứng minh cho mọi người thấy lời tuyên truyền của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, nói “dân chủ đến thế là cùng” là bịp bợm.

Ứng cử viên độc lập Nguyễn Xuân Diện. (Hình: Tễu Blog)
Không thấy một người nào “tự ứng cử” làm đại biểu Quốc Hội tại Việt Nam bầy tỏ sự lạc quan vào sự khách quan, vô tư của “Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia” và tin rằng họ có cơ hội trở thành “đại biểu Quốc Hội” trong cái cơ chế “đảng cử dân bầu” này. Hầu như ai cũng muốn dùng trường hợp tự ứng cử của mình để chứng minh chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội luôn luôn nói một đàng, làm một nẻo.

“Phong trào tự ứng cử dù không ai dám chắc có lấy được 1 người đắc cử nhưng đang đi theo đúng hướng và thu được những kết quả ban đầu đúng như dự tính. Đó là phía chính quyền buộc phải lộ thêm những thủ đoạn cản trở, lộ thêm tâm địa tối tăm bằng việc buộc phải vi phạm pháp luật khi nhận xét lý lịch ứng cử viên và các thủ đoạn gây khó khăn khác. Đảng CSVN đang buộc phải chạy theo họ khá vất vả.” Ứng cử viên Nguyễn Tường Thụy, 64 tuổi, một cựu chiến binh và một người đấu tranh dân chủ sống tại Hà Nội, viết trên trang Facebook hôm 13 tháng 3, 2016.

Ông Thụy viết tiếp rằng: “Những sự việc này đang vạch rõ thực chất của những lời bốc phét, lòe bịp nhân dân Việt Nam và thế giới: Dân chủ ở Việt Nam đến thế là cùng, hơn triệu lần, vạn lần các nước tư bản. Và trò bẩn thỉu sẽ tiếp diễn ở những màn tiếp theo. Sự bẩn thỉu đó với các ứng cử viên mới chỉ là bắt đầu.”

Trên trang Facebook của mình, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn ở Nghệ An bị nhà cầm quyền địa phương bắt sửa chữa hồ sơ một cách rất vô lý, chỉ cố tình làm ông mất thì giờ từ ngày này sang ngày khác. Thậm chí còn bắt ông khai báo đứa con 8 tuổi của ông thuộc đảng phái chính trị nào. Cuối cùng, ông phải bỏ cuộc vì tới ngày chót để nộp hồ sơ ứng cử, hồ sơ của ông vẫn không hoàn tất nổi.

Ứng cử viên Nguyễn Đình Hà, 28 tuổi, ra ứng cử tại Hà Nội, chỉ cần nhà cầm quyền phường Lý Thái Tổ xác nhận nơi cư trú, nhưng đã bị nơi này “bổ sung phần xác nhận” là “Ông Nguyễn Đình Hà năm 2008 tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam; đã từng được thành viên của Đảng Việt Tân ở hải ngoại tiếp đón, tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ; dự hội thảo hướng tới nền báo chí độc lập tại Việt Nam... là công dân không gương mẫu.”

Ông Hà đã phản bác bằng văn bản, lên án nhà cầm quyền phường là làm trái pháp luật vì họ chỉ có thẩm quyền xác nhận nơi cư trú mà thôi, không có quyền phê bình, phán xét công dân là “không gương mẫu.” Phê phán ông gặp ai, ở đâu, như thế là “hoàn toàn trái pháp luật, thể hiện sự lạm quyền và không chính xác trong vận dụng pháp luật,” ông phản ứng.

Theo Facebooker Lưu Văn Minh, ứng cử viên độc lập tên Hưng ra ứng cử ở tỉnh Yên Bái. Nhà cầm quyền nơi đây lấy lý do ông “không thường trú tại địa phương” để từ chối tiếp nhận hồ sơ của ông. Trong khi đó, những ứng cử viên ở trung ương được đảng CSVN “cơ cấu” đưa về các địa phương ứng cử, không hề cư trú tại những nơi đó bao giờ lại.. .vẫn trúng cử với tỉ số phiếu bầu rất cao.

Như trường hợp ông đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là “đại biểu Quốc Hội” đơn vị Hải Phòng. Ông có bao giờ “cư trú” ở Hải Phòng đâu? Một năm được mấy lần tới đó để “tiếp xúc với cử tri?” Sợ không đủ để đếm trên các đầu ngòn tay.

Ngày 13 tháng 3, 2016 là hạn cuối cùng nộp hồ sơ ứng cử và ngày 27 tháng 4 sẽ công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc Hội CSVN Khóa 14 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Tổng số đại biểu Quốc Hội khóa 14 của chế độ CSVN là 500, trong đó 198 ở trung ương, còn lại là địa phương. Ngày 22 tháng 5, cử tri sẽ đi bầu đại biểu Quốc Hội và đại biểu HĐND các cấp vẫn theo cung cách “đảng cử dân bầu.”

Ngày 15 tháng 3, tờ Pháp Luật thành phố kể rằng: “Bên lề Hội Nghị Sơ Kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2016 của Ban Chỉ Đạo Trung Ương cuộc vận động” “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” Phó Chủ tịch, Tổng Thư Ký Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim đã trao đổi với báo chí về những người tự ứng cử.

“Ông Vũ Trọng Kim lưu ý: Không được làm khó dễ những người tự ứng cử, đó là vi phạm pháp luật,” tờ PLTP thuật lại.

Theo ông Nguyễn Quang A, một trong những người tự ứng cử tại Hà Nội thì dù không có người tự ứng cử nào thắng thì những người vận động cho tự do, dân chủ của Việt Nam cũng không thua.(TN)

Nguồn: Người Việt

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Chống công an bạo hành tại Việt Nam

Nguyễn Ngọc Bảo


Từ năm 1997, ngày 15/3 hàng năm được các tổ chức xã hội dân sự xem là Ngày Quốc Tế Chống lại Sự Bạo Hành của các Cơ Quan Công Lực và Công An (International Day Against Police Brutality).

Tại nhiều quốc gia dân chủ Tây Phương, nhiều cuộc biểu tình, mít tinh, hội thảo đã được tổ chức nhằm tố cáo sự bạo hành của cơ quan công lực và công an trong ngày này. Những nỗ lực đòi lại công lý, lẽ phải ngày càng được sự hậu thuẫn rộng rãi của quần chúng, các tổ chức Xã Hội Dân Sự tranh đấu cho nhân quyền, các tổ chức chống bạo hành tra tấn, đòi công lý cho các nạn nhân. Nhờ sự phát triển của mạng internet toàn cầu và các mạng xã hội, các hoạt động trên ngày càng trở nên đa dạng.

Trong lịch sử nhân loại, nhờ thế lực tiền tài bao che, cũng như sự thờ ơ của dư luận, nhiều cá nhân, tổ chức chủ mưu hay thủ phạm các tội ác diệt chủng (crimes against humanity), tra tấn (torture) giết người tập thể (mass murder), vẫn thoát khỏi vòng pháp lý, ung dung sống hưởng thụ, ngoài vòng pháp luật. Vào cuối thế kỷ thứ 20, bắt đầu có những thay đổi trong việc hình thành các Công Ước Quốc Tế bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm con người. Sự quan tâm của dư luận cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ các tổ chức Phi Chính Phủ quốc gia và quốc tế, nhiều thành phần chủ mưu và tòng phạm đã bị truy lùng, bị đem ra xét xử, trừng phạt với án tù nặng nề, tài sản thụ đắc phi pháp bị tịch thu.
Trong phiên tòa xét xử lãnh tụ Serbia Milosevic về tội ác diệt chủng


Về tội ác diệt chủng, sự tra tấn, giết người có hệ thống trong cuộc tranh chấp tại Bosnia-Herzegovinia (1992-1995) đã khiến hàng chục ngàn người gốc hồi giáo bị quân đội Serbia thảm sát. Thủ phạm của những tội ác này bị đưa ra xét xử đã đánh dấu một bước ngoặc căn bản trong việc duy trì công lý của cộng đồng nhân loại. Đây là lần đầu tiên sau Đệ II Thế Chiến, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) tại The Hague đem ra xét xử lãnh tụ Serbia Milosevic về tội ác diệt chủng (bị kết án vào tháng 5/1999, bị bắt và đem ra xử 2002-2005, sau đó mất trong tù).

Công pháp quốc tế và chống công an bạo hành

Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa Tội ác diệt chủng (hay còn gọi là ’Tội ác chống nhân loại’ - Crimes against Humanity) bao gồm các hành vi bạo hành tra tấn có chủ mưu và có hệ thống (torture, persecution, other inhumane acts of a similar character intentionnally causing great suffering or serious bodily or mental injury).

Sau các tội ác chống lại nhân loại trong cải cách ruộng đất, thảm sát Mậu Thân và vô số các tội ác khác trong chiến tranh; hiện nay tại Việt Nam, Bộ Công An, mà người từng cầm đầu là Trần Đại Quang (sắp là chủ tịch nước) trong nhiều năm qua đã và đang tiến hành một chính sách tiêu diệt đối kháng một cách có hệ thống qua nhiều hình thức tinh vi, kín đáo như bao vây kinh tế, khủng bố tinh thần, bạo hành thể xác. Hậu quả là hàng trăm người đã bị đánh chết, hàng chục ngàn người bị đánh đập dã man, bị thương tật thể xác hay bị nội thương. Bộ máy công an phối hợp với côn đồ cùng toà án toa rập với nhau để đưa những người chế độ muốn trù giệt vào tù, hầu dễ dàng đày đoạ hoặc dùng nhục hình tra tấn.

Tội ác chống nhân loại bao gồm một trong các hành vi sau, khi được thực hiện có hệ thống hoặc trên phạm vi lớn hoặc được âm mưu, chỉ đạo do một chính phủ hay tổ chức, tập thể:

(a) Giết người;
(b) Hủy diệt;
(c) Tra tấn;
(d) Nô lệ hóa;
(e) Khủng bố chính trị hay của, chủng tộc, tôn giáo, bộ lạc;
(f) Phân biệt chủng tộc, bộ lạc, tôn giáo liên quan đến sự xâm phạm các quyền cơ bản và tự do của con người dẫn đến sự tổn thất nặng nề về số dân;
(g) Tự ý ép buộc, dùng vũ lực trục xuất, lưu đày;
(h) Tự ý giam hãm;
(i) Ép buộc, dùng vũ lực gây ra sự mất tích;
(j) Cưỡng hiếp và các hành vi lạm dụng tình dục khác;
(k) Những hành động mất nhân tính gây ra thương tổn nặng nề đến tình trạng thể chất hoặc tinh thần, sức khỏe hay phẩm chất con người, như gây tổn thương, tàn tật hay tổn hại khốc liệt cho thân thể.


Với các định nghĩa trên và những quyền hạn được giao cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, các thành phần lãnh đạo chủ mưu và các thủ phạm gây tộc ác sẽ bị triệu ra tòa để điều tra, dẫn độ ra trước Tòa án quốc gia hay quốc tế để trả lời cho các hành vi tội ác của họ.

Các cơ cấu dân cử như Quốc Hội Hoa Kỳ có thẩm quyền tuyên bố các tội ác của một số cá nhân, tập đoàn thuộc phạm trù các tội ác diệt chủng và cần phải lập ra một Tòa Án đặc biệt để điều tra, truy lùng và bắt giữ những người liên quan.

Ngoài ra thẩm quyền thụ lý các tòa án cấp quốc gia, tùy theo hệ thống pháp luật từng nước, có thể được mở rộng để bao gồm việc điều tra, xét xử các hành vi bạo hành tra tấn, diệt chủng xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ, hay liên hệ đến các công dân các quốc gia khác.

Cựu lãnh đạo Chí Lợi tướng Pinochet
Hành vi ra lệnh đàn áp dã man Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Lý Bằng đã bị toà án Tây Ban Nha chấp nhận thụ lý, điều tra. Cựu lãnh đạo Chí Lợi tướng Pinochet đã bị bắt giữ tại Anh (1998 trong hơn 500 ngày) vì một trát tòa Tây Ban Nha về tội ra lệnh giết chết, thủ tiêu các thành phần đối lập.

Hiện Tòa Hình Sự Quốc Tế đang tiến hành điều tra về các tội ác tra tấn, giết người tại Cộng Hòa Trung Phi, Sudan (Darfour), Mali, Cộng Hòa Congo, Uganda, Cộng Hòa Kenya, Libya, Cộng Hòa Trung Phi, Georgia... Các cuộc điều tra liên quan đến các cá nhân chủ mưu và thủ phạm tiến hành các vụ giết người, bạo hành dã man các thường dân tại các quốc gia trên. Nhiều thành phần tội phạm đã bị trát tòa quốc gia và quốc tế bắt giữ, một số đang lẩn trốn.

Với khả năng kiểm định rộng lớn qua các mạng điện tử, các ngân hàng, cơ quan tài chánh; những thành phần tội phạm tại đào này không còn xử dụng được các số tiền khổng lồ, hoặc bất động sản mà họ đã thụ đắc được một cách phi pháp trên thế giới. Vì hiện nay, các cuộc điều tra về mặt hình sự, thường đi song song với các hình thức truy lùng và niêm phong các tài sản phi pháp.

Nhằm bảo vệ nhân phẩm, đòi lại công lý ở một bình diện giới hạn hơn tội ác diệt chủng có tính chất phổ quát, Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture) đã được thông qua vào tháng 12/1984 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 1987. Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn vào ngày 7/11/2013 và chính thức thông qua ngày 5/2/2015. Nhưng lãnh đạo CSVN và chỉ huy lực lượng Công An cố tình coi thường, chà đạp và vẫn chỉ thị đàn áp dã man mọi thành phần dân chủ hay người dân vô tội dám đứng lên chống lại chế độ CSVN.

Điều khoản 1 của Công Ước Chống Tra Tấn định nghĩa hành vi tra tấn như sau:

“Tra tấn là bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ - dù thể xác hay tâm thần - do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật.” (Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1)

Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật bị công an Lâm Đồng ném đá vỡ đầu vào ngày 22/2/2016.
Hiện nay tại Việt Nam, công an đã cố tình xử dụng, bao che các thành phần đầu gấu để tiến hành các hành vi bạo hành nhằm vào các nhà dân chủ, gia đình họ, cùng với nhiều người dân vô tội khác (đánh bằng võ khí mềm vào người để gây nội thương, ném đá, tông xe để gây tai nạn giao thông, cho giả dạng tù nhân đánh trong tù). Nhiều người bị tra tấn, đánh chết trong đồn công an (hàng trăm vụ đánh chết người đã xảy ra), cùng lúc hàng ngàn nạn nhân và gia đình bị trù dập, đánh đập dã man. Gần đây nhất là trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật và gia đình tại Lâm Đồng.

Nhân ngày Quốc Tế Chống Bạo Hành của các Cơ Quan Công Lực và công an, với tất cả các thuận lợi hiện nay về mặt dư luận và công pháp quốc tế, người dân Việt Nam và các nạn nhân cần phải đứng lên lập hồ sơ, tố cáo trước dư luận về các hành vi bạo hành dã man có chủ mưu và hệ thống của lãnh đạo CSVN và Bộ Công An. Những vụ điều tra, đưa các thành phần chủ mưu và thủ phạm tại Phi Châu ra trước Tòa sẽ không xảy ra nếu không có sự can đảm, quyết tâm các cá nhân, các NGO tranh đấu cho công lý tại các quốc gia Phi Châu bất chấp các đe dọa để đưa những hành vi tội ác ra trước ánh sáng của công lý.

Các nạn nhân, gia đình, các lực lượng dân chủ Việt Nam cần đưa các hành vi tội ác, các thủ phạm trên ra trước công luận thế giới qua việc:

1. Thu thập, lọc lựa, viết lại, lưu trữ tất cả các dữ kiện để có thể trở thành các bằng chứng trước một Tòa Án quốc gia hay quốc tế.

2. Vạch mặt các thành phần chủ mưu và thủ phạm các vụ bạo hành tra tấn, giết người dã man trước công luận thế giới, với danh tánh, hình ảnh, dữ kiện về cá nhân các thành phần này.

3. Lập ra những hồ sơ pháp lý với sự hỗ trợ của các NGO quốc tế để truy tố các thủ phạm ra trước Tòa (về mặt hình sự và phần tài sản phi pháp liên hệ).

Người Việt Nam sẽ phải tự mình tiến hành, sẽ không có ai khác làm việc này thay cho chúng ta để đòi công lý, lẽ phải cho các nạn nhân trong các vụ đánh chết người, tra tấn bạo hành của công an và đầu gấu tại Việt Nam.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Hà Nội tuần hành, Sài Gòn, Vũng Tàu mitting tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma

Huỳnh Ngọc Chênh


Sáng nay, buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì chủ quyền đất nước tại đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988 đã diễn ra đồng thời tại Hà Nội và Sài gòn.

Vì nhà cầm quyền trong mấy chục năm qua, bưng bít và ngăn cản việc tưởng niệm nhớ ơn các liêt sĩ chống Tàu cộng hy sinh tại biên giới phía Bắc, tại Hoàng Sa và tại Gạc Ma, nên người dân đã phải tự đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm vào các ngày 19/1, 17/2 và 14/3 hằng năm.

Buổi lễ tưởng niệm sáng nay dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ tại Hà Nội đã biến thành cuộc diễn hành quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm vinh danh những anh hùng liệt sĩ và phản đối bè lũ xâm lược Tàu cộng và tay sai.

Dù bị ngăn chặn quyết liệt, nhưng những người dân yêu nước Sài Gòn cũng vẫn có mặt tại tượng đài Trần Hưng Đạo để làm lễ dâng hoa và thắp hương cho các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma vào năm 1988.
Tại Vũng Tàu một nhóm thanh niên yêu nước đã đưa vòng hoa ra biển làm lễ tưởng niệm

MỚI NHẤT: Hoan hô hình ảnh gởi đến từ thành phố cảng HẢI PHÒNG
 
Ảnh đăng trên facebook của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
  HÀ NỘI
 
 
 
 
 
 
 
SÀI GÒN
 

VŨNG TÀU


Ảnh: Nguyễn Quốc An, Bạch Hồng Quyền, Maria Thuý Nguyễn, Thảo Theresa, Trung nghĩa, Hải Toà Án, Chu Vĩnh Hải ...

Vài góp ý về bài trả lời của TS Nguyễn Đình Thắng về cuộc trò chuyện của BS Đặng Vũ Chấn với báo VietTimes

Đăng Quang - VietTimes


Sau khi VietTimes đăng tải bài trả lời của Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân, về nội dung phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Thắng liên quan đến đảng Việt Tân, thì bà Hoàng Ngọc An đã cho phổ biến bài viết của ông Nguyễn Đình Thắng trả lời bác sĩ Chấn.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng những phản luận của Bác sĩ Chấn liên quan đến các lập luận của ông Thắng về bài trả lời này.

1/ Trong lập luận, ông Nguyễn Đình Thắng: Nói thay cho RFA là hớ hênh bao biện chứng tỏ dấu hiệu có sự lũng đoạn cơ quan này (?)

Bác sĩ Chấn: Giả sử nếu BPSOS/Liên Minh của ông Thắng hay cá nhân ông mà có bị VC hay ai đó tấn công một cách phi lý bất công, thì dù có một số bất đồng với nhau, chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng lên tiếng bênh vực trừ khi ông Thắng bày tỏ sự khó chịu về sự bênh vực này vì nghĩ chúng tôi âm mưu nhẩy vào lũng đoạn. Bênh vực nhau chống lại bất công phi lý là việc làm phải đạo, nhất là khi mà chúng tôi đi đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, công lý và lẽ phải.

Trong tinh thần đó, chúng tôi sẽ không phải là người đi đấu tranh nếu im lặng nhìn RFA Việt Ngữ, một mũi nhọn truyền thông đang giúp phá tan màn bưng bít thông tin của VC, bị tấn công gây khó khăn một cách vô lý, nhất là khi lý cớ nêu ra có dính dáng đến VT.

2/ Ông Thắng nói: RFA hợp tác với Việt Tân là vi phạm luật RICO (?)

Bác sĩ Chấn: RICO là luật liên bang (từ năm 1970) cho phép truy tố về tội hình và hộ những hoạt động bất chính, làm ăn gian lận cấu kết có hệ thống của các tổ chức tội phạm.

Như thế muốn viện dẫn luật RICO ở đây thì phải dựa trên nền tảng VT là một tổ chức tội phạm. Đã không có toà án nào kết tội (ngay cả quy tội) VT là tổ chức tội phạm, thì việc lôi RICO ra để kiện cáo khiếu nại đòi điều tra là vô lý, như có vẻ nhằm mục tiêu:

a. Vu cáo, bêu rếu Việt Tân trong dư luận.
b. Gây khó khăn mất thì giờ, tốn tiền luật sư cho RFA Việt ngữ và giám đốc chương trình Nguyễn Văn Khanh.
c. Đe nẹt những ai dám chơi với VT, coi chừng bị lôi thôi kiện cáo, nhất là khi thư cáo trạng của Nguyễn Thanh Tú đ/v RFA và Nguyễn Văn Khanh được phổ biến tràn lan trên mạng và báo giấy (TMMĐ) thay vì gửi riêng tới bộ phận trách nhiệm điều tra của Mỹ.

Khi ở trong nước nhiều người và nhóm xã hội dân sự vẫn thoải mái hợp tác với VT bất chấp sự đe nẹt trù dập từ VC, thì chúng tôi tin rằng bà con hải ngoại cũng có dư tự tin và can đảm để không bị ảnh hưởng bởi sự đe nẹt ngoài này.

3/ Ông Thắng cho rằng: Nhân viên RFA vi phạm nội quy RFA khi hợp tác với VT (?)

“Nội quy của RFA nói rất rõ: “Các nhà báo của RFA phải giữ tính độc lập đối với mọi đảng chính trị, nhóm đối lập, tổ chức lưu vong...”

Bác sĩ Chấn: Không nên bóp méo kiến thức để cho rằng Độc lập có nghĩa là không dính dáng, không đụng chạm, không liên lạc, không hợp tác làm việc. Người hiểu biết trung bình vừa phải trong một xã hội tự do cũng có thể hiểu rằng hai thực thể độc lập có nghĩa là không ràng buộc hay liên hệ về tài chánh, về cơ chế hay tạo ảnh hưởng lên việc điều hành, hoạt động của nhau. Còn sự cộng tác làm việc chung để phục vụ cho mục tiêu chung thì đó là chuyện cần và phải nên làm, nhất là giữa một cơ quan truyền thông nhằm “Brings Free Press To Closed Societies” thì không thể nào không giao tiếp và có thể làm chung một số việc với một tổ chức/đảng phái có mục tiêu chấm dứt độc tài và xây dựng một xã hội mở, dân chủ như Việt Tân.

Bà Libby Liu, giám đốc lâu đời toàn ban RFA, không lẽ kém hiểu biết hơn TS NĐT về nội quy của chính cơ quan mình? Hãy xem RFA thoải mái ra thông cáo báo chí về sự hợp tác giữa RFA và nhiều nhóm khác nhau trong đó có VT (Ông Nguyễn Thanh Tú khỏi cần ra công tìm tòi bằng cớ RFA và VT “cấu kết”).


     May 1 2014

    Marking the upcoming commemoration of World Press Freedom Day on May 3, Radio Free Asia (RFA) today hosted “Towards a Free Media in Vietnam” featuring six Vietnam-based bloggers and digital activists, in addition to U.S. human rights, media, and technology experts. In two panels, speakers discussed ways to promote opening Vietnam’s oppressive digital landscape and media environment. The event was co-sponsored by RFA’s Open Technology Fund (OTF), Vietnamese reform party Viet Tan, ACCESS, Electronic Frontier Foundation (EFF), and Reporters Without Borders (RSF).

    “For RFA’s audience – and everyone around the world – empowerment begins with free speech and free press on any platform,” said Libby Liu, President of RFA. “The will and determination of these courageous bloggers from Vietnam, who risk so much to join us here today, are an inspiration.

    “Their cause is our cause. And it is the cause of all who pick up the banner of free expression and free media around the world.”

    * * *

    Tibetan Exile Leader Visits Radio Free Asia


Tại sao lại tấn công RFA và ông Nguyễn Văn Khanh?

Có lẽ câu hỏi này dành cho ông Nguyễn Thanh Tú, vì ông là người đứng tên ký một bản cáo trạng dài về RFA, ông NVK, và cả SBTN, khi họ hoàn toàn không dính dấp gì tới việc cha ông bị giết trên 30 năm trước.

Và nếu vì liên hệ với VT mà trở thành “tội đồ”, thì tại sao lại không nêu hết tên những chính giới hành pháp, lập pháp Mỹ, các phóng viên và NGO Mỹ đã từng hợp tác, tham dự chung với VT như trong bản tin công khai dưới dây từ VT?
    Trong nỗ lực hỗ trợ phong trào Dân Báo, RFA, Article 19 và Đảng Việt Tân đã mời các nhà hoạt động VN qua Singapore tham dự khóa huấn luyện phổ biến, giới thiệu phần mềm ứng dụng Storymaker. Khóa học từ ngày 15 tới 17 tháng 5, 2015 cho phép viết bản tin thời sự ngay trên điện thoại và post lên đại chúng các tin tức/hình ảnh nóng bỏng liên quan đến những sự việc tại VN mà chế độ muốn bưng bít.

    Trong ba ngày sinh hoạt các tham dự viên được huấn luyện về kỹ năng truyền thông và cách áp dụng công cụ StoryMaker để thực hiện các bản tin và phóng sự có chất lượng. Ngoài huấn luyện về truyền thông, các tham dự viên sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các tổ chức nhân quyền quốc tế về vấn đề tự do ngôn luận.

    Các tổ chức và cơ quan truyền thông tham gia huấn luyện:

    – Ký giả Nguyễn Khanh, Giám đốc Ban Việt Ngữ, Đài Á Châu Tự Do
    – Đạo diễn Vũ Trần, Giám đốc Chương trình, Đài Truyền Hình SBTN
    – Kỹ sư Lê Quang, Chuyên viên kỹ thuật, Đảng Việt Tân
    – Cô Judy Taing, Đặc trách Á Châu, Hiến Chương 19 (Article 19)
    – Ông Benjamin Ismail, Đặc trách Á Châu, Phóng Viên Không Biên Giới (RSF)

    Trong thời đại ngày nay, làm truyền thông không còn là lãnh vực độc quyền của giới ký giả chuyên nghiệp. Bất cứ ai với chiếc điện thoại thông minh trên tay cũng có thể thành một nhà báo công dân. Công cụ StoryMaker đã được chuyển ngữ sang 13 ngôn ngữ và tiếng Việt là phiên bản mới nhất được thực hiện bởi Đảng Việt Tân.

Ngoài ra, nhân dịp Ngày Tự Do Báo Chí mồng 3-5-2014, Việt Tân lại có một buổi sinh hoạt với RFA và nhiều tổ chức NGO quốc tế cùng chính giới Hoa Kỳ (xin xem phần tường trình chi tiết đính kèm)…. gồm có Ông Scott Busby (Phó Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ), Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ bà Loretta Sanchez, bà Zoe Lofgren, và ông Alan Lowenthal, văn phòng đặc trách Đông Nam Á của Liên Hiệp Quốc, các công ty Internet, và NGOs bao gồm: tổ chức Freedom House, Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Global Network Initiative, Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ (American Bar Association), Freedom Now, Internews, Access, Electronic Frontier Foundation, Reporters Without Borders,VOA, SBTN. Đặc biệt Global Network Initiative, một liên minh bao gồm các tổ chức tự do Internet và các công ty Internet như Google, Facebook, Yahoo, Microsoft, Human Rights Watch v.v., với mục đích bảo vệ Tự Do Ngôn Luận và Internet, muốn biết về tình hình của làng blogger sau khi Nghị Định 72 của CSVN ra đời. ….

Và nếu vẫn theo lý luận chơi với VT có thể là có tội, một nhân vật cao cấp nhất hành pháp Hoa Kỳ: Tổng thống George W. Bush, cũng cần phải bị điều tra và kết tội vì đã từng gặp Chủ tịch VT Đỗ Hoàng Điềm tại ngay White House (ngày 29-5-2007).

Lời kết:

Trong giai đoạn đấu tranh trực diện, gay gắt với bạo quyền VC ngày hôm nay, mỗi cá nhân, tổ chức cần khai dụng mọi điểm mạnh của mình để tập trung vào mục tiêu chấm dứt độc tài đang ngự trị trên quê hương yêu dấu của chúng ta, thay vì cản phá nhau, cãi cọ qua lại. Mong rằng RFA Việt ngữ không bị sa lầy vào vụ khiếu nại, kiện cáo làm mất thì giờ và công sức này để có thể tiếp tục đóng góp tích cực và hữu hiệu trong việc khai mở tự do thông tin tại VN, và giúp cho tiếng nói của người dân trong nước được vang vọng khắp nơi trước nỗ lực bưng bít thông tin và xuyên tạc sự thật của cộng sản Việt Nam.


Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Xin hỏi ông Đinh La Thăng về việc phá rối các buổi tưởng niệm chiến sĩ bảo vệ lãnh thổ

Phạm Đình Trọng



Xin hỏi ông Đinh La Thăng, người lãnh đạo cao nhất ở Sài Gòn, người chịu trách nhiệm trước lịch sử về Sài Gòn những năm tháng này

Mấy năm trước, trong những ngày lịch sử bi tráng 19.1, 17.2, 14.3, người dân thủ đô Hà Nội đều thành kính làm lễ tưởng niệm những dòng máu Việt Nam đã đổ thấm đẫm đất Mẹ Việt Nam, đã loang đỏ trên biển Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân Tàu Cộng xâm lược bảo vệ đất đai biển đảo Việt Nam và đều bị chính quyền Hà Nội giở những trò đê tiện, bỉ ổi, ô nhục nhất để phá buổi lễ linh thiêng của lòng dân, của hồn nước, như:

Huy động những kẻ tâm địa tối tăm, mù quáng ra chiếm không gian hành lễ của dân. Được chính quyền Hà Nội đưa ra phá buổi lễ của dân tri ân liệt sĩ, những con người đã trở thành công cụ có tâm địa tối tăm đến mức trong thời khắc bi thảm của lịch sử Việt Nam, trong thời khắc đất đai biển đảo của Việt Nam bị quân Tàu Cộng chiếm đoạt, trong giờ phút đau thương của mọi trái tim yêu nước Việt Nam trước những khí phách Việt Nam bị quân Tàu Cộng giết hại thì những tâm địa tối tăm đó lại hơn hớn ôm nhau hát múa trong điệu nhạc Tàu “Con Bướm Xinh” lạc lõng.

Buổi tưởng niệm các chiến sỹ tử trận tại Gạc Ma đã bị một nhóm dư luận viên phá rồi vào ngày 14-3-2015.

Bỉ ổi, lố bịch và ngu xuẩn đến mức những tâm địa tối tăm đó còn mang cả cờ đảng của họ ra đối lập với người dân, dùng cờ đảng xua đuổi người dân yêu nước. Đưa lá cờ đảng ra đối lập với lòng yêu nước thương nòi của người dân Việt Nam, đối lập với đạo lí Việt Nam, những tâm địa tối tăm đã tầm thường hóa, đã phỉ báng, hạ nhục lá cờ đảng của họ và tố cáo bản chất phi dân tộc của lá cờ đỏ búa liềm.

Giọng điệu tuyên giáo và ngón nghề công an, hai công cụ chuyên chính vô sản đều không coi những người dân thành kính tưởng niệm liệt sĩ là nhân dân mà họ đẩy người dân bộc lộ lòng yêu nước sang phía thế lực thù địch để tuyên giáo mạt sát và công an đàn áp. Nhưng những “thế lực thù địch” đó đã mang cả cuộc đời chiến đấu hi sinh dựng lên thể chế này, nhà nước này, đã bảo vệ sự tồn tại thể chế này, nhà nước này và họ vẫn đang miệt mài lao động sáng tạo làm ra của cải vật chất cho xã hội và đóng thuế nuôi thể chế này, nhà nước này.

Họ là Nhân Dân đích thực. Tuyên giáo và công an, bộ máy đảng và nhà nước mạt sát và đàn áp họ là sự bội bạc vô ơn của thứ vô loài, không còn đạo đức cơ bản của con người. Một nhà nước với những công chức không còn những đạo đức cơ bản của con người thì nhà nước đó có còn tử tế?

Họ là Nhân Dân đích thực. Nhưng là Nhân Dân đã thức tỉnh, đã nhận ra ánh sáng của sự thật, của lẽ phải, là phần ưu tú của Nhân Dân, phần có vai trò quyết định cho sự vận động, phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đối lập với họ là đối lập với lương tri Việt Nam, là kìm hãm sự vận động, phát triển của lịch sử Việt Nam.

Những việc làm ô nhục đó gắn liền với những cái tên Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo và những cái tên ô nhục đó sẽ còn mãi trong trang sử đen tối, đau buồn của Hà Nội, của Việt Nam.

Nhưng năm nay, dịp 17.2.2016, dù chỉ là năm lẻ, 37 năm cuộc chiến đấu giữ nước ở biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lên tận nghĩa trang liệt sĩ trên biên giới phía Bắc thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Tàu Cộng sản xâm lược. Ở Hà Nội, buổi lễ tự phát của người dân tưởng niệm liệt sĩ trong cuộc chiến tranh 10 năm, 1979 – 1989, bảo vệ cượng vực lãnh thổ phía Bắc đã diễn ra bình yên, không bị ngăn cản, chống phá như những năm trước. Người dân Hà Nội và người dân cả nước ghi nhận sự chuyển biến tích cực, hợp lòng dân, đúng đạo lí, biết trở về với dân tộc, với nhân dân của những người cầm quyền vừa nhậm chức ở Hà Nội.

Trong khi đó, những năm trước, chính quyền Sài Gòn cũng tung lực lượng ra phong tỏa, giám sát buổi lễ người dân tưởng niệm những ngày lịch sử đau buồn 19.1, 17.2, 14.3 nhưng sự phong tỏa, giám sát không đến nỗi thô bạo, thấp hèn như Hà Nội đã làm cùng thời gian đó. Công an Sài Gòn không đến chặn cửa từng nhà không cho người dân ra khỏi nhà đến nơi tưởng niệm, không đưa côn đồ đến phá buổi lễ linh thiêng của hồn Việt. Trong sự giám sát, bao vây dày đặc của an ninh, mật vụ chìm nổi, buổi lễ trang nghiêm, xúc động của người dân Sài Gòn vẫn diễn ra trong linh thiêng hương khói, trong thành kính biết ơn, trong đinh ninh lời thề với hương hồn liệt sĩ.
Trong khi thế hệ lãnh đạo hôm nay của Hà Nội không lặp lại nỗi ô nhục của người tiền nhiệm, biết trở về với lịch sử Việt Nam, trở về với lương tâm, đạo lí Việt Nam thì những người lãnh đạo mới của Sài Gòn hôm nay lại đi giật lùi vào trang sử Bắc thuộc đau thương tủi nhục, trái tim và dòng máu của họ như đã thay bằng trái tim và dòng máu Hán khi họ tung lực lượng lớn công an ra chặn phá thô bạo, quyết liệt buổi lễ tự phát của người dân Sài Gòn sáng 17.2.2016 tưởng niệm những người lính và người dân Việt Nam ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc chống Tàu Cộng xâm lược 37 năm trước.

Công an giả dạng công nhân vệ sinh phun nước phá rối buổi lễ tưởng niệm tại Sài Gòn sáng ngày 19-1-2016
Công an đến chặn cửa từng nhà những người dân Sài Gòn đã tham gia lễ tưởng niệm ngày 17.2 những năm trước. Trước nhà mỗi nhà thơ, nhà văn, nhà báo, học giả già yếu chỉ còn tấc lòng với nước non như nhà thơ Phan Đắc Lữ, 80 tuổi, nhà văn Lê Phú Khải 75 tuổi, nhà nghiên cứu Hạ Đình Nguyên, 74 tuổi, nhà văn Phạm Đình Trọng, 72 tuổi, nhà báo Kha Lương Ngãi, 70 tuổi, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh 66 tuổi...đều có cả chục an ninh đằng đằng sát khí chốt chặn vòng trong vòng ngoài từ đêm 16.2.

Tự do đi lại, tự do xê dịch là quyền đương nhiên của mọi động vật huống chi là con người. Vì thế, điều 23 Hiến pháp hiện hành ghi nhận: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước. Có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về”. Chỉ có tội phạm mới bị pháp luật tước quyền tự do đi lại. Công an Sài Gòn ngang nhiên tước đoạt quyền tự do đi lại của công dân lương thiện, của những trí thức, những nhà văn hóa là sự vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp, pháp luật, là ngang nhiên dẫm đạp lên Hiến pháp.

Nhưng không cường quyền nào, bạo lực nào có thể buộc người dân phải sống trái đạo lí! Người này không thể đến làm lễ tưởng niệm những liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc thì đã có người khác thực hiện và buổi lễ của lòng dân, của đạo lí Việt Nam vẫn được tiến hành. Một người già bị cả chục an ninh chặn cửa không cho đến lễ tưởng niệm liệt sĩ thì đã có hàng chục người trẻ thay thế. Những người trẻ ưu tú đã vào cuộc, đã nhận lấy sứ mệnh làm chủ thời của họ. Thời của chúng tôi đã qua. Chúng tôi không còn vai trò gì trong cuộc sống hôm nay. Những gì có thể làm, chúng tôi đã làm rồi. Chúng tôi đã chiến đấu hi sinh, đã mang toàn bộ năm tháng tuổi trẻ dựng lên thể chế này, nhà nước này và đã để lại một di sản nặng nề cho những người trẻ hôm nay. Đất nước hôm nay đã thuộc về những người trẻ. Thời trẻ chúng tôi say lí tưởng cộng sản như thế nào thì những người trẻ hôm nay cũng say giá trị dân chủ, giá trị quyền con người như vậy. Lí tưởng chúng tôi theo đuổi là sai lầm và ảo tưởng nhưng giá trị dân chủ, tự do, giá trị quyền con người là vô cùng quí giá, thiết thực.


Với ý thức về dân chủ và quyền con người được Hiến pháp hiện hành bảo đảm, ngày 17.2.2016, những người trẻ đã tập hợp bên tượng đài Trần Hưng Đạo bến Bạch Đằng làm lễ tưởng niệm những dòng máu Việt Nam đã thấm đẫm đất Mẹ Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc chống quân Tàu Cộng xâm lược. Tưởng niệm cả những mảnh đất lịch sử của Việt Nam đã bị Tàu Cộng đánh chiếm trong cuộc chiến tranh đó. Và chính trong buổi lễ này, công an Sài Gòn đã làm một việc tồi tệ, ô nhục chưa từng có ở Sài Gòn là xông vào cướp giật và phá nát vòng hoa viếng hương hồn liệt sĩ bỏ mình vì nước!

Ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm về những hành vi tệ hại, vi phạm pháp luật khi cho công an ngăn chặn và phá rối các buổi lễ thiêng liêng của dân tộc

Quân đội và công an Sài Gòn là hai lực lượng Bí thư Đinh La Thăng quan tâm và đến làm việc trước tiên khi ông về nhận trọng trách Bí thư thành ủy Sài Gòn. Tôi xin hỏi Bí thư Đinh La Thăng:

- Ông có biết việc làm sai trái, tệ hại, vi phạm pháp luật, táng tận lương tâm của công an Sài Gòn ngày 17.2.2016: Công an kéo lực lượng đông đảo đến chặn cửa nhiều nhà người dân, không cho người dân ra khỏi nhà. Công an xông vào cướp giật vòng hoa và phá nát vòng hoa viếng liệt sĩ trong buổi lễ người Sài Gòn tưởng niệm những hồn thiêng liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc trong cuộc chiến tranh chống giặc Tàu xâm lược bảo vệ biên cương phía Bắc 1979 – 1989.

- Vì sao Bí thư Đinh La Thăng vừa nhận chức ở Sài Gòn thì ngày 17.2.2016, công an Sài Gòn bỗng có hành xử tệ hại, tai tiếng, có tội với nhân dân, có tội với lịch sử, làm ô danh mảnh đất Sài Gòn, làm ô danh lãnh đạo Sài Gòn đến như vậy?

Cảnh sát giao thông trên cả nước làm luật ăn hối lộ của lái xe chỉ để lại tiếng xấu cho hôm nay, cho một thời. Nhưng công an Sài Gòn chặn cửa nhà dân, không cho người dân đến nơi làm lễ tưởng niệm liệt sĩ bỏ mình trong cuộc chiến đấu chống Tàu Cộng xâm lược bảo vệ Tổ quốc, công an phá nát vòng hoa viếng hồn liệt sĩ hi sinh cho Tổ quốc trong cuộc chiến đấu chống Tàu Cộng xâm lược là hành động của tâm thế nô lệ cho Tàu Cộng, tâm thế Bắc thuộc, bán nước, là hành động chống lại dân tộc Việt Nam, chống lại lịch sử Việt Nam, để lại tiếng xấu cho lịch sử, cho muôn đời.

Và người phải chịu trách nhiệm về tiếng xấu đó với lịch sử, người phải mang tiếng xấu với lịch sử phải là người “có danh gì với núi sông”, phải là người có tên tuổi trong lịch sử. Đó chính là người lãnh đạo cao nhất của Sài Gòn những năm tháng này, bí thư thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng.
Và người phải chịu trách nhiệm về tiếng xấu đó với lịch sử, người phải mang tiếng xấu với lịch sử, về chính danh mà nói, là người có quyền lực nhất trên vùng đất này, trong giờ phút này. Thưa ông, không ai khác, đó chính là Đinh La Thăng, đương kim Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Vì thế, tôi viết bài này thay cho một lời chất chính dối với ông mà những việc làm mới gần đây được nhiều người dân Sài thành cho là khá thiết thực.

P.Đ.T.

Nguồn: Bauxite Tây Nguyên

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Quốc Hội CSVN còn hơn phường chèo

Trung Điền

Nhằm tấn công và bêu rếu những người “tự ứng cử” vào Quốc hội khóa XIV hiện nay, cựu đại tá công an Nguyễn Như Phong, tổng biên tập tờ báo của ngành dầu khí Petrotimes, đã viết một bài lấy tựa đề “Quốc hội không phải phường chèo!”.

Sai lầm của Nguyễn Như Phong

Qua nội dung chính của bài báo này, Nguyễn Như Phong muốn bêu rếu nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng đã tự ứng cử mà không thèm qua thủ tục giới thiệu của Mặt trận tổ quốc.

Nguyễn Như Phong cho rằng quốc hội không phải là sân khấu để cho nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng diễn hài theo lối tự ứng cử độc lập.

Đòn tấn công hạ cấp đối với những người tự ứng cử, nhất là mang nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng ra bêu rếu cho thấy là Nguyễn Như Phong đã phạm vào hai sai lầm.

Sai lầm thứ nhất là gán ghép việc nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng ra tự ứng cử là hành động biến quốc hội thành phường chèo.

Nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng bị tờ Petrotimes bếu rếu vì đã tự ứng cử mà không qua thủ tục giới thiệu của Mặt trận tổ quốc.
Trên thế giới hiện nay, có nhiều nghệ sĩ hài, đóng kịch như ở Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân… đã trở thành những dân biểu, nghị sĩ và họ đã đóng góp rất tích cực trong việc soạn thảo những đạo luật quan trọng cho quốc gia. Không phải chỉ vì người đó tự ứng cử, tức không nhờ vào sự “bảo trợ” của đảng CSVN, mà không thể trở thành một người đại biểu quốc hội. Ngược lại là đằng khác, vì suốt mấy thập niên qua với chính sách “đảng cử dân bầu”, quốc hội Việt Nam rõ ràng còn thua phường chèo xa do chẳng đem lại nụ cười giải trí cho ai, mà còn khiến người dân nổi giận khi chỉ là một công cụ để hợp thức hóa những chính sách sai lầm, tệ hại của chế độ.

Sai lầm thứ hai là xúc phạm nhân phẩm và quyền tự do ứng cử, bầu cử của công dân Nguyễn Công Vượng khi mang nghề nghiệp của anh ra bêu rếu.

Nghề nghiệp của mỗi cá nhân không phản ảnh toàn diện bản lãnh cũng như khả năng đóng góp vào công ích xã hội, vì thế mà quốc gia cần phải tạo điều kiện dễ dãi và công bằng để cho mọi công dân tham gia vào việc nước. Tuy CSVN cho người dân quyền tự ứng cử, nhưng đó chỉ là điều trí trá mang tính chất mị dân của chế độ; trong thực tế, đa số những người tự ứng cử bị gạt ra khỏi danh sách từ vòng đầu xét lý lịch hoặc lấy ý kiến ở tổ dân phố.

Do những sai lầm như vậy, người dân đã hoàn toàn vô cảm hay không mấy quan tâm đối với các cuộc bầu cử do nhà cầm quyền CSVN tổ chức.

Tại sao lại sợ tự ứng cử?

Trong nguyên tắc ứng cử, CSVN đã dành 10% ghế cho những người tự ứng cử (tức không do Mặt trận tổ quốc giới thiệu). Kỳ bầu cử năm 2007 có non 100 người tự ứng cử nhưng số người trúng cử chỉ đếm trên đầu ngón tay. Kỳ bầu cử năm 2011 có khoảng 85 người tự ứng cử nhưng chỉ có 2 người “thân hữu” của đảng CSVN trúng cử còn đa số bị loại ở vòng lấy ý kiến cử tri.

Như vậy, vấn đề tự ứng cử không phải là điều mới xảy ra mà là một quy định bắt buộc phải có trong phần ứng cử - đề cử của Luật bầu cử. Vấn đề đặt ra là tại sao nhà cầm quyền CSVN lại hoảng sợ làn sóng “tự ứng cử” trong kỳ bầu cử lần này?

Khác với những kỳ bầu cử trước đây, số người tự ứng cử lần này đã tạo ra hai đe dọa lên chế độ.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh là một trong những người tự ứng cử đại biểu quốc hội Khóa 14.

Thứ nhất, họ là những người tích cực tham gia vào các sinh hoạt đề cao sự tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ và nhất là bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự gây hấn của Trung Quốc. Họ không vi phạm luật pháp nhưng dưới con mắt “an ninh” của chế độ, họ bị đưa vào danh sách đỏ thuộc loại “không phải là những nghị gật dễ thương”. Nếu đắc cử, họ sẽ là những con ngựa chứng trong quốc hội, có thể ảnh hưởng lên những nhân tố khác và tạo ra phong trào phản kháng rộng lớn ngay trong cơ chế bị đảng thao túng từ bấy lâu nay.

Thứ hai, họ là những người phát biểu trong tư cách độc lập ở quốc hội, không theo bất cứ quy định nào của đảng CSVN, chắc chắn sẽ làm lộ rõ bản chất phường chèo của quốc hội “đảng cử dân bầu”. Tức là họ có quyền nói khác và công kích lại những chủ trương, những nghị quyết của đảng CSVN vi phạm đến các quyền con người. Ví dụ như phản đối về việc đẩy lùi biểu quyết Dự luật về Biểu tình, Quyền Lập Hội hay Quyền Tiếp cận thông tin đã bị quốc hội giam hơn 10 năm vân, vân…

Nói cách khác là những người tự ứng cử lần này vừa tạo ra một phong trào tham gia vào nghị trường, vừa muốn dấy lên làn sóng thách thức tính dân chủ ở cơ quan quyền lực cao nhất nước.

Những người tự ứng cử đã đẩy nhà cầm quyền CSVN ở vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Quốc Hội còn hơn phường chèo

Vào những tháng cuối nhiệm kỳ ở Quốc Hội hay ở các Bộ, người ta nghe nhiều câu phát biểu rất “hài hước”.

Trong buổi làm việc về dự thảo báo cáo quốc hội khóa XIII vào ngày 9/3/2016, ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Dân không nạp thì quốc hội tắt điện. Mình là ắc quy, dân như là điện. Nạp vào mới chạy được, nếu hết điện thì không thể chạy được đâu.”
Ông Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 9 Tháng Ba vừa qua
Mặc dù ông Hùng có giải thích, nhưng rõ ràng là không ai hiểu ông chủ tịch Quốc Hội muốn nói điều gì. Những câu nói vô nghĩa, có khi là vô duyên hay thậm chí là ... ngu dốt của giới cầm quyền ngày nay đã được dân gian “cười khẩy” khinh bỉ, chế giễu, và cũng cho thấy khả năng kém cỏi cùng sự bế tắc của những kẻ vươn tới quyền lực bằng bạo lực, phe nhóm và mua chuộc.

Trong buổi chất vấn của Quốc Hội về trách nhiệm của một số Bộ trưởng vào ngày 17/11/2015, một đại biểu hỏi ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng văn hóa thể thao và du lịch, rằng: “Vì sao du lịch Việt Nam chưa thực sự phát triển?”

Ông Tuấn Anh nói: “Phiên chất vấn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có hỏi bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Malaysia, Singapore, tôi bỏ ngỏ cho nhiệm kỳ tiếp theo trả lời việc này, tôi không dám trả lời.” Ông Tuấn Anh cho biết tại sao không dám trả lời vì: “Thời gian không còn nữa thì làm sao.”

Tuy gọi là những phát biểu hài hước, nhưng đó là một thực tế. Lý do là sự vận hành và quyết định ở Quốc hội hay ở các Bộ đều không theo một quy trình độc lập của người đứng đầu mà theo cái gọi là Nghị quyết đảng.

Nói cách khác, mọi diễn tiến ở Quốc hội không nằm trong thẩm quyền của đại biểu mà là từ đảng. Hay nói chính xác hơn là từ một thiểu số quyền lực nằm ở Bộ chính trị. Các đại biểu chia nhau đóng những vai tuồng cần có của một vở kịch dân chủ mà thôi.

Ngày 22/5/2016 mới bầu cử quốc hội khóa XIV, thế nhưng hơn nửa năm trước từ tháng 11/2015 Trung ương đảng nhiệm kỳ XI đã chọn ai là Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội cho nhiệm kỳ 5 năm (2016 - 2021).

Sau khi quốc hội bầu cử xong và phiên họp đầu tiên dự trù vào đầu tháng 6/2016, những diễn viên bi hài Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân lần lượt xuất hiện trong các vai Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội với tràng pháo tay của đảng.

Dù vậy, nếu một số người tự ứng cử của phong trào dân chủ hiện nay – tuy chỉ là thiểu số – nhưng lọt vào nghị trường, sẽ biến không khí phường chèo của Quốc hội thành một diễn đàn sôi động.

Đây mới là điều lo sợ của đảng CSVN. Nhưng bạo lực nào, quyền hạn nào có thể ngăn chặn được làn sóng dữ đang trổi dậy từ đáy lòng bất mãn của toàn dân? Chỉ có những kẻ tâm thần mới đắm mình trong ảo tưởng nắm chặt quyền lực trong tay vĩnh viễn!

Trung Điền