Đỗ Đăng Liêu
Vào ngày 15/12 vừa qua, tại buổi "Hội thảo nhân sự 2016 - Vũ khí tối ưu trong cuộc chiến thu hút nhân tài và Giữ chân nhân tài" do tạp chí Doanh nhân phối hợp với Công ty Le Media tổ chức, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, cho biết là Việt Nam đang thiếu lao động tay nghề cao, và nguồn cung cấp nhân lực trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của ngành, và dự kiến trong 3 năm tới sẽ cần thêm ít nhất 30.000 lao động.
Trước đó vào ngày 12/12, tại "Diễn đàn doanh nhân trẻ ASEAN+3", ông Nguyễn Sơn, Phó văn phòng Ban chỉ Đạo Liên ngành hội nhập kinh tế Quốc tế thuộc Bộ công thương, cho biết hiện có khoảng từ 70.000 đến 80.000 lao động Việt Nam làm việc tại Thái lan, và trong đó có tới 50.000 lao động bất hợp pháp.
Trước đây, vào tháng 10/2014, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế và xã hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà đã nói rằng khoảng 25% tới 30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có chất lượng lao động thấp.
Một sự so sánh đã từng được đưa ra giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Với dân số 320 triệu, Hoa Kỳ chỉ có 2,1 triệu công chức (tức 10 ngàn dân thì có 65 công chức), trong khi Việt Nam có dân số 94 triệu (chỉ hơn 1 phần tư dân số Hoa Kỳ một chút) lại có tới 2,8 triệu công chức (tức 10 ngàn dân thì có 298 công chức), tức là tỷ lệ công chức ở Việt Nam bây giờ cao hơn ở HK gấp 4,6 lần. Như vậy, để làm cùng một công việc của một công chức Hoa Kỳ thì Việt Nam phải cần tới 4,6 công chức.
Nói cách khác, công chức Việt Nan có khả năng như công chức Hoa Kỳ thì hiện Việt Nam chỉ cần 500 ngàn công chức là làm xong việc, tức là có khoảng 2,3 triệu công chức đang … dư thừa.
Những dữ kiện do các doanh nhân Đỗ Xuân Quang, Nguyễn Sơn và Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà cung cấp ở trên làm nổi bật một nghịch lý đang diễn ra ở Việt Nam.
Đó là trong khi Việt Nam thiếu lao động có kỹ năng, có trình độ, thì lại quá dư thừa công chức ngồi không ăn lương. Một đằng thì có việc nhưng không có người làm, đằng khác không có việc thì người bu vào ăn lương và… ngồi chơi xơi nước.
Chả trách, mới đây, ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền đã lớn tiếng tuyên bố: “Cho tôi toàn quyền, tôi sa thải 40% nhân viên”. Kể ra vẫn là còn nhẹ tay và chưa đủ mạnh, so với thực tế.
Vào ngày 15/12 vừa qua, tại buổi "Hội thảo nhân sự 2016 - Vũ khí tối ưu trong cuộc chiến thu hút nhân tài và Giữ chân nhân tài" do tạp chí Doanh nhân phối hợp với Công ty Le Media tổ chức, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, cho biết là Việt Nam đang thiếu lao động tay nghề cao, và nguồn cung cấp nhân lực trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của ngành, và dự kiến trong 3 năm tới sẽ cần thêm ít nhất 30.000 lao động.
Trước đó vào ngày 12/12, tại "Diễn đàn doanh nhân trẻ ASEAN+3", ông Nguyễn Sơn, Phó văn phòng Ban chỉ Đạo Liên ngành hội nhập kinh tế Quốc tế thuộc Bộ công thương, cho biết hiện có khoảng từ 70.000 đến 80.000 lao động Việt Nam làm việc tại Thái lan, và trong đó có tới 50.000 lao động bất hợp pháp.
Trước đây, vào tháng 10/2014, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế và xã hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà đã nói rằng khoảng 25% tới 30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có chất lượng lao động thấp.
Một sự so sánh đã từng được đưa ra giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Với dân số 320 triệu, Hoa Kỳ chỉ có 2,1 triệu công chức (tức 10 ngàn dân thì có 65 công chức), trong khi Việt Nam có dân số 94 triệu (chỉ hơn 1 phần tư dân số Hoa Kỳ một chút) lại có tới 2,8 triệu công chức (tức 10 ngàn dân thì có 298 công chức), tức là tỷ lệ công chức ở Việt Nam bây giờ cao hơn ở HK gấp 4,6 lần. Như vậy, để làm cùng một công việc của một công chức Hoa Kỳ thì Việt Nam phải cần tới 4,6 công chức.
Nói cách khác, công chức Việt Nan có khả năng như công chức Hoa Kỳ thì hiện Việt Nam chỉ cần 500 ngàn công chức là làm xong việc, tức là có khoảng 2,3 triệu công chức đang … dư thừa.
Những dữ kiện do các doanh nhân Đỗ Xuân Quang, Nguyễn Sơn và Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà cung cấp ở trên làm nổi bật một nghịch lý đang diễn ra ở Việt Nam.
Đó là trong khi Việt Nam thiếu lao động có kỹ năng, có trình độ, thì lại quá dư thừa công chức ngồi không ăn lương. Một đằng thì có việc nhưng không có người làm, đằng khác không có việc thì người bu vào ăn lương và… ngồi chơi xơi nước.
Năng suất lao động Việt Nam rất thấp so với các nước trong vùng. |
Tiến sĩ Hồ Đình Bảo, thuộc Nhóm nghiên cứu Đại học kinh tế Quốc dân cho biết là theo báo cáo của các chuyên gia thì năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực Á Châu, thấp hơn 18 lần so với Singapore, 11 lần so với Nam Hàn, 5 lần so với Mã Lai, 2 lần so với Thái Lan, và chỉ ngang hàng với Lào.
Tình trạng tệ hại như trên của lao động Việt Nam nguyên do từ đâu?
Chủ nghĩa xã hội đề cao "giai cấp công nhân" là lực tiên phong trong xã hội. Nhưng trong thực tế lao động tại Việt Nam hiện nay bị coi thường nhất trong xã hội, bị bóc lột mọi mặt và chỉ đi làm công cho các chủ nhân đầu tư hay chạy chọt tiền để đi làm lao công ở nước ngoài, ra đi không muốn về nước vì lương cao hơn ở Việt Nam dù chỉ làm lao công tay chân.
Nền kinh tế của một nước muốn phát triển không chỉ dựa trên đầu tư, thương mại mà phải dựa trên tầng lớp công nhân có tay nghề cao để tham gia vào đội ngũ sản xuất hàng hóa. Muốn hàng hóa sản xuất tốt và hiệu quả, tay nghề phải đươc huấn luyện. Thế nhưng, ở Việt Nam ngày nay ít ai muốn học ra làm thợ mà chỉ muốn làm thầy (kỹ sư, cử nhân, …) nhưng ra trường lại không có công ăn việc làm; phần vì việc làm không có, phần vì không có thực tài. Câu nói "Kỹ sư Việt Nam không làm nổi con ốc" đã nói lên hiện tình công nhân Việt Nam không có tay nghề, thầy không ra thầy mà thợ cũng không ra thợ.
Công đoàn độc lập là một tiêu chí quan trọng khi tham gia TPP, nhưng người lao động không đòi hỏi việc thành lập nghiệp đoàn chỉ để bảo vệ quyền lợi, mà quan trọng hơn là có điều kiện tổ chức và liên kết với các nghiệp đoàn quốc tế để có thể giúp thăng tiến khả năng chuyên môn. Nhà cầm quyền CSVN, khi cản trở sự hình thành công đoàn độc lập, và không để cho người lao động có điều kiện liên kết với những lao động quốc tế, kể cả khối kiều bào hải ngoại, đã cản trở sự phát triển khả năng để thăng tiến trong đời sống của người lao động.
Và nguyên nhân sau cùng mang tính chất cốt lõi là Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, không phải là quốc gia công nghiệp sản xuất. Vì thế khi thành lập các doanh nghiệp nhà nước, CSVN đã tổ chức và quản lý công nhân như bộ máy hành chánh, sắp người vào đầy các vị trí nhưng hoàn toàn không biết cách vận hành, quản lý. Tất cả đều theo mệnh lệnh của đảng chứ không phải theo nền kinh tế thị trường. Từ đó dẫn đến tình trạng "dư thầy dở, thiếu thợ giỏi" hiện nay.
Với một lực lượng lao động khả năng thấp như vậy, Việt Nam sẽ rút tiả được những lợi ích gì hay phải chịu những hậu quả gì khi Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC) bước vào hoạt động sau ngày 31/12/2015, tức chỉ còn 1 tuần lễ nữa thôi.
Với tình trạng được phép chuyển dịch tự do, các lao động có tay nghề cao từ các nước khác sẽ đổ về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tại đây, chiếm đoạt công việc của lao động địa phương dễ dàng thất nghiệp mất công ăn việc làm.
Sinh viên ra trường khó kiếm được việc làm. |
Ngược lại, những lao động Việt Nam có tay nghề khá sẽ rất dễ bị hút ra nước ngoài vì điều kiện làm việc và lương bổng thuận lợi hơn dẫn đến tình trạng "xuất huyết lao động" và "xuất huyết chất xám" mà có người đã nhận định là một nguy cơ có tầm vóc quốc gia chứ không chỉ là câu chuyện riêng của các doanh nghiệp.
Muốn giải quyết tình trạng “thừa thầy - thiếu thợ” cũng như tạo sinh khí mới cho nhu cầu phát triển Việt Nam sau khi gia nhập vào Hiệp định TPP và Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam phải tiến hành bốn nỗ lực chính yếu sau đây:
Thứ nhất, cấp tốc cải cách hệ thống giáo dục, dựa trên nền tảng thực dụng nhằm đào tạo những con người đáp ứng cho nhu cầu phát triển xã hội chứ không nhằm củng cố chủ nghĩa xã hội. Chính quyền chấm dứt việc quản lý và chỉ đạo nội dung giáo dục, để cho tư nhân và các đoàn thể xã hội dân sự tham gia vào những chương trình giảng huấn và đào tạo công nhân lẫn những chuyên gia cho xã hội.
Thứ hai, chấm dứt việc đảng cộng sản hóa trong những tổ chức quần chúng, đặc biệt là trong Tổng Liên Đoàn Lao Động, Hội Nông Dân, Liên Hiệp Khoa Học, Kỹ Thuật. Đây là những đoàn thể xã hội phải hoạt động độc lập với chính quyền như quy chế Công đoàn độc lập mà Hiệp định TPP đòi hỏi để tập thể công nhân, lao động, chuyên gia tự quyết định lấy hướng đi và khả năng phục vụ của từng ngành nghề theo nhu cầu của xã hội.
Thứ ba, bãi bỏ việc coi trọng vai trò chủ đạo nền kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước để tạo điều kiện và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và kể cả những doanh nghiệp nước ngoài. Có như vậy các doanh nghiệp mới hết lòng và tuân thủ luật pháp để dồn nỗ lực đào tạo công nhân tay nghề, nghiên cứu kỹ thuật hầu cạnh tranh sản xuất lành mạnh.
Thứ tư, chấm dứt tình trạng “xuất cảng lao động” nhằm tìm kiếm lợi nhuận của bộ máy Đảng và nhà nước hiện nay qua các dịch vụ môi giới lao động nước ngoài. Hiện có hơn 300 ngàn lao động Việt Nam đưa sang làm việc tại nhiều quốc gia, trong đó Nam Hàn, Mã Lai, Nhật Bản và Đài Loan là đông nhất. Những người lao động này không những không học được kỹ thuật gì vì đa số là lao động tay chân, mà còn phải làm cật lực để trả nợ “môi giới” khi đi làm lao công ở xứ người.
Nói tóm lại, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” xảy ra không chỉ do chính sách giáo dục đào tạo sai lầm mà còn do viễn kiến của giới lãnh đạo quá thấp, không thoát ra khỏi khuôn thước giáo điều xã hội chủ nghĩa.
Đỗ Đăng Liêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét