Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Nhìn lại tình hình Việt Nam trong năm 2015

Phạm Nhật  Bình


Việt Nam trong năm 2015 đã trải qua nhiều nghịch lý. Trên bề nổi, Việt Nam mang dáng vẻ của một quốc gia phát triển nhiều hứa hẹn. Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, hoàn tất việc ký Hiệp ước mậu dịch với Liên Âu, tham gia vào Cộng đồng kinh tế Âu Châu và nhất là ông Nguyễn Phú Trọng đã viếng thăm Hoa Kỳ và Nhật Bản, cho thấy Việt Nam đang vươn lên ở một tầm vóc lớn trong Cộng đồng quốc tế.

Nhưng khi nhìn lại nội tình ở Việt Nam, xã hội đang đối diện với rất nhiều vấn nạn do chính bộ máy độc tài thoái hóa gây ra từ môi trường ô nhiễm, giáo dục xuống cấp, thất nghiệp gia tăng cho đến thượng tầng đấu đá quyền lực, tham ô nhũng lạm lan tràn. Nhắc đến cuộc sống, không một ai cảm thấy an lòng trước tình trạng độc hại của thức ăn, nước uống do những con buôn thao túng làm giàu.
Nhưng đáng nói nhất là những vấn đề tuy đã phát sinh từ nhiều năm qua, nhưng nay đã trở thành nguy cơ khó cứu chữa sau đây:

1- Điểm nổi bật đầu tiên phải nói đến là sự phá sản, nợ nần của nền kinh tế không chân đứng.

Định hướng xã hội chủ nghĩa bao giờ cũng được Việt Nam đề cao trong giai đoạn gọi là đổi mới hiện nay để thúc đẩy nền kinh tế tiến vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một năm trôi qua, ước mơ ấy cũng chìm trong thất vọng khi gánh nặng nợ nần tăng nhanh, trong lúc ngân sách thường xuyên thu không đủ bù chi. Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế một thời là niềm tự hào của Hà Nội nay chỉ sống vất vưởng cầm hơi.

Trong sự chì chiết của công luận, các dự án ngàn tỷ, hệ thống tượng đài lãnh tụ vẫn hân hoan chờ duyệt xét. Nếu năm 2014, nợ công bình quân theo đầu người dưới 1000 USD thì năm 2015 con số đã vượt lên 1.016 USD.

Đồng hồ nợ công trên trang The Economist cho thấy nợ công của Việt Nam đang ở mức 94,4 tỷ USD.
Theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, nợ công của Việt Nam đang ở mức 94,4 tỷ USD, một con số nếu không muốn nói là cao ngất ngưởng thì cũng không thể có điểm nào lạc quan.
Trong khi các viên chức bộ Tài chánh và bộ Kế hoạch Đầu tư tranh cãi nợ công vượt mức trần 65% quốc hội cho phép hay chưa, thực tế cho thấy trong suốt nhiều năm liền Việt Nam không trả được nợ đáo hạn. Biện pháp giải quyết bao giờ cũng là vay nợ sau trả nợ trước.

Nhưng chính phủ cũng chưa thể xoa tay hài lòng vì vấn nạn thâm hụt ngân sách càng ngày càng trở thành cái ung nhọt trong cơ thể có quá nhiều căn bệnh trầm kha. Nhất là khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư than thở trước quốc hội quả bom nổ chậm: cuối năm ngân sách chỉ còn 45.000 tỷ đồng, không biết phải chi tiêu ra sao. Thực tế đang diễn ra trong những tháng cuối năm, nhiều huyện, xã cạn kiệt ngân sách chi tiêu, ngay cả tiền trả lương nhân viên cũng không có.

Đó là kết quả của một năm vung tay quá trán và cách làm ăn bất chấp hiệu quả kinh tế. Nền ngoại thương đưa ra con số ngày càng cao của bóng ma nhập siêu với người bạn láng giềng. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập cảng từ Trung Cộng lên tới 32,55 tỷ USD, xuất cảng của hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Cộng chỉ đạt 11,04 tỷ USD. Con số chênh lệch 21 tỷ rưỡi đô-la có lẽ cũng chưa đủ bù đắp cho tình đồng chí hữu hảo đôi bên.

Sự tiếp tục phá sản và công nợ ngập đầu trong năm 2015 cho thấy những kẻ nắm vận mệnh đất nước trong tay biết ăn mà không biết làm, thậm chí càng ngày càng ăn bạo vào tài nguyên đất nước và sự đóng góp của toàn dân. Tệ nhất là xuất hiện suy nghĩ hôm nay trả nợ không hết thì con cháu đời sau sẽ trả tiếp.

2- Sự thoái hóa của nền giáo dục và việc bỏ môn sử cũng khiến dư luận không thể không lo âu.

Những ngày cuối năm cũng là thời điểm cần nhìn lại nền móng đào tạo tương lai cho đất nước để biết được chiều hướng phát triển của nền giáo dục. Có quá nhiều sự kiện khiến dư luận thất vọng từ đầu năm đến cuối năm. Một nhà giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội khẳng định: “Nền giáo dục của ta đã đi ngược so với thế giới một thời gian dài”.

Sự đi ngược với thế giới được mô tả như sự thoái hóa tư tưởng mà các nhà giáo dục có trách nhiệm trong việc đào tạo con người. Một trong các lý do chính là cho mãi đến nay Việt Nam vẫn cố ôm cứng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin để nhồi nhét vào các giáo trình từ tiểu học, trung học đến đại học và là một môn thi tốt nghiệp.

Cán bộ giáo dục của đảng cố tình làm ngơ một sự thật là trên thế giới, chủ nghĩa ấy đã bị vượt qua và bị nhân loại từ bỏ. Giáo dục thay vì phải cởi trói tư duy con người để cho dân tộc Việt Nam được mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, lại cố tình dùng chính sách độc quyền giáo dục để nhào nắn tư tưởng con người theo một hướng nhất định.

Xử dụng một thứ tư tưởng đã phá sản nên mục tiêu đào tạo “con người mới xã hội chủ nghĩa” đưa đến kết quả trồng người lộn ngược đầu là lẽ đương nhiên. Với biết bao hệ lụy từ một nền giáo dục chắp vá, chắc chắn còn lâu Việt Nam mới có thể huênh hoang bắt kịp văn minh thế giới hay “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” vào năm 2020 như nghị quyết đại hội đảng đề ra.

Một nguyên nhân khác khiến hệ thống giáo dục Việt Nam thụt lùi là đảng CSVN bằng mọi giá cố giữ chặt quyền lưc độc đảng. Nhất quyết không chấp nhận đa đảng, tức là đi ngược trào lưu dân chủ hóa của nhân loại. Khi nói đến giáo dục, bao giờ cũng tự hào giáo dục xã hội chủ nghĩa là ưu việt.

Mặt khác, bất chấp sự xâm lăng của Trung Cộng càng ngày càng công khai trên Biển Đông, đảng cố dựa vào Trung Cộng, coi Trung Cộng là đồng minh đáng tin cậy để tồn tại.
Việc “tích hợp” môn Lịch sử nếu được thực hiện sẽ bị bỏ qua trên thực tế.

Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn đề ra vấn đề “tích hợp” môn Lịch sử mà nếu được thực hiện, môn học này sẽ bị bỏ qua trên thực tế. Các thế hệ trẻ Việt Nam không còn biết cội nguồn dân tộc sẽ giúp cho Bắc Kinh dễ dàng đồng hóa dân ta trong tương lai.

Đó là những nghịch lý mà đảng CSVN đang làm và chính những điều đó đã buộc nền giáo dục Việt Nam phải đi ngược lại với sự tiến hóa chung của thế giới.

3- Năm 2015 cũng là năm mà tình trạng tham nhũng không những không bị đẩy lùi mà còn diễn ra phức tạp hơn, dù có những màn trình diễn nghèo nàn từ ban Nội chính Trung ương. Đến nỗi chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải thốt lên một cách đầy bất lực “buồn, xấu hổ và nhục lắm” khi bị cử tri Sài Gòn chất vấn chuyện này.

Mới đây trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tổ chức ở Hà Nội ngày 24/12, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khi trả lời báo chí đã thừa nhận “cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng”! Lời thú nhận ấy không khác một gáo nước lạnh hất vào mặt Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương và các ban bệ của nó.

Những cuộc đấu đá trong nội bộ đảng CSVN ngày càng công khai ngay trước thềm đại hội đảng đầu năm 2016.

Bên cạnh tình trạng tham nhũng được mô tả “hết thuốc chửa”, những cuộc đấu đá trong nội bộ đảng càng ngày càng công khai ngay trước thềm đại hội đảng đầu năm 2016. Tình đồng chí mà những người cộng sản hằng đề cao được đặt dưới sự tranh giành địa vị cao thấp trong đảng. Từ đó các phe nhóm chia chác quyền lực để nắm giữ các khu vực quyền lợi làm giàu cho bản thân và gia đình.
Không phải ngẫu nhiên mà tài liệu nội bộ như bức thư 9 trang đánh máy nói là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được tung ra rộng rãi những ngày cuối năm. Nó làm người ta nhớ tới những bài viết đấu tố tung ra trước đây trên trang Chân Dung Quyền Lực.

Sau hội nghị trung ương 13, 4 chiếc ghế của tứ trụ triều đình chưa phân chia ngã ngũ cho thấy sự tranh chấp vô cùng gay go giữa các thế lực chính trị trong nội bộ đảng CSVN, một đảng thoái hóa trước sau chỉ biết đặt quyền lợi mình lên trên hết.

4- Cuộc sống của người dân bình thường trong năm qua vẫn quá nhiều khó khăn. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng bị khoét sâu. Người dân phải đánh vật với các sắc thuế mới và biết bao phí và lệ phí trong đời sống hàng ngày.

Dù chính phủ có khoe khoang mức tăng trưởng trong năm lên tới gần 7% - cao nhất trong 5 năm qua, hay mức lạm phát chưa đến 1% nhưng mức tin tưởng vào tài lãnh đạo kinh tế của nhà nước cũng thấp ở mức 0%. Trong tỷ lệ tăng trưởng này ít ai để ý đến con số 12 tỷ kiều hối của năm 2015, con số ngẫu nhiên tương đương với mức tăng trưởng.

Những biến cố kinh tế – tài chánh như nợ xấu, ngân hàng sập tiệm, hơn 81 ngàn xí nghiệp phá sản chưa tính hàng chục ngàn xí nghiệp “chết nhưng chưa chôn”, sản xuất đình đốn, phá giá đồng bạc nhiều lần cùng lúc giáng những đòn mạnh vào đời sống xã hội khiến dân nghèo đã điêu đứng lại càng điêu đứng hơn.
Sắc thuế và đủ loại lệ phí khiến dân nghèo đã điêu đứng lại càng điêu đứng hơn.
Với con số 2,109 đô-la được nói là thu nhập bình quân đầu người năm 2015 mới được Tổng cục thống kê công bố, không ai nghĩ là thực sự đời sống người dân Việt đang khá lên.

Chỉ cần nhìn vào hai hiện tượng hàng năm số lượng cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp không tìm được việc làm và con số hàng trăm ngàn người Việt Nam đua chen nhau đi “lao động hợp tác” nước ngoài đủ thấy nền kinh tế đất nước đang u ám hay sáng sủa.

***

Tóm lại, cho dù có định hướng xã hội chủ nghĩa, trong năm 2016 người dân Việt chắc vẫn còn nô nức xếp hàng kiếm một suất lao động phổ thông ở các nước tư bản lân cận kiếm miếng ăn cho gia đình, đồng thời cũng đóng góp tích cực vào núi tài sản của vô số quan lại của triều đình Hà Nội.

Điều đáng tin nhất khi bước qua năm 2016 là, chủ nghĩa xã hội, mục tiêu cuối cùng của đảng CSVN, đến cuối thế kỷ 21 chưa biết có hay chưa, đúng như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng thú nhận.

Phạm Nhật Bình

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Nhìn lại tình hình thế giới năm 2015

Đỗ Đăng Liêu


Thế giới nói chung trong năm 2015 mang ba hình ảnh: bất ổn, bạo động và ngay cả nguy cơ chiến tranh.

Những hình ảnh nói trên được thấy rõ qua một số biến cố đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, những biến động trên Biển Đông và nguy cơ xung đột quân sự giữa Trung Quốc và một số quốc gia trong vùng gây ra bởi việc Trung Quốc đẩy mạnh việc xây đắp các đảo nhân tạo trong những vùng có tranh chấp với âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Ngày 29/10/2015, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) tại Hà Lan tuyên bố họ có thẩm quyền và sẽ mở phiên xử việc tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông theo đơn kiện của Manila từ đầu năm 2013 vì cả hai nước đều ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tòa trọng tài cũng đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc nói rằng tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của họ và tòa án nên tổ chức thêm các phiên điều trần để xem xét giá trị đơn kiện mà Philippines trình lên tòa. Trung Quốc đã bác bỏ thẩm quyền tài phán của Toà Án này và từ chối không tham gia vụ kiện.

Chiến hạm USS Lassen tuần tra khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.
Trước đó, vào ngày 27/10/2015, Hoa Kỳ đã đưa tàu khu trục tên lửa USS Lassen từ căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, vào trong khu vực biển 12 hải lý của bãi Vành Khăn và Subi thuộc Quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và xây đảo nhân tạo trái phép.

Việc điều động tàu USS Lassen, Toà Bạch Ốc tuyên bố là Mỹ có quyền hoạt động ở bất cứ nơi nào là vùng biển quốc tế, và Biển Đông không phải là ngoại lệ, bất chấp lời cảnh báo của Trung Quốc là tàu Lassen đã "trái phép đi vào vùng biển của Trung Quốc" và "những hậu quả có của việc làm đó!".

Việc Hoa Kỳ điều động chiến hạm USS Lassen tuần tra Biển Đông là thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ đối với Trung Quốc.

Thứ hai, chiến thắng áp đảo của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo trong cuộc tổng tuyển cử tại Miến Điện vào ngày 8/11/2015 vừa qua đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng với ảnh hưởng to lớn trên các quốc gia trong vùng và trên các phong trào đấu tranh dân chủ, đặc biệt là tại Việt Nam, và làm bật dậy khát khao và niềm hy vọng thay đổi chấm dứt độc tài chuyên chế.

Chiến thắng của bà Suu Kyi và NLD đã làm nổi bật tầm quan trọng của yếu tố đấu tranh bất bạo động trường kỳ bền bỉ của phong trào dân chủ song song với sự ý thức, quyết tâm, can đảm và hy sinh của người dân.

Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử tại Miến Điện vào ngày 8/11/2015

Dĩ nhiên, Việt Nam không có được 2 sự may mắn trùng hợp tại Miến Điện là một tổ chức chính trị vững vàng với những người lãnh đạo kiên cường, và sự thức tỉnh của nhóm lãnh đạo độc tài qua Tổng Thống Thein Sein, đã giúp cho sự chuyển đổi dân chủ sớm xảy ra.

Bên cạnh chiến thắng của đảng NDL tại Miến Điện, phe đối lập tại Venezuela cũng đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào ngày 6/12 với kết quả 112 ghế/167 ghế dân biểu, chấm dứt thời kỳ độc chiếm ảnh hưởng của phe khuynh tả thân cộng tại Venezuela nói riêng và tại Nam Mỹ nói chung.

Thứ ba, sau 13 năm kể từ ngày thành lập, và qua nhiều tranh luận, đàm phán, thương thuyết căng thẳng cuối cùng thì 12 quốc gia thành viên (Singapore, Tân Tây Lan, Chile, Brunei, Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Mã Lai, Mexico, Canada, Nhật) đã thông qua nội dung căn bản của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership - TPP) vào ngày 5/10/2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ.

Sau khi công bố toàn văn Hiệp định, các nước thành viên TPP sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp Định trong vòng 60 ngày, hiện được dự trù là ngày 4/2/2016. Sau khoảng thời gian này, các nước sẽ tiến hành ký kết chính thức.

Bản chất của TPP là "thương mại tự do" với mục tiêu cuối cùng là "xoá bỏ hoàn toàn các rào cản cho hàng hoá, dịch vụ xuất nhập cảng". Đối với mọi quốc gia, TPP vừa là một cơ hội vừa là thách thức vì lợi hay hại tùy thuộc rất nhiều vào khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, việc gia nhập TPP lợi và hại như thế nào đối với Việt Nam là câu hỏi lớn chưa có câu trả lời và còn tùy thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế và ngay cả chính trị ở Việt Nam.

Đại diện 12 quốc gia đã ký kết văn kiện chung thông qua hiệp định TPP tại Atlanta hôm 5/10/2015.

Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm 5 năm hội nhập WTO, mà kết quả không được như mong đợi, mức xuất khẩu không tăng nhiều, lãnh vực dịch vụ có khởi sắc nhưng chưa đạt mà đặc biệt 2 ngành quan trọng là chuyên môn khoa học công nghệ và hành chánh có mức tăng trưởng thấp nhất, …việc Việt Nam tham gia TPP mà ý nghiã không chỉ là cắt giảm thuế và tự do thương mại, mà còn là phải mở cửa cả về thể chế, tiêu chuẩn, môi trường lao động,… nên TPP có khả năng trở thành con dao hai lưỡi đối với Việt Nam.

Thứ tư, sau nhiều tháng thảo luận về việc cải sửa một số đạo luật về an ninh để tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng tự vệ Nhật Bản, Quốc hội Nhật Bản thông qua bốn đạo luật về an ninh cho phép Lực Lượng Tự Vệ Nhật Bản (Japan Self-Defense Forces - JSDF) thực thi quyền tự vệ tập thể. Đây là những tu sửa mang tính chất nền tảng để cho phép Nhật Bản sửa đổi điều 9 Hiến Pháp, bãi bỏ việc cấm Nhật Bản tham gia vào các hoạt động quân sự ở bên ngoài lãnh thổ. Theo luật mới, JSDF có quyền tiến hành các hoạt động quân sự trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công, hoặc có mối nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia Nhật.

Đạo luật về an ninh cho phép Lực Lượng Tự Vệ Nhật Bản thực thi quyền tự vệ tập thể.

Dư luận Nhật Bản chia làm hai khuynh hướng chống và ủng hộ việc Quốc hội thông qua các đạo luật an ninh; nhưng phe ủng hộ chiếm ưu thế vì đa số đều thấy là nếu quân đội Nhật không được xác định rõ vị trí chiến đấu thì không có khả năng đáp ứng các cuộc gây hấn tương lai. Trong khi đó, Trung Quốc lên tiếng phản đối các đạo luật này, cho rằng nó sẽ mở đường cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt. Trái lại, Mỹ hoan nghênh những thay đổi tích cực ở Tokyo, cho rằng luật này sẽ là cột mốc quan trọng giúp liên minh Mỹ - Nhật trở nên vững chắc hơn. Các học giả trên thế giới đều cho rằng luật an ninh mới là bước ngoặt lớn nhất của Nhật Bản kể từ khi kết thúc Thế Chiến II, vì nó sẽ tác động rất lớn đến tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới trong những năm tiếp theo.

Thứ năm, làn sóng khủng bố của nhóm nhà nước Hồi giáo IS đã không chỉ gieo tang tóc cho khu vực Trung Đông mà bắt đầu lan rộng tại Âu Châu và Hoa Kỳ. Thủ đô Paris đã hứng chịu hai cuộc thảm sát của quân khủng bố IS. Lần thứ nhất là vụ tấn công vào trụ sở toà soạn tuần báo Charlie Hebdo tại Paris vào ngày 7/1 giết chết 12 người làm cho 11 người bị thương. Lần thứ hai là vụ tấn công vào 6 địa điểm ở quận 10 và 11 của Paris vào đêm 13/11 khiến cho 132 người thiệt mạng, hơn 400 người bị thương. Ngay sau khi xảy ra vụ khủng bố lần thứ 2, Tổng Thống Francois Hollande đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước, áp dụng hàng loạt biện pháp tăng cường an ninh tại thủ đô và ra lệnh kiểm soát ra vào biên giới một cách chặt chẽ. Ngoài ra, Pháp đã đưa 10 chiến đấu cơ tham gia vào các cuộc không kích IS, nhằm vào thị trấn Raqqa, thành trì của IS tại Syria.

Vụ tấn công vào 6 địa điểm ở quận 10 và 11 của Paris vào đêm 13/11 khiến cho 132 người thiệt mạng và hơn 400 người bị thương

Ba tuần lễ sau vụ khủng bố ở Paris, một vụ xả súng khác đã xảy ra thành phố San Bernadino, tiểu bang California ở Hoa Kỳ vào ngày 3/12, giết chết 14 người và gây thương tích cho 21 người trong một buổi liên hoan của chính quyền thành phố San Bernadino. Vụ khủng bố này do hai vợ chồng của người Hồi Giáo nhập cư vào Hoa Kỳ gây ra. Những vụ khủng bố nói trên đã kéo các quốc gia Tây Phương lại với nhau trên một mặt trận chống khủng bố trước giờ tương đối không thống nhất, cũng như tạo ra nhiều tranh luận liên quan đến Đạo Hồi, thậm chí ảnh hưởng đến cả chính sách tiếp nhận di dân trong thời gian gần đây. Ngày 14/12 vừa qua, một liên minh chống khủng bố Hồi Giáo IS ra đời với sự tham gia của 34 quốc gia do Arab Saudi giữ vai trò điều hợp.

Ngoài những biến cố mang tầm vóc lớn có ảnh hưởng lâu dài trong đời sống nhân loại nói trên, thế giới trong năm 2015 cũng có những sự kiện đáng chú ý:

- Ngân Hàng Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ, còn gọi là đồng Nguyên, vào đầu Tháng 8/2015 đã làm rúng động thị trường tài chánh thế giới. Khởi đầu vào ngày 10/8, Trung Quốc đã phá giá đồng Nguyên tổng cộng là 3 lần, đưa đến kết quả là đồng Nguyên đã giảm giá trị 4,4% so với đồng đô la Mỹ. Mục tiêu của Trung Quốc trong việc phá giá đồng Nguyên là để giúp gia tăng khả năng xuất khẩu của Trung Quốc ở trong tình trạng xuống dốc trong những năm vừa qua với hy vọng đưa nền kinh tế nước này ra khỏi vòng suy thoái.

- Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FDS) đã nâng lãi suất cơ bản của đồng Mỹ kim thêm 0,25%, sau 7 năm duy trì ở mức gần 0% vào ngày 17/12 sau nhiều tháng trì hoãn. Lãi suất mới sẽ nằm trong khoảng 0,25% đến 0,5%, thay vì 0% đến 0,25% như trước đây. Các nhà hoạch định chính sách dự báo mức lãi phù hợp cho cuối năm 2016 là 1,375%. Lãi suất dự báo cho các năm tới cũng giảm nhẹ so với nhận định hồi tháng 9. Theo đó, đến năm 2017, con số này có thể là 2,4%, và năm 2018 sẽ là 3,3%.

- Nga bắt đầu tham gia không kích lực lượng IS tại Syria từ ngày 30/9 theo yêu cầu của Tổng Thống Syria Bashar al-Assad, một đồng minh thân cận của Nga ở Trung Đông. Mục đích Nga đặt ra là triệt tiêu khả năng hoạt động của IS kể cả các nhóm nổi dậy nhằm làm giảm sức ép lên Tổng Thống Bashar al-Assad, ngược với chủ trương của Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu là vừa tiêu diệt IS, vừa yểm trợ lực lượng nổi dậy chống Tổng Thống Assad. Những mâu thuẫn này đã gây ra vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một phi cơ Su-24 của Nga vào ngày 24/11. Sự việc bất ngờ này đã khiến cho Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo lẫn nhau, tạo ra tình trạng căng thẳng giữa hai nước. Nga còn tổ chức họp báo tố cáo chính quyền Thổ đã cấu kết với nhóm IS để mua dầu thô rẻ. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng máy bay Nga xâm phạm không phận bị cảnh cáo nhiều lần nhưng vẫn làm ngơ.

Bàn tròn Dân Chủ Thống Nhất chiếm 112 trên 167 ghế dân biểu trong cuộc bầu cử quốc hội tại Venezuela ngày 6/12 vừa qua.

- Phe đối lập tại Venezuela được biết dưới tên MUD, viết tắt của tiếng Tây Ban Nha là Mesa de la Unidad Democrática, tức là Bàn tròn Dân Chủ Thống Nhất (Democratic Unity Roundtable) gồm 50 đảng phái, tổ chức xã hội dân sự đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 6/12 với kết quả áp đảo chiếm 112 trên 167 ghế dân biểu. Chiến thắng này một phần nhờ vào đoàn kết của các lực lượng đối kháng nhưng quan trọng nhất là người dân Venezuela đã quá chán ngán sự điều hành đất nước của đảng cầm quyền là Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Venezuela (United Socicalist Party of Venezuela, PSUV) do Tướng Hugo Chávez lập ra vào năm 1998, đang kiểm soát quyền lực độc tôn trên xứ Venezuela từ 1999 đến nay.

*

Cuối năm 2014, các chuyên gia và tổ chức quốc tế đã dự báo năm 2015 sẽ là một năm bất ổn. Điểm lại những biến cố nói trên quả thật năm 2015 đã có quá nhiều biến động, ẩn chứa những nguy cơ an ninh nghiêm trọng đã xảy ra.

Những biến cố bất ổn này không kết thúc mà sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2016 như tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo IS sẽ siết chặt việc kiểm soát nhà nước, sẽ tập trung tiêu diệt các tổ chức đối thủ tại địa phương để siết chặt kiểm soát các vùng họ đã chiếm được ở Iraq và Syria; nguy cơ xung đột vũ trang trên biển Châu Á giữa Trung Quốc và một vài quốc gia Đông Nam Á; Bắc Hàn sẽ tiếp tục phát triển và thử vũ khí hạt nhân; chiến tranh mạng sẽ lan rộng, bất ổn ở Tân Cương sẽ leo thang, dịch Ebola sẽ kéo dài vân, vân.

Đặc biệt là thiên tai có thể xảy ra nhiều hơn trong năm 2016 khi Trung Tâm Dự Báo Khí Hậu NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration - Hoa Kỳ) đưa ra dự báo gần như chắc chắn là năm 2016 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại mà nguyên nhân là hiện tượng El Nino và việc thay đổi khí hậu trái đất.

Nói tóm lại, nhân loại đã trải qua một năm không mấy an bình. Chưa biết những biến cố to lớn nào sẽ xảy ra trong năm 2016 nhưng với sức nóng của trái đất mà NOAA dự báo cho thấy là đa số những nguy kịch đều do chính con người tự tạo ra.

Đỗ Đăng Liêu
Những ngày cuối năm 2015.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Tuyên bố của Đại sứ HK Osius về những hành vi sách nhiễu đối với các nhà hoạt động nhân quyền

Đại sứ Ted Osius

THÔNG CÁO BÁO CHÍ:

Tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius
Ngày 29 tháng 12 năm 2015

Tôi quan ngại sâu sắc do những báo cáo gần đây về các vụ sách nhiễu và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài ngày 16 tháng 12, cũng như thông tin về việc ông Hoàng Đức Bình, bà Đỗ Thị Minh Hạnh và các nhà hoạt động vì quyền lao động ôn hòa khác bị cảnh sát hành hung ở Tp. HCM vào ngày 25 tháng 12.

Xu hướng đáng lo này, tại thời điểm này, đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền trong những năm gần đây. Tôi thúc giục chính phủ Việt Nam điều tra các báo cáo về các cuộc hành hung ngay lập tức và buộc bất kỳ quan chức có trách nhiệm phải giải trình.

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam đảm bảo rằng luật pháp và hành động của nước mình nhất quán với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình. Chúng tôi cũng thúc giục chính phủ thả vô điều kiện tất cả tù nhân lương tâm và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ mà không sợ bị trả thù.



MEDIA RELEASE:

Statement by U.S. Ambassador to Vietnam Ted Osius
December 29, 2015

I am deeply concerned by recent reports of harassment and detentions of peaceful human rights advocates, to include the December 16 arrest of Nguyen Van Dai, and information that Hoang Duc Binh, Do Thi Minh Hanh, and other peaceful labor rights activists reportedly were assaulted by police in Ho Chi Minh City on December 25.

This disturbing trend, at this time, threatens to overshadow Vietnam’s progress on human rights in recent years. I urge the Vietnamese government to investigate reports of these assaults immediately and to hold accountable any officials responsible.

The United States calls on Vietnam to ensure its laws and actions are consistent with its international obligations and commitments. We also urge the government to release unconditionally all prisoners of conscience and allow all individuals in Vietnam to express their political views without fear of retribution.

Nguồn: Facebook Ambassador Ted Osius

Hội Đồng Liên Tôn v/v bắt Ls. Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà



TUYÊN BỐ CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
V/V BẮT LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI VÀ CÔ LÊ THU HÀ


Ngày 16 tháng 12 năm 2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài và phụ tá là cô Lê Thu Hà đã bị bắt với tội danh tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Cách hôm bị bắt khoảng một tuần, Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị hành hung sau khi dự một cuộc hội thảo về nhân quyền tại tỉnh Nghệ An.
Luật sư Nguyễn Văn Đài (sinh 1969) là thành viên tiên khởi của Khối Tự do Dân chủ 8406 (2006), sáng lập viên Hội Anh em Dân chủ (2013), điều phối viên Hội cựu Tù nhân Lương tâm (2014), người tái phục hoạt Trung tâm Nhân quyền (2015). Ông không ngừng bày tỏ ý kiến về mọi mặt của đời sống xã hội, đất nước một cách ôn hòa bất bạo động, thường xuyên gặp gỡ các quan chức ngoại giao, nghị sĩ, dân biểu của nhiều Quốc hội các nước tự do dân chủ nhằm vận động họ thúc đẩy nhà cầm quyền VN tôn trọng nhân quyền và thực thi các cam kết quốc tế, với mong ước VN trở thành một đất nước mà Quyền Con người được tôn trọng, hạnh phúc no ấm đến với toàn dân.


Cô Lê Thu Hà (sinh 1982) là thành viên Hội Anh em Dân chủ, đảm trách chức vụ thư ký và ngoại giao cho Hội. Hồi tháng 9-2015, cô đã bị câu lưu nhiều giờ và bị tịch thu phương tiện thông tin vì tham gia vào nhóm thực hiện Lương Tâm TV, một kênh truyền thông của giới bất đồng chính kiến trong nước.

1- Hành vi đàn áp này đã làm dấy lên các phản ứng mạnh mẽ và rộng rãi sau đây:

- Ngày 17 tháng 12 năm 2015, Trưởng phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam và các tòa Đại sứ các quốc gia Liên hiệp Châu Âu tại VN đã bày tỏ quan ngại rằng vụ bắt giữ và khởi tố Luật sư Nguyễn Văn Đài “đặc biệt gây thất vọng”. Cuộc bắt này diễn ra vào đúng Ngày Đối thoại Nhân quyền Liên Âu-Việt Nam thường niên được tổ chức tại Hà Nội.

- Ngày 21 tháng 12 năm 2015, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby tuyên bố Hoa Kỳ rất quan ngại về vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài, đồng thời kêu gọi VN cho công dân mình được quyền bày tỏ các chính kiến mà không bị trừng phạt.

- Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch thì nói: “Khá rõ ràng là ông Nguyễn Văn Đài chưa làm bất cứ điều gì đáng để bị bắt. Chúng tôi nghĩ ông là một luật sư bênh vực nhân quyền theo cách hoàn toàn ôn hòa, cũng như cách ông bày tỏ chánh kiến thể hiện quyền tự do ngôn luận theo một cách tôn trọng”.

- Ngày 23 tháng 12 năm 2015, 70 tổ chức dân sự và chính trị, 900 cá nhân –qua một Tuyên bố chung và qua 900 hình bàn tay nhân quyền- đã yêu cầu thả Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà vô điều kiện.

2- Hành vi đàn áp này đã ngang nhiên vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ở những điều sau đây:

Điều 1: Tự do và Bình đẳng: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền được hưởng.


Điều 6: Nhân quyền phổ quát: Chúng ta được hưởng Quyền Con Người và được bảo vệ tư cách con người trước pháp luật khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Điều 19: Tự do Ngôn luận : Mọi người có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, bảo lưu ý kiến, tiếp nhận và truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

Điều 20: Tự do Hội họp, Lập hội: Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. Không một ai bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Điều 30: Những quyền bất khả tước đoạt: Không một quốc gia nào, nhóm người hoặc cá nhân nào được quyền diễn giải sai hoặc có những hành động phá hoại về các Quyền Con Người này.

Qua các nhận định như trên, chúng tôi, Hội đồng Liên tôn Việt Nam ra Bản Tuyên bố này yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy thực thi nhiệm vụ của mình là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc mà trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà.

Việt Nam, ngày 29 tháng 12 năm 2015

Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.

Cao Đài:
– Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240)
– Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117)
– Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719)

Công Giáo:
– Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371)
– Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)
– Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820)
– Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335)
– Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463)

Phật Giáo:
– Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)
– Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312)

Phật Giáo Hoà Hảo:
– Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160)
– Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234)
– Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039)
– Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082)
– Ông Tống Văn Chính (điện thoại: 0163.574.5430)
– Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094)

Tin Lành:
– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045)
– Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464)
– Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348)
– Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716)
– Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)
– Mục sư Lê Quang Du (điện thoại: 0121.2002.001)

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Nhìn lại tình hình năm 2015

Chân Trời Mới Media phỏng vấn ông Lý Thái Hùng


Chân Trời Mới Media (Thanh Thảo): Chỉ còn vài hôm nữa, nhân loại sẽ giã từ năm 2015 để bước vào năm mới: 2016. Để có những dự phóng chính xác cho tình hình trước mặt, chúng ta cần phải điểm lại những biến cố đáng chú ý đã xảy ra ở trong và ngoài Việt Nam, để qua đó có thể rút tỉa những bài học hầu có thể áp dụng cho năm 2016. Trong tinh thần này, chúng tôi xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay.

Thanh Thảo: Nhìn lại tình hình thế giới năm 2015, theo ông thì năm vừa qua, nhân loại đã trải qua một năm như thế nào thưa ông?

Lý Thái Hùng: Với hàng triệu diễn biến xảy ra trong năm 2015, nhưng nổi bật nhất có ba dòng chảy của một số biến cố sau đây.

Thứ nhất là vấn đề khủng bố Hồi giáo đang thật sự đe dọa đời sống của nhân loại, đặc biệt là tại Âu Châu vốn là nơi mà nhóm IS có nhiều sự hậu thuẫn cũng như xâm nhập dễ dàng. Paris, kinh đô của ánh sáng, đã chịu đến 2 lần tấn công trong năm 2015. Lần đầu tiên là vụ xả súng tại Tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo vào ngày 7/1/2015, làm 12 người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có 4 người bị thương rất nặng. Lần thứ hai là các vụ nổ súng tại 6 địa điểm thuộc quận 10 và 11 của Paris như sân vận động Stade de France, nhà hát Bataclan… khiến cho 132 người thiệt mạng, non 400 người bị thương.

Người dân để hoa tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại

Cả hai vụ khủng bố nói trên đều do nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) thừa nhận trách nhiệm. Sau vụ tấn công nói trên, chính phủ Pháp đã tích cực tham gia các cuộc không tập để trừng phạt nhóm IS tại Syria. Nhưng khủng bố không dừng tại Paris, 3 tuần lễ sau, một vụ xả súng đã xảy ra thành phố San Bernadino thuộc tiểu bang California ở Hoa Kỳ vào ngày 3/12, giết chết 14 người và gây thương tích cho 21 người trong một buổi liên hoan của chính quyền thành phố San Bernadino, do hai vợ chồng Hồi giáo gây ra. Để ngăn chận hành động bạo lực giết người vô tội vạ của nhóm IS, các quốc gia đã tìm đến nhau và chính thức thành lập liên minh chống khủng bố - ra đời vào ngày 14/12/2015 do Arab Saudi đứng ra giữ vai trò điều hợp.

Thứ hai là khủng hoảng thị trường tài chính Trung Quốc đã cho thấy là tình hình kinh tế Trung Quốc đang rơi vào thời kỳ thoái trào đe dọa sự tồn tại của chế độ độc tài Trung cộng. Tháng 6/2015, chỉ số cổ phiếu của Trung Quốc tại thị trường chứng khoán Thượng Hải lên mức đỉnh cao nhất lịch sử. Nhưng chỉ một tháng sau đó, chứng khoán nước này mất một nửa số điểm tích lũy. Đến ngày 24/8, cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Thượng Hải rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007, xóa sạch thành quả tăng điểm từ đầu năm. Kết quả này đi ngược lại với tất cả nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh khi chi tới 6.000 tỷ USD để vực dậy thị trường. Tác động của thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng khiến các quốc gia khác chịu ảnh hưởng mạnh.

Người chơi cổ phiếu ôm đầu rầu rỉ khi cổ phiếu giảm liên tục.

Đầu tháng 12/2015, Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey đã công bố bản báo cáo chỉ ra rằng, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành nước có tổng số nợ quốc gia lớn nhất. Theo đó, tổng số nợ của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đang đạt mức 282% GDP so với 269% GDP của Mỹ hay 258% GDP của Đức. Tổng số nợ của Trung Quốc ước tính đạt khoảng gần 30 ngàn tỷ USD là tổng cộng của mức nợ công chính phủ, nợ của các địa phương Trung Quốc và nợ của các doanh nghiệp nước này. Bản báo cáo này cũng chỉ ra rằng, nếu như Trung Quốc để chỉ số tăng trưởng nợ nần tiếp tục tăng trưởng như thời gian vừa qua thì tổng mức nợ quốc gia của nước này có thể đạt đến mức 400% GDP vào năm 2018 – một mức nợ khổng lồ với khả năng trả nợ kém dần vì kinh tế xuống dốc chắc chắn sẽ nhấn chìm Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng trước năm 2020.

Thứ ba là Nhật Bản đã cải sửa ba đạo luật liên quan đến an ninh, qua đó cho phép lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF) mở rộng hoạt động ra nước ngoài, tham gia những cuộc hành quân với các lực lượng đồng minh nhằm thực thi quyền phòng vệ tập thể. Theo luật mới, SDF có quyền tiến hành các hoạt động quân sự trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công, hoặc có mối nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia Nhật. Mặc dù dư luận Nhật Bản phản đối sự thay đổi nội dung các đạo luật về an ninh cũng như nhà cầm quyền Bắc Kinh cho là chính quyền của Thủ tướng Abe đang đi lại con đường quân phiệt Nhật, nhưng nói chung, thế giới đồng tình với sự thay đổi vai trò của Nhật khi mà tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông nóng lên từ sự trổi dậy của Trung Quốc.
Chiến hạm USS Lassen tiến vào Biển Đông tuần tra khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Subi mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988

Hoa Kỳ và một số quốc gia Đông Nam Á hoan nghênh những thay đổi tích cực nói trên của Nhật Bản vì cho phép liên minh Mỹ - Nhật trở nên vững chắc hơn nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. Ngày 27/10, Hoa Kỳ đã cho phép tàu khu trục USS Lassen, từ quân cảng Yokota, Nhật Bản, đi vào vùng 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép ở bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sự kiện này không chỉ nói lên thái độ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông của Hoa Kỳ mà còn đưa sự hợp tác tuần tra giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ trở thành hiện thực. Vì thế mà tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản viếng thăm cùng lúc với chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình, qua đó Tokyo chính thức thuê cảng Cam Ranh để cho tàu chiến Nhật ra vào sửa chữa cũng như cung cấp thực phẩm cho thủy thủ đoàn.


Nói tóm lại, ba diễn biến lớn nói trên đã chi phối khá nhiều sự quan tâm của thế giới không chỉ trên phương diện truyền thông, mà còn có thể dẫn đến những thay đổi nếp sống và suy nghĩ của nhân loại trong những năm tháng tới, nhất là sự tồn tại của nhóm Hồi giáo IS và tình hình Biển Đông.

Thanh Thảo: Về vấn đề Biển Đông mà ông đề cập thì tháng 6/2016 tới đây, Tòa trọng tài liên hiệp quốc sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Phi Luật Tân về đường lưỡi bò chín đoạn. Ông nghĩ sao về kết quả phiên tòa và liệu có làm dịu hay căng thẳng hơn trên Biển Đông?

Sau gần 3 năm từ lúc khởi kiện vào đầu năm 2013, vào ngày 29/10, Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết tòa án có thể xét xử vụ án tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, bác bỏ sự phản đối từ Bắc Kinh cho rằng tòa án trọng tài không có quyền xét xử. Đây là biến cố quan trọng nhất trong năm 2015 liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Tòa trọng tài cho biết có đủ thẩm quyền để xem xét 7 chủ điểm được Philippines nêu trong đơn để chống lại Trung Quốc, đặc biệt là đối với chủ trương chủ quyền “đường 9 đoạn” trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Tòa trọng tài quốc tế tại The Hague quyết định xét xử đơn kiện Trung Quốc của Philippines

Trong nội dung kiện Trung Quốc, chính quyền Philippines nhấn mạnh là nước này không yêu cầu Tòa trọng tài ra phán quyết về vấn đề chủ quyền đối với những lãnh vực hàng hải trên Biển Đông mà cả Philippines và Trung Quốc tranh chấp trong khu vực. Philippines muốn Tòa trọng tài phán quyết về chủ quyền trong Vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone-EEZ) của Philippines theo quy định của UNCLOS. Nếu yêu cầu này của Phillippines được công nhận, tức là chủ trương “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vô giá trị.

Đương nhiên, Bắc Kinh đã cực lực chống đối và cho rằng sẽ phủ nhận kết quả phán quyết của Tòa trọng tài dù dưới bất cứ kết quả nào. Tuyên bố của Bắc Kinh cho thấy là Trung Quốc đã nhìn thấy kết quả là Tòa trọng tài sẽ tuyên bố Philippines thắng kiện dựa theo quy định của UNCLOS.

Nếu Philippine thắng kiện sẽ mở ra một viễn cảnh mới trong các đàm phán về Biển Đông. Hiện nay, Bắc Kinh chỉ chủ trương đàm phán song phương mà không chấp nhận đàm phán đa phương, vì thế mà Trung Quốc đã chần chừ trong việc ký kết với khối ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC), dùng làm nền tảng cho các hợp tác cũng như giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
 
Đảo Pag-asa, thuộc quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.

Do đó, nếu Philippine thắng kiện thì Trung Quốc sẽ dịu giọng vì buộc phải xúc tiến nhanh việc ký bản DOC với khối ASEAN. Nhưng điều quan trọng là qua kết quả này, sẽ khơi mào hàng loạt vụ kiện khác của một số quốc gia tại ASEAN đối với sự xâm lấn, bồi đắp phi pháp các bãi đá ngầm ở biển Đông.

Nói tóm lại, nếu vụ kiện Philippines thắng thì sẽ làm cho Bắc Kinh thận trọng hơn trong sự bành trướng khiến cho tình hình Biển Đông có thể lắng đọng trong năm 2016. Tuy nhiên với bản chất bá quyền, Bắc Kinh có nhu cầu đối đầu với Hoa Kỳ ở vùng Á Châu Thái Bình Dương nên vì thế mà sóng gió trên biển Hoa Đông và Biển Đông sẽ ầm ĩ mãi cho đến khi nào chế độ cực quyền tại Bắc Kinh sụp đổ mà thôi.

Thanh Thảo: Tình hình Việt Nam trong năm 2015 đã cho thấy một bức tranh vô cùng bi đát từ kinh tế, tài chánh, giáo dục cho đến xã hội. Ông đánh giá ra sao về những chuyển biến của Việt Nam trong năm vừa qua?

Lý Thái Hùng: Ngược với tình hình thế giới, những biến cố lớn xảy ra tại Việt Nam trong năm 2015 đa số đều cho thấy là nội lực của đảng CSVN ngày một cùng cực và xã hội Việt Nam đang chờ một làn sóng thay đổi mới. Nhìn lại tình hình Việt Nam trong năm vừa qua, có 3 chuyển biến lớn sau đây:

Thứ nhất là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng vào trung tuần tháng 7/2015 đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng về tương lai của đảng CSVN. Chuyến viếng thăm này được bắt đầu từ cuối năm 2013 và đã được chuẩn bị trong sự căng thẳng liên tục giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc Tổng bí thư đảng CSVN quyết định thăm Hoa Kỳ đã đưa ra hai tín hiệu lớn: 1/ Không còn coi Bắc Kinh là chỗ dựa an toàn sau vụ giàn khoan HD 981; 2/ Tìm cách đi gần hơn với Mỹ và Nhật để phát triển kinh tế, thương mại.

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Obama tại Tòa Bạch Ốc

Nhưng cũng chính chuyến đi này đã phát sinh ra nhiều hệ quả làm cho nội bộ đảng CSVN trở nên rối rắm qua một số sự kiện: 1/ Tướng Phùng Quang Thanh được bí mật đưa qua Pháp chữa bệnh trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, sau đó được đưa về nước và bị giam lỏng tại Bộ quốc phòng. Sự việc này đã tạo ra hàng loạt nghi vấn đề sự thất sủng của vị tướng được coi là con bài của Bắc Kinh trong thượng tầng lãnh đạo CSVN; 2/ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị phe thân Trung Quốc tấn công là người đã kích động chống Trung Quốc qua vụ giàn khoan HD 981 dẫn đến hậu quả bạo động khiến cho 1000 công ty, nhà máy bị đập phá ở Bình Dương; 3/ Việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo chủ chốt cho đại hội XII đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự khuynh loát của Trung Quốc.

Thứ hai là tình trạng khủng hoảng kinh tế, dẫn đến sự cạn kiệt ngân sách đã khởi đầu cho một sự kiện chưa từng xảy ra đối với chế độ bao cấp cộng sản là sự phá sản của một số thành phố trong năm 2015. Từ nợ công của nhà nước đã vượt ngưỡng an toàn 65% GDP, cùng với khoản nợ của toàn khối doanh nghiệp nhà nước vượt hơn 40% GDP, cho thấy tổng số nợ quốc gia đã qua mặt GDP, trong khi đó, ngân sách chỉ còn 41.000 tỷ đồng theo sự báo động của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh hôm tháng 10/2015.

Bức tranh tài chánh ảm đạm của Việt Nam càng rõ nét hơn khi thành phố Bạc Liêu và Cà Mau tuyên bố hết tiền hoạt động. Sau đó thành phố Hải Phòng, tỉnh Đắk Lắk công bố hết tiền trả lương nhân viên các bệnh viện, tỉnh Gia Lai thì hết tiền trả lương giáo viên, … Danh sách vỡ nợ, bao gồm cả các tỉnh giàu lẫn nghèo, chắc chắn sẽ còn bùng nổ hơn nữa nếu không có lệnh của Ban Tuyên giáo cấm báo đài đăng thêm loại tin này. Trước tình hình này, CSVN đã phải in khẩn cấp 33.000 tỷ đồng và buộc các địa phương phải tung ra chính sách “thu phí” đề bù đắp khoản thiếu hụt và đã gây nên làn sóng bất mãn ở nhiều địa phương do nạn thu phí bừa bãi. Trong khi đó, Hà Nội phải bán công khố phiếu quốc tế trị giá 3 tỷ Mỹ Kim để có tiền trả nợ đáo hạn. Bức tranh tài chánh của Hà Nội chưa bao giờ thê thảm như trong năm 2015.

Thứ ba là các vụ chống đối của quần chúng về một số những chính sách hay quy định sai trái của chính quyền địa phương đã tạo thành một làn sóng phản kháng lan tỏa rộng rãi nhờ mạng xã hội. Trong năm 2015 đã xảy ra một số vụ phản kháng gây nhiều sức ép lên chính quyền địa phương như vụ chống chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4; vụ lấp sông Đồng Nai để xây chung cư và văn phòng hành chánh từ tháng 4 đến tháng 7; vụ nông dân Ninh Thuận chiếm đường quốc lộ số 1 A để phản đối chính quyền về vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã thải bụi làm ô nhiễm môi sinh kéo dài 2 ngày 14 và 15 tháng 4; vụ người dân Cam Ranh mang thuyền cá xuống đường phản đối Vùng 4 Hải quân nạo vét luồng lạch trên vịnh Cam Ranh gây ô nhiễm nguồn nước, khiến tôm cá nuôi bị chết kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 9…
 
Các nhà dân chủ và bà con dân oan cùng với gia đình tranh đấu yêu cầu CSVN ngưng thi hành án tử hình cho tử tù oan Lê Văn Mạnh và đã thành công.

Ngoài những vụ phản đối nói trên, đáng chú ý hơn hết là những phản kháng của cộng đồng mạng qua vụ tranh đấu cho tử tù oan Lê Văn Mạnh ngưng thi hành án vào tháng 10 năm 2015; vụ tranh đấu đòi công an làm sáng tỏ việc em Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam số 3 Hà Nội hôm đầu tháng 10; vụ tranh đấu đòi truy tố công an hành hung hai Luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân vân, vân… Những nỗ lực tranh đấu nói trên đã giúp củng cố sức mạnh đấu tranh của phong trào dân chủ tại Việt Nam ngày một lớn mạnh và lan tỏa khắp nơi.

Thanh Thảo: Năm vừa qua cũng là năm đảng CSVN dành khá nhiều thơi gian, công sức để chuẩn bị đại hội XII bao gồm về đường lối kinh tế - xã hội và nhân sự lãnh đạo. Ông có dự kiến ra sao về tình hình Việt Nam trong 5 năm tới sau khi đại hội đảng CSVN kỳ XII triệu tập vào cuối tháng 1 năm 2016?

Lý Thái Hùng: Kể từ năm 2016, Hiệp định TPP và Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ bắt đầu khởi động chính thức, giúp cho Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế và mậu dịch như sự mong đợi từ nhiều năm qua của lãnh đạo Hà Nội.

Tuy nhiên, muốn khai thác hiệu quả của hai hiệp định nói trên, Việt Nam phải được công nhận là nền kinh tế thị trường và cơ cấu kinh tế phải được cải cách phù hợp để huy động các nguồn đầu tư từ bên ngoài lẫn bên trong.
Đại diện 12 quốc gia đã ký kết văn kiện chung thông qua hiệp định TPP tại Atlanta

Nhìn vào sự chuẩn bị đại hội XII của đảng CSVN trong năm vừa qua, người ta không thấy những thảo luận tập trung cho các cải tổ nói trên mà đa số tập trung vào vấn đề thanh lọc nhân sự như làm sao không cho những kẻ cơ hội, tham nhũng len vào bộ máy lãnh đạo, làm sao cân bằng độ tuổi trẻ già trong trung ương. Trong khi đó về đường lối phát triển kinh tế xã hội thì vẫn cố bám vào chủ nghĩa xã hội, kinh tế quốc doanh và nhất là đem bóng ma “diễn biến hòa bình” để cương quyết không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

Về sự lãnh đạo thượng tầng sẽ không có gì thay đổi lớn trong 5 năm tới, đa số là những nhân sự đã đang nắm vị trí quyền lực trong Bộ chính trị hiện nay. Theo dự đoán của dư luận thì bộ tứ lãnh đạo cho 5 năm tới gồm Tổng bí thư là ông Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch nước là ông Phạm Quang Nghị, Thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Mặc dù sự lãnh đạo của đảng CSVN không đổi, nhưng những chuyển biến của tình hình trong năm
2015 tạo áp lực buộc Việt Nam phải có những động thái:

Một là CSVN sẽ phải gia tăng sự cộng tác với Hoa Kỳ và Nhật Bản về Biển Đông. Việt Nam sẽ chính thức mua một số vũ khí phòng thủ trên biển và tham gia các cuộc tập trận với đồng minh. Trong khi đó, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể sẽ giảm dần sự nồng nhiệt dù bề ngoài hai phía tiếp tục ca ngợi tình hữu nghị láng giềng.

Hai là CSVN sẽ tiến hành một số cải tổ về luật pháp và thực thi quyền con người, mà cụ thể là luật hóa các quyền về Hội, tiếp cận thông tin, biểu tình… phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định TPP. Nói cách khác là CSVN bị đẩy vào thế phải tôn trọng sự thành lập và hoạt động đa diện của các tổ chức xã hội dân sự trong thời gian tới.

Nói tóm lại, đại hội đảng CSVN kỳ XII sẽ là khởi đầu cho những phát tác khủng hoảng nội bộ bùng nổ lớn hơn so với những năm vừa qua, dẫn đến những bộc phát của các phong trào phản kháng quần chúng lan rộng toàn xã hội.

Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Nguồn: Chân Trời Mới Media







Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Putin muốn gì ?

Robert A. Manning - Foreign Policy
18/12/15


Sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin chiếm lấy Crimea và âm thầm đưa lính vào vùng Đông Ukraine vào đầu năm 2014, tôi nghĩ là tôi hiểu mục tiêu của Putin. Có vẻ như đây là một chiến lược trả thù hậu-Sô Viết: Moscow bành trướng sự kiểm soát các vùng lân cận như Georgia, và chi phối càng nhiều vùng Sô-Viết cũ càng tốt.

Đến nay, thêm một cuộc xung đột không ngã ngủ và can thiệp quân sự chưa từng xảy ra vào Syria, tôi thắc mắc: Putin nghĩ gì; ông ta muốn gì? Với giá dầu xuống còn $40 một thùng và cấm vận của Tây phương đã gây lụn bại cho nền kinh tế Nga vốn đã bị khốn khó. Tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống còn có 4 phần trăm, với lạm phát 15 phần trăm và đồng ruble mất giá – tất cả các khó khăn mà chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Tại Syria, để quên đi kinh nghiệm của Sô-Viết tại Afghanistan, Putin tiến hành căn bản một cuộc chiến từ trên không. Sau ba tháng và hàng trăm vụ oanh tạc, kết quả đạt được chỉ là tạo ra thêm tàn sát, hổn loạn, và người tỵ nạn tại Syria. Moscow không đạt được tiến triển gì với cuộc nội chiến vô tận với nhiều phe ngoại quốc can thiệp vào, ngày càng trở thành một phiên bản nội chiến Tây Ban Nha của thế kỷ 21. Điều này có thể giải thích tại sao Putin dễ chịu với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry về chuyện ngoại giao Syria. Bởi vậy người ta mới gọi vùng này là nghĩa địa của đế quốc là vậy.

Putin đã phản ứng ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt một chiến đấu cơ Nga bay vào không phận của Thổ.
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt một chiến đấu cơ Nga bay vào không phận của Thổ để đánh bom nhóm người chống đối Assad thay vì đánh bom ISIS, Putin có phản ứng ngay. Nga trừng phạt Thổ bằng cách hủy bỏ hợp đồng xây nhà máy điện hạt nhân và dự án Turkstream, một đường ống dẫn khí đốt đang xây cất. Putin hy sinh các dự án kinh tế trị giá hàng tỉ đô la mà kinh tế Nga cần vô cùng. Putin cũng làm thiệt hại cho công ty Gazprom đang vất vả trong việc giành thị trường khí đốt tại Âu châu.
Vượt xa hơn những thiệt hại về kinh tế tự gây ra, Putin còn mở lại vấn đề an ninh của Âu châu mà Hoa Kỳ và Liên Âu tưởng là đã khóa sổ vào năm 1991. Tất cả chỉ thiệt thòi cho Nga: các hành động khiêu khích trên biển và trên không của Putin khiến cho Thụy Điển tính chuyện tham gia NATO, các quốc gia Baltics đòi lực lượng NATO đóng thường trực, khối NATO vực dậy sinh khí với một mục đích mới, và chi tiêu quốc phòng Âu châu, đi xuống gần một thập niên nay có chiều hướng gia tăng.
Tại vùng Trung Đông, Putin bây giờ giành với Hoa Kỳ danh hiệu Quỷ Dữ, và Putin trở thành đích nhắm cho các kẻ thánh chiến Hồi giáo.

Tất cả những điều này có ích lợi gì cho Nga? Điều oái oăm là Putin có thể chuyển hướng đi tàn lụi của Nga qua ngõ khác bằng một cú điện thoại. Cách nào? Nếu Putin gọi cho Thủ tướng Đức Merkel và đề nghị một số việc đại loại như giải quyết vấn đề Ukraine. Chấp nhận sự đã rồi tại Crimea, bảo đảm Ukraine trung lập không thuộc NATO, cho phép Ukraine và Nga giao dịch với Liên Âu, nhưng cho phép Ukraine tham gia vào Liên Hiệp Âu-Á. Cho Donbas quyền tự trị tối đa, và tái xây dựng Đông Ukraine với quỹ chung ECB/Nga. Bãi bỏ các lệnh cấm vận và trở lại mối quan hệ trước sự kiện Ukraine. Nga rút hết các lực lượng quân sự, không hỗ trợ nhóm phản loạn, và hứa hẹn không dùng vũ lực để giành biên giới.

Tuy Hoa Kỳ có thể không chấp nhận các đổi chác như thế, các quốc gia Âu châu sẽ hoan hỉ để xếp chuyện Ukraine vào quá khứ. Vã lại, Ukraine, và đặc biệt là Đông Ukraine từng hội nhập vào kinh tế Nga. Một Ukraine lụn bại và một Đông Ukraine bị tàn phá không ích lợi gì cho Nga.
Một nước Ukraine lụn bại không lợi ích cho Nga.

Có thật vậy không? Để hiểu hành xử của Putin ta cần phân biệt giữa lợi ích chính trị của Putin và lợi ích quốc gia của Nga. Tuy tình huống trên có lợi cho Nga, Putin tin rằng một Ukraine dân chủ và thành tựu như Ba Lan sẽ là một thí dụ đe dọa cho mô hình đa nguyên độc đoán của Putin. Gán ghép các sự việc bên ngoài là do âm mưu của Hoa Kỳ để phá hoại Nga sẽ giúp tạo thế chính danh cho Putin như vị cứu tinh của mẫu quốc Nga. Do đó, tô vẽ cho các thay đổi thân thiện với Tây phương tại Ukraine là âm mưu của Hoa Kỳ là một phần của tính toán đó.

Tại Trung Đông, Putin có thể tạo thành một liên minh thật sự để chống lại ISIS và dùng thế đó để bảo vệ cho Assad – ít ra trong ngắn hạn. Thay vào đó Putin lại đồng minh với Iran, quốc gia không có cùng mục tiêu tại Syria. Putin nhiều phần sẽ bị lôi kéo vào cơn xoáy hổn loạn của Trung Đông hơn là giải quyết êm thắm đống rối bù Syria.

Vậy Putin đang tìm cách đạt được điều gì đây? Tôi không chắc là ngay chính Putin biết. Những gì đã mô tả cho thấy Putin là một chiến thuật gia chứ không phải chiến lược gia. Một cách nhìn là Putin bị thúc đẩy trả thù cho sự sụp đổ của Sô-Viết và sự bành trướng của khối NATO. Nể trọng sức mạnh và chụp lấy cơ hội là cách làm việc của Putin. Ông ta biết Hoa Kỳ không muốn liều chiến tranh hạt nhân với Nga vì Georgia hay Ukraine là vùng đất quan trọng đối với Nga nhưng không phải với Hoa Kỳ.

Tại Trung Đông, Putin thấy một chính quyền Hoa Kỳ rút lui, quan tâm đến giá phải trả nếu tiếp tục can dự hơn là giá phải trả nếu không làm gì hết. Bên cạnh quan hệ 50 năm với gia đình Assad và căn cứ hải quân tại Tartus, Putin chụp lấy cơ hội để cùng một lúc: cho thế giới thấy Nga là một cường quốc thế giới, lên tiếng chống lại việc Hoa Kỳ làm thay đổi chế độ, và chứng minh cho thấy Nga hậu thuẫn cho đồng minh của họ, chứ không phải như Hoa Kỳ. Cạnh đó, Moscow cũng muốn củng cố sự hiện diện trong vùng phía Đông Địa Trung Hải, nơi mà gần đây có nhiều hứa hẹn về các mỏ khí đốt.
Nhưng cuối cùng lại, đối với Nga thì như thế nào? Khi hỏi những người bạn Nga về việc Putin nghĩ về nước Nga ra sao trong năm hay 10 năm tới, họ cười và bảo tôi rằng, “ông ta không tính toán trước quá năm ngày.”

Cách hành xử kiểu Nga này đáng lo ngại vì khó mà nhận ra được động lực. Chúng ta không thể có những giả định có lý về Putin. Điều đó sẽ gây khó khi làm chính sách. Điều duy nhất mà chúng ta biết chắc là Putin có ý định cho thế giới thấy Nga là một cường quốc và ông ta nể trọng sức mạnh và khai thác những điểm yếu. Putin sẽ lấn cho tới khi bị đẩy lùi lại. Đây chính là lịch sử 400 năm qua của Nga.

Đối phó với Nga có nghĩa là hợp tác trong những lãnh vực mà Putin thấy rõ có lợi – như chống khủng bố, thay đổi khí hậu toàn cầu, phổ biến vũ khí hạt nhân. Khi mà Putin sẵn sàng chấp nhận thiệt hại kinh tế để đeo đuổi mục tiêu chính trị riêng, thì chỉ có các biện pháp đẩy lùi – chẳng hạn như đóng quân NATO tại vùng Baltics – mới có thể có tác động.

Thách đố ở đây là tránh vòng lẩn quẩn của ăn miếng trả miếng, và làm rõ là cánh cửa sẽ mở rộng nếu Putin nhận ra là những tính toán kiểu thế kỷ 18 chỉ dẫn Nga đến sự tàn lụi trong thế kỷ 21 và thay vào đó Putin muốn hướng về Tây phương và Vành đai Thái Bình Dương, và hiện đại hóa Nga. Mặt khác nữa là Hoa Kỳ phải suy tính xem làm sao hội nhập Nga vào cấu trúc an ninh. Tuy thế, đừng mong đợi gì nhiều cho cả hai viễn cảnh trên. Ngay bây giờ, câu hỏi nguy hiểm khó xử là Putin sẽ ngừng ở lằn ranh nào với chủ nghĩa xét lại Nga tại Âu châu?

Hoàng Thuyên lược dịch
Nguồn: Foreign Policy

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Thừa thầy thiếu thợ

Đỗ Đăng Liêu


Vào ngày 15/12 vừa qua, tại buổi "Hội thảo nhân sự 2016 - Vũ khí tối ưu trong cuộc chiến thu hút nhân tài và Giữ chân nhân tài" do tạp chí Doanh nhân phối hợp với Công ty Le Media tổ chức, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, cho biết là Việt Nam đang thiếu lao động tay nghề cao, và nguồn cung cấp nhân lực trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của ngành, và dự kiến trong 3 năm tới sẽ cần thêm ít nhất 30.000 lao động.

Trước đó vào ngày 12/12, tại "Diễn đàn doanh nhân trẻ ASEAN+3", ông Nguyễn Sơn, Phó văn phòng Ban chỉ Đạo Liên ngành hội nhập kinh tế Quốc tế thuộc Bộ công thương, cho biết hiện có khoảng từ 70.000 đến 80.000 lao động Việt Nam làm việc tại Thái lan, và trong đó có tới 50.000 lao động bất hợp pháp.

Trước đây, vào tháng 10/2014, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế và xã hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà đã nói rằng khoảng 25% tới 30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có chất lượng lao động thấp.

Một sự so sánh đã từng được đưa ra giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Với dân số 320 triệu, Hoa Kỳ chỉ có 2,1 triệu công chức (tức 10 ngàn dân thì có 65 công chức), trong khi Việt Nam có dân số 94 triệu (chỉ hơn 1 phần tư dân số Hoa Kỳ một chút) lại có tới 2,8 triệu công chức (tức 10 ngàn dân thì có 298 công chức), tức là tỷ lệ công chức ở Việt Nam bây giờ cao hơn ở HK gấp 4,6 lần. Như vậy, để làm cùng một công việc của một công chức Hoa Kỳ thì Việt Nam phải cần tới 4,6 công chức.

Nói cách khác, công chức Việt Nan có khả năng như công chức Hoa Kỳ thì hiện Việt Nam chỉ cần 500 ngàn công chức là làm xong việc, tức là có khoảng 2,3 triệu công chức đang … dư thừa.

Những dữ kiện do các doanh nhân Đỗ Xuân Quang, Nguyễn Sơn và Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà cung cấp ở trên làm nổi bật một nghịch lý đang diễn ra ở Việt Nam.

Đó là trong khi Việt Nam thiếu lao động có kỹ năng, có trình độ, thì lại quá dư thừa công chức ngồi không ăn lương. Một đằng thì có việc nhưng không có người làm, đằng khác không có việc thì người bu vào ăn lương và… ngồi chơi xơi nước.



Năng suất lao động Việt Nam rất thấp so với các nước trong vùng.
Chả trách, mới đây, ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền đã lớn tiếng tuyên bố: “Cho tôi toàn quyền, tôi sa thải 40% nhân viên”. Kể ra vẫn là còn nhẹ tay và chưa đủ mạnh, so với thực tế.

Tiến sĩ Hồ Đình Bảo, thuộc Nhóm nghiên cứu Đại học kinh tế Quốc dân cho biết là theo báo cáo của các chuyên gia thì năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực Á Châu, thấp hơn 18 lần so với Singapore, 11 lần so với Nam Hàn, 5 lần so với Mã Lai, 2 lần so với Thái Lan, và chỉ ngang hàng với Lào.

Tình trạng tệ hại như trên của lao động Việt Nam nguyên do từ đâu?

Chủ nghĩa xã hội đề cao "giai cấp công nhân" là lực tiên phong trong xã hội. Nhưng trong thực tế lao động tại Việt Nam hiện nay bị coi thường nhất trong xã hội, bị bóc lột mọi mặt và chỉ đi làm công cho các chủ nhân đầu tư hay chạy chọt tiền để đi làm lao công ở nước ngoài, ra đi không muốn về nước vì lương cao hơn ở Việt Nam dù chỉ làm lao công tay chân.

Nền kinh tế của một nước muốn phát triển không chỉ dựa trên đầu tư, thương mại mà phải dựa trên tầng lớp công nhân có tay nghề cao để tham gia vào đội ngũ sản xuất hàng hóa. Muốn hàng hóa sản xuất tốt và hiệu quả, tay nghề phải đươc huấn luyện. Thế nhưng, ở Việt Nam ngày nay ít ai muốn học ra làm thợ mà chỉ muốn làm thầy (kỹ sư, cử nhân, …) nhưng ra trường lại không có công ăn việc làm; phần vì việc làm không có, phần vì không có thực tài. Câu nói "Kỹ sư Việt Nam không làm nổi con ốc" đã nói lên hiện tình công nhân Việt Nam không có tay nghề, thầy không ra thầy mà thợ cũng không ra thợ.

Công đoàn độc lập là một tiêu chí quan trọng khi tham gia TPP, nhưng người lao động không đòi hỏi việc thành lập nghiệp đoàn chỉ để bảo vệ quyền lợi, mà quan trọng hơn là có điều kiện tổ chức và liên kết với các nghiệp đoàn quốc tế để có thể giúp thăng tiến khả năng chuyên môn. Nhà cầm quyền CSVN, khi cản trở sự hình thành công đoàn độc lập, và không để cho người lao động có điều kiện liên kết với những lao động quốc tế, kể cả khối kiều bào hải ngoại, đã cản trở sự phát triển khả năng để thăng tiến trong đời sống của người lao động.

Và nguyên nhân sau cùng mang tính chất cốt lõi là Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, không phải là quốc gia công nghiệp sản xuất. Vì thế khi thành lập các doanh nghiệp nhà nước, CSVN đã tổ chức và quản lý công nhân như bộ máy hành chánh, sắp người vào đầy các vị trí nhưng hoàn toàn không biết cách vận hành, quản lý. Tất cả đều theo mệnh lệnh của đảng chứ không phải theo nền kinh tế thị trường. Từ đó dẫn đến tình trạng "dư thầy dở, thiếu thợ giỏi" hiện nay.

Với một lực lượng lao động khả năng thấp như vậy, Việt Nam sẽ rút tiả được những lợi ích gì hay phải chịu những hậu quả gì khi Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC) bước vào hoạt động sau ngày 31/12/2015, tức chỉ còn 1 tuần lễ nữa thôi.

Với tình trạng được phép chuyển dịch tự do, các lao động có tay nghề cao từ các nước khác sẽ đổ về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tại đây, chiếm đoạt công việc của lao động địa phương dễ dàng thất nghiệp mất công ăn việc làm.

Sinh viên ra trường khó kiếm được việc làm.

Ngược lại, những lao động Việt Nam có tay nghề khá sẽ rất dễ bị hút ra nước ngoài vì điều kiện làm việc và lương bổng thuận lợi hơn dẫn đến tình trạng "xuất huyết lao động" và "xuất huyết chất xám" mà có người đã nhận định là một nguy cơ có tầm vóc quốc gia chứ không chỉ là câu chuyện riêng của các doanh nghiệp.

Muốn giải quyết tình trạng “thừa thầy - thiếu thợ” cũng như tạo sinh khí mới cho nhu cầu phát triển Việt Nam sau khi gia nhập vào Hiệp định TPP và Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam phải tiến hành bốn nỗ lực chính yếu sau đây:

Thứ nhất, cấp tốc cải cách hệ thống giáo dục, dựa trên nền tảng thực dụng nhằm đào tạo những con người đáp ứng cho nhu cầu phát triển xã hội chứ không nhằm củng cố chủ nghĩa xã hội. Chính quyền chấm dứt việc quản lý và chỉ đạo nội dung giáo dục, để cho tư nhân và các đoàn thể xã hội dân sự tham gia vào những chương trình giảng huấn và đào tạo công nhân lẫn những chuyên gia cho xã hội.
Thứ hai, chấm dứt việc đảng cộng sản hóa trong những tổ chức quần chúng, đặc biệt là trong Tổng Liên Đoàn Lao Động, Hội Nông Dân, Liên Hiệp Khoa Học, Kỹ Thuật. Đây là những đoàn thể xã hội phải hoạt động độc lập với chính quyền như quy chế Công đoàn độc lập mà Hiệp định TPP đòi hỏi để tập thể công nhân, lao động, chuyên gia tự quyết định lấy hướng đi và khả năng phục vụ của từng ngành nghề theo nhu cầu của xã hội.

Thứ ba, bãi bỏ việc coi trọng vai trò chủ đạo nền kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước để tạo điều kiện và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và kể cả những doanh nghiệp nước ngoài. Có như vậy các doanh nghiệp mới hết lòng và tuân thủ luật pháp để dồn nỗ lực đào tạo công nhân tay nghề, nghiên cứu kỹ thuật hầu cạnh tranh sản xuất lành mạnh.

Thứ tư, chấm dứt tình trạng “xuất cảng lao động” nhằm tìm kiếm lợi nhuận của bộ máy Đảng và nhà nước hiện nay qua các dịch vụ môi giới lao động nước ngoài. Hiện có hơn 300 ngàn lao động Việt Nam đưa sang làm việc tại nhiều quốc gia, trong đó Nam Hàn, Mã Lai, Nhật Bản và Đài Loan là đông nhất. Những người lao động này không những không học được kỹ thuật gì vì đa số là lao động tay chân, mà còn phải làm cật lực để trả nợ “môi giới” khi đi làm lao công ở xứ người.

Nói tóm lại, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” xảy ra không chỉ do chính sách giáo dục đào tạo sai lầm mà còn do viễn kiến của giới lãnh đạo quá thấp, không thoát ra khỏi khuôn thước giáo điều xã hội chủ nghĩa.

Đỗ Đăng Liêu
Sửa bài này

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Aung San Suu Kyi sẽ điều hành Miến Điện thế nào?

Christian Caryl
18/12/15
 

Khi hỏi ai đó ở Miến Điện về chuyện chính trị, câu trả lời thường xoay quanh một nhân vật nữ. “Bà sẽ mang lại thay đổi.” “Bà ấy có thể làm bất cứ chuyện gì.” “Chúng tôi tin vào bà ta.” Không cần phải nói ra ai cũng biết nhân vật được đề cập đến là ai.

Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập và người đoạt giải Nobel Hòa Bình, được quần chúng thương yêu hơn hẵn bất cứ ai khác. Những ai không tin điều này thì vào tháng 11 vừa rồi chứng kiến tận mắt khi người dân Miến Điện dồn hơn 80% số phiếu cho Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ, đảng của bà Suu Kyi, trong cuộc bầu cử quốc hội.

Thật là hứng thú khi thấy người dân Miến Điện trả đũa giới tướng lãnh đã cai trị quốc gia này một cách khắc nghiệt từ năm 1962, nhưng sự tôn sùng của quần chúng cũng làm bật lên những câu hỏi đáng lo ngại về bà Suu Kyi. Bà sẽ dùng quyền lực mới có được như thế nào?

Có hai hướng trái ngược nhau trong lịch sử của các lãnh tụ đối lập được quần chúng hỗ trợ để lên nắm quyền hành. Một hướng tiêu biểu là lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela, cũng là người đoạt giải Nobel như bà Suu Kyi, từng bị giam giữ nhiều năm trời rồi trồi dậy trở thành người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu dân chủ. Mandela cự tuyệt sự cám dỗ hành hạ những kẻ đàn áp trước đó và giữ vững nguyên tắc tương nhượng, khoan dung và tôn trọng nhóm thiểu số. Hướng ngược lại được đại diện bởi Robert Mugabe, chiến sĩ đấu tranh cho tự do tại Zimbabwe, được ngưỡng mộ và tôn sùng, rồi sau khi nắm quyền thì không cự lại được sự cám dỗ của mỵ dân và độc đoán.

Quân đội Miến Điện vẫn còn nắm nhiều quyền lực chính trị.

Còn chuyện của bà Suu Kyi thì cũng khó mà thẳng thớm. Kết quả thắng lớn của cuộc bầu cử tháng 11 không làm cho việc chuyển hóa dân chủ đơn giản như mọi người nghĩ. Quân đội vẫn còn nắm khá nhiều quyền lực chính trị. Một phần tư của quốc hội được để dành cho quân đội bổ nhiệm. Hiến pháp hiện thời bảo đảm cho các tướng lãnh toàn quyền kiểm soát lực lượng cảnh sát và an ninh và ngân sách quốc phòng thì không ai được biết. Và nhiều viên chức cao cấp kiểm soát nhiều mảng lớn của kinh tế. Tuy nhiên họ chẳng có chút chính danh nào cả, sau bao nhiêu thập niên của cai trị bằng bạo lực. Do đó tuy giới tướng lãnh vẫn còn súng ống và tiền bạc, bà Suu Kyi lại được lòng của toàn dân Miến Điện.

Sự mến mộ bà Suu Kyi có lý do vững chắc. Bà là con của tướng Aung San, lãnh tụ phong trào giải phóng quốc gia tranh đấu để áp lực Anh Quốc trao trả độc lập cho Miến Điện vào năm 1947. Bà được đưa đẩy lên vị trí lãnh tụ đối lập trong cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988. Khi tổ chức Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ thắng cử hai năm sau, nhóm quân đội cho toàn bộ lãnh đạo đối lập vào tù, có người bị giam cả mấy thập niên; bà Suu Kyi thì bị quản thúc tại gia 15 năm.

Suốt nhiều năm trời bị đàn áp và hy sinh, bà Suu Kyi vẫn bền bỉ dũng cảm xiển dương cái hay của chống đối bất bạo động và đạo lý tốt đẹp của “tự do thoát khỏi sự sợ hãi”. Phát biểu của bà gần giống với suy nghĩ của Gandhi và Václav Havel, chưa kể sức mạnh tinh thần rút ra từ tín ngưỡng Phật Giáo của bà. Cộng thêm lòng dũng cảm phi thường (biểu lộ qua nhiều dịp khi bà điềm tĩnh bất chấp binh sĩ cầm súng), thì bạn có thể hiểu tại sao nhiều người ủng hộ xem bà gần như là bậc siêu phàm.

Kể từ khi thời cải tổ bắt đầu cách đây bốn năm, bà làm nhẹ vai trò hoạt động nhân quyền để nhấn mạnh vai trò mới là một chính trị gia thực tiễn. Và mặc dầu có những ràng buộc mà quân đội dàn dựng, bà nói rõ là bà sẽ sớm nới rộng quyền hành. Hiến pháp do quân đội soạn, cấm bà không được trở thành chủ tịch nước. Bà trả lời là sẽ không để cho các quy luật hiện thời giới hạn mình. Trong một buổi họp báo trước bầu cử, bà Suu Kyi tuyên bố vai trò tương lai của mình. Bà tuyên bố với ký giả là “Tôi sẽ đứng trên tổng thống. Tôi sẽ điều hành chính quyền, và chúng tôi sẽ có một tổng thống nghe lời với các chính sách của Liên Minh.”

Đối với giới phê bình bà, lời phát biểu đó là một điềm xấu. Mặc dầu NLD là một đảng cầm quyền tương lai của một quốc gia với 51 triệu dân, đảng NLD vẫn còn là đảng của một bà. Giới lãnh đạo cao cấp chỉ toàn là những người lớn tuổi ít ai biết, và thành phần đảng viên các cấp hầu hết là có lý tưởng cao đẹp nhưng thiếu kinh nghiệm chuyên môn.

Cũng thấy rõ là bà Suu Kyi ngần ngừ trong việc đào tạo người kế thừa. Đầu năm nay, các lãnh tụ NLD khẩn nài bà mời một số nhà đối kháng nổi bật vào chung với liên danh ứng cử. Bà khước từ. Tranh luận nội bộ đảng gần như là không có.


Trong lúc đó, bà làm mất lòng nhiều người ủng hộ ở Tây Phương với thái độ lững lờ về số phận của dân thiểu số Rohingya, là nhóm dân Hồi giáo nghèo bị chính quyền kỳ thị để chiều lòng đại số dân theo Phật giáo. Sự kỳ thị không phải chỉ từ chính quyền mà ngay cả đảng NLD cũng từ chối không để cho một ứng viên Hồi giáo nào trong danh sách ứng cử. Với kết quả là tuy dân Hồi giáo chiếm 10% dân số, không có một ai đắc cử vào quốc hội. Các đảng chính trị đại diện cho các thành phần sắc tộc thiểu số bị đảng NLD đè bẹp trong cuộc bầu cử, có nghĩa là họ sẽ thiếu đại diện trong quốc hội - một tình huống không khả quan cho nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến dài dăng dẳng nhất thế giới.

Rào cản chính cho tiến trình dân chủ hóa Miến Điện vẫn còn là phe quân đội. Nhưng oái oăm thay giới tướng lãnh bây giờ lại là bước kềm chế quyền hành cá nhân của bà Suu Kyi. Phe dân chủ không có ai đủ hào quang cách mạng hay tư thế đạo đức để chất vấn các quyết định của bà.

Điều này cũng không gì ngạc nhiên. Ý niệm cân bằng quyền lực vẫn còn là điều xa lạ trong một xứ sở không quen thuộc với truyền thống dân chủ. Một ký giả Miến Điện thổ lộ là “tôi lo là bà trở thành một người độc tài. Nhưng ngay cả thế, tôi thà có bà làm người độc tài hơn là đám quân đội.” Bây giờ, có vẻ như người duy nhất để kiềm chế bà Suu Kyi không ai khác hơn chính là bà ta.

Hoàng Thuyên lược dịch

Nguồn: The Wall Street Journal

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Con đường làm Tổng bí thư của ông Dũng còn lận đận

Trung Điền


Một tuần trước khi khai mạc Hội nghị trung ương 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội hôm 8/12 rằng công tác nhân sự cho Đại hội Đảng XII còn “rất khó khăn.”

Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương 13 hôm 21/12, ông Nguyễn Phú Trọng, tuy không lập lại chữ ‘rất khó khăn’ nhưng đã cho thấy là công tác nhân sự vẫn còn khó khăn vì ... chưa hoàn tất. Trung ương đảng phải họp thêm kỳ 14 để giải quyết một số ủy viên bộ chính trị hiện nay, tuy đã đến tuổi hưu (trên 65) nhưng lại muốn tái ứng cử hoặc tái đề cử để đảm nhận chức danh lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là ghế Tổng bí thư.

Khó khăn mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra, đến từ vài nguyên do:

Thứ nhất, ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy muốn làm Tổng bí thư nhưng không tự mình điền đơn tái cử như các ủy viên bộ chính trị khác mà để cho các đàn em trong trung ương đảng đề cử. Ông Dũng muốn dùng chính lá phiếu của đàn em để dằn mặt phe chống đối rằng ông “không tham quyền cố vị” mà là do nhu cầu của đảng yêu cầu ông phải…. tiếp tục “hy sinh”. Sở dĩ làm như vậy, ông Dũng muốn chấm dứt thời kỳ “cá mè một lứa” giữa các nhân sự trong bộ chính trị để tóm thu quyền lực dễ dàng hơn khi nắm ghế Tổng bí thư qua đa số phiếu bầu của Trung ương đảng mà ông Dũng biết là khó ai có thể cạnh tranh.

Thứ hai, những người ở tuổi hưu không chỉ vài nhân vật mà có đến trên 6 người như Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng muốn được tái ứng cử hay đề cử để tiếp tục. Những người này cũng đang nhắm đến ghế tổng bí thư và họ không muốn ông Dũng quá mạnh, trở thành một thế lực chi phối toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ ba, vấn đề sắp xếp nhân sự trước đây nằm trong tay Tổng bí thư và Bộ chính trị đương nhiệm và Trung ương đảng (TƯĐ) chỉ biểu quyết lấy lệ; nhưng kể từ năm 2014 trở đi, qua chỉ thị 244 của Bộ chính trị, mọi vấn đề sắp xếp nhân sự trong bộ phận trung ương và các chức danh lãnh đạo chủ chốt đều phải mang ra thảo luận và bỏ phiếu kín tại Hội nghị TƯĐ.

Nhưng những khó khăn nói trên chỉ là bề nổi. Vấn đề then chốt hiện nay là sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên bài toán nhân sự thượng tầng, đặc biệt là đối với việc ông Dũng lên làm Tổng bí thư.

Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam trong tháng 11 vừa qua.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã gặp gỡ tứ trụ nhưng chỉ đưa ra lời mời ông Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Trung Quốc. Lúc đó, dư luận đánh giá rằng lời mời này đã biểu hiện sự ủng hộ của Bắc Kinh hay ít ra là của Tập Cận Bình đối với ghế Tổng bí thư tương lai cho ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thực tế, lời mời của họ Tập chỉ là “kế sách” khích động sự khởi đầu cho một chiến dịch tấn công cá nhân và gia đình nhằm răn đe ông Nguyễn Tấn Dũng về mối quan hệ Việt – Trung.

Hàng loạt những thư nặc danh tấn công đời tư, chuyện gia đình của ông Dũng được phổ biến rộng rãi trên Internet. Nhưng quan trọng nhất là việc “buộc tội” ông Dũng đã khơi mào cho làn sóng chống Trung Quốc, dẫn đến cuộc đốt phá 1000 công ty, nhà máy tại Bình Dương sau khi xảy ra vụ Bắc Kinh mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2014.

Nội dung lá thư gửi Bộ chính trị, Trung ương đảng của ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy là ông Dũng đã chơi “bài ngửa” đối với phe thân Trung Quốc.

Trong 12 vấn đề nêu ra trong lá thư, những phản bác của ông Dũng về các cáo buộc liên quan đến chuyện gia đình, con cái, tài sản và năng lực lãnh đạo phải nói là khá thuyết phục. Ông Dũng không những chứng minh dựa trên các báo cáo của ủy ban kiểm tra hay của bộ chính trị mà còn luôn luôn đặt mình và gia đình dưới sự chỉ đạo, sắp xếp của đảng.

Nhưng phần trả lời yếu nhất, và là tâm điểm của vấn đề, chính là những lý luận mà ông Dũng đưa ra nhằm viện dẫn lý do vì sao có những phát biểu phê phán Trung Quốc mạnh vào lúc đó. Lời giải thích đã không mấy thuyết phục. Dành gần 1/3 lá thư, ông Dũng cho rằng ông chỉ phản ảnh quan điểm của Bộ chính trị vào lúc xảy ra vụ giàn khoan đầu tháng 5/2014, khi nói “không hy sinh chủ quyền lãnh thổ cho những quan hệ hữu nghị viển vông.”

Trong vụ giàn khoan HD 981, ông Dũng là người đầu tiên và cũng là duy nhất lên tiếng mạnh mẽ chống việc Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng tìm cách liên lạc riêng để gặp Tập Cận Bình nhưng bị từ chối. Lúc đó, ông Dũng còn “dọa” Bắc Kinh rằng mọi hồ sơ kiện Trung Quốc đã chuẩn bị xong chỉ chờ bộ chính trị bật đèn xanh, trong khi thực tế bộ chính trị CSVN không hề thảo luận về vụ việc này.

Qua lá thư 9 trang, người ta mới thấy là những phát biểu về vụ giàn khoan HD 981 xảy ra hồi tháng 5/2014 đang là trở ngại cho chính ông Dũng để được chọn làm Tổng bí thư.

Điều này cho thấy là bóng ma Trung Quốc còn rất lớn trong nội bộ đảng CSVN, khi thành phần đã ít nhiều chịu ơn của Bắc Kinh đang rất lo ngại sự mất quyền lực nếu để cho phe Nguyễn Tấn Dũng thắng thế.

Ngay cả Bắc Kinh cũng vậy, tuy không còn khả năng chi phối nhân sự qua việc “khống chế” tổng bí thư như trong các kỳ đại hội trước dưới triều đại Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trung Quốc lần này không muốn Nguyễn Tấn Dũng mạnh lên để chèn ép các phe nhóm khác. Ngược lại Trung Quốc muốn tình trạng “cá mè một lứa” tiếp tục duy trì trong thượng tầng lãnh đạo để dễ dàng khuynh loát, hơn là tập trung vào tay một người dù là Nguyễn Tấn Dũng hay Trương Tấn Sang.
Nói tóm lại, hiện chưa có một nhân vật nào đủ tầm vóc về tiền, về quyền, và về gian xảo để qua mặt Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng bí thư. Nhưng chính quan điểm chống Trung Quốc về vụ giàn khoan của ông Dũng đã làm Trung Quốc có lý cớ để hậu thuẫn cho phe thân Trung Quốc tạo áp lực cũng như dằn mặt Nguyễn Tấn Dũng chơi trò “thoát Trung” sau khi lên làm Tổng bí thư.

Với quá nhiều bằng chứng “nói một đằng, làm một nẻo” và con người mưu mô của ông Dũng, không ai tin “ảo thuật” thoát Trung và cải cách của Nguyễn Tấn Dũng sẽ mang lại lợi ích cho đất nước. Dũng hay Trọng đều không phải lá phiếu mà người dân Việt Nam sẽ chọn.

Trung Điền